Những thói quen ăn trái cây khiến mất sạch chất lại còn rước ung thư, ký sinh trùng
Trái cây giàu dinh dưỡng và dễ ăn nên được nhiều người thích nhưng nếu ăn không đúng cách có thể gây tổn hại tới sức khỏe.
Trái cây tươi thường là món yêu thích của mọi người. Chúng chứa nhiều loại vitamin và chất xơ, bất cứ ai muốn giữ gìn sức khỏe đều không thể bỏ qua việc ăn trái cây.
Mặc dù trái cây bổ dưỡng nhưng nếu không biết cách ăn có thể phản tác dụng, dưới đây là những thói quen ăn trái cây sai lầm mà nhiều người hay mắc nhất.
1. Sử dụng trái cây như một thực phẩm chính
Một số người khi giảm cân sử dụng trái cây và rau thay thực phẩm chủ yếu, đây là một sai lầm. Trái cây chỉ có một thành phần dinh dưỡng duy nhất là nước, có một lượng nhỏ vitamin và nguyên tố vi lượng, hầu như không có chất đạm và chất béo.
Vì vậy, nếu ăn trái cây lâu dài như một thực phẩm chính sẽ dẫn đến thiếu protein, nhiều chất chuyển hóa và enzym không thể tổng hợp được, khi đó nhiều bệnh tật sẽ đến với bạn hơn. Ăn nhiều trái cây nếu không cẩn thận sẽ phản tác dụng giảm cân.
2. Ăn trái cây không gọt vỏ
Ngày nay, hầu hết các loại trái cây đều được phun thuốc trừ sâu để loại bỏ sâu bọ nên nếu muốn ăn trái cây thoải mái thì tốt nhất nên gọt sạch vỏ trước khi ăn. Dù vậy, một số loại trái cây ăn vỏ sẽ tốt hơn nhưng bạn phải đảm bảo chúng an toàn và rửa sạch sẽ.
3. Ăn nhiều trái cây có tính nóng
Các loại trái cây có tính ấm bao gồm: vải, anh đào, nhãn, sầu riêng,… sinh ra nhiều calo, cần lưu ý không nên tham ăn các loại trái cây nà. Ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết, ngoài ra sẽ bị đầy bụng, tiêu chảy. Điều tốt nhất là bạn phải hiểu được tính chất nóng và mát của các loại trái cây khác nhau trước, và biết loại trái cây nào có thể ăn được nhiều hơn và loại trái cây nào nên hạn chế.
4. Gọt và bổ trái cây bằng dao làm bếp
Video đang HOT
Dụng cụ thái thịt và gọt trái cây nên được sử dụng riêng biệt. Bởi vì dao thái thịt có thể mang một số ký sinh trùng và vi khuẩn nên nếu dùng dao thái thịt để gọt hoa quả sẽ dễ làm ô nhiễm trái cây. Vì vậy tốt nhất bạn nên có một con dao gọt trái cây chuyên dụng.
5. Mọi loại hoa quả đều cho vào tủ lạnh
Nếu chúng ta mua quá nhiều trái cây và không thể ăn hết trong một thời gian, chúng ta sẽ để vào tủ lạnh trong vài ngày. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng có thể để trong tủ lạnh. Chẳng hạn như chuối là loại quả cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, thay vì lưu trữ trong tủ lạnh. Vì chúng là một loại trái cây nhiệt đới nên phù hợp với khí hậu ấm hơn môi trường do tủ lạnh cung cấp. Khi để trong tủ lạnh với nhiệt độ 5 độ C, chuối dễ bị thâm đen, hư thối, biến chất, phát tán mùi và giảm các thành phần dinh dưỡng.
6. Mua trái cây đã gọt, bổ sẵn
Nhiều người vì lười thường mua trái cây đã gọt, bổ sẵn vào túi nilong mang về ăn nhưng thực tế, vitamin C của trái cây dễ bị oxy hóa nhất trong không khí, giá trị dinh dưỡng giảm đi rất nhiều, sinh sôi nhiều vi khuẩn nếu được gọt vỏ và để bên ngoài quá lâu.
7. Ăn trái cây thối, hỏng
Nhiều người vì tiếc nên khi thấy trái cây bị thối hỏng sẽ chỉ cắt bỏ phần hỏng và ăn tiếp. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy dù gọt bỏ phần trái cây thối thì vùng còn lại cũng có thể đã bị nhiễm khuẩn, các vi sinh vật phát triển sinh ra nhiều độc tố gây hại cho cơ thể nếu ăn phải.
Một khi trái cây bị hỏng thối thì các loại vi sinh vật sẽ không ngừng sinh sôi phát triển sinh ra vô số chất độc. Những chất độc ấy nhanh chóng thẩm thấu vào phần chưa hư thối thông qua nước dịch của trái cây, sau đó lan rộng khiến cho phần không bị thối cũng chứa vi sinh vật. Ăn phải nấm mốc trong trái cây hư thối, bạn dễ bị chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, sình bụng, khó chịu, nghiêm trọng hơn sẽ co giật, hôn mê, tính mạng nguy cấp.
8. Ăn hoa quả thay bữa sáng
Nhiều người ăn trái cây vào buổi sáng khi bụng rỗng và thậm chí thay thế luôn bữa sáng. Tuy nhiên, dạ dày của mọi người đã trở nên đói sau khi tiêu hóa qua đêm, nếu bạn vô tình ăn một số loại trái cây khó tiêu như cam, bưởi và các loại trái cây chua khác, nó sẽ gây ra rất nhiều kích ứng cho dạ dày. Vì vậy, sau khi thức dậy nếu muốn ăn trái cây buổi sáng nên ăn kèm với các món khác như bánh mì, yến mạch,…
9. Ăn hoa quả nhiều nước trước khi đi ngủ
Một điều khác là cố gắng tránh ăn một số loại trái cây nhiều nước như dưa hấu trước khi đi ngủ, hoặc các loại trái cây dễ gây kích thích hơn như chanh. Điều này sẽ gây ra gánh nặng nhất định cho dạ dày của chúng ta và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Bạn có thể chọn một số loại trái cây hỗ trợ giấc ngủ như nhãn, vừa giúp ngủ ngon, vừa làm dịu thần kinh, vừa cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Top 7 siêu thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư, bạn đừng bỏ lỡ
Rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và đậu - tất cả đều mang lại khả năng ngăn ngừa ung thư độc đáo.
Đu đủ chứa không chỉ 1, mà đến 2 hợp chất chống ung thư - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nhưng đây chính là 7 siêu thực phẩm chống ung thư hàng đầu, mạnh nhất, mà bạn nên đưa vào chế độ ăn của mình, theo doctoroz.com.
1. Đu đủ
Đu đủ chứa không chỉ 1, mà đến 2 hợp chất chống ung thư. Đó là lycopene phytochemical và cartenoid beta-cyrptoxanthin - chống lại các gốc tự do, giúp bảo vệ các tế bào và màng tế bào, chống lại tổn thương và bệnh tật.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn 1 quả đu đủ trở lên mỗi tuần có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung.
2. Tôm
Tôm rất giàu a xít béo omega-3, có tác dụng loại bỏ tế bào khối u và giúp chống lại ung thư. Các nghiên cứu chỉ ra rằng ăn 8 - 9 con tôm mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú, theo doctoroz . com .
Có thể thay thế tôm bằng cá béo có nhiều a xít béo omega-3, như cá hồi, cá mòi.
3. Hạt điều và các loại hạt khác
Hạt điều chứa proanthocyanidins, một loại flavanol thực sự làm chết đói các khối u và ngăn chặn các tế bào ung thư phân chia.
Trong một số nghiên cứu, người ta đã chỉ ra rằng ăn 12 hạt điều mỗi ngày, có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết, theo doctoroz.com.
Trong một phân tích tổng hợp, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ăn các loại hạt khoảng 5 - 6 lần một tuần, đã giảm nguy cơ ung thư tổng thể của họ xuống 15%, theo Bhg .
4. Củ dền
Màu đỏ của củ dền thực sự đến từ betalain - một chất chống ô xy hóa chống ung thư. Betalains làm chết đói các khối u và cản trở sự phân chia tế bào khối u.
Màu đỏ của củ dền thực sự đến từ betalain - một chất chống ô xy hóa chống ung thư - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống 1/4 ly củ cải đường, tương đương khoảng 3 - 4 lát củ dền, vào chế độ ăn uống hằng ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư thận.
5. Súp lơ xanh
Ăn súp lơ xanh và các loại rau họ cải khác như súp lơ trắng, cải Brussels... có thể làm giảm nguy cơ ung thư.
Nghiên cứu cho thấy, các hợp chất sulforaphane và glucoraphanin có trong súp lơ xanh, có thể giúp làm sạch các chất ô nhiễm thực phẩm và ô nhiễm không khí có hại, gây ung thư, theo Bhg .
6. Cà rốt
Màu cam của cà rốt mang lại cho chúng khả năng chống ung thư. Chính là nhờ vào các carotenoid - có hoạt động chống ô xy hóa mạnh mẽ, làm sạch các gốc tự do - là tác nhân gây ung thư làm hỏng ADN và thúc đẩy ung thư.
Đặc biệt, 2 loại carotenoid là alpha-carotene và beta-carotene, có trong cà rốt, có tác dụng thúc đẩy tương tác giữa tế bào với tế bào, giúp kiểm soát sự phát triển của tế bào và thúc đẩy sự tự chết của các tế bào bất thường.
7. Cà phê
Khoa học đã chứng minh rằng, thói quen uống cà phê có thể làm giảm tỷ lệ mắc ung thư nội mạc tử cung và ung thư gan, ung thư miệng và da.
Cà phê làm tăng mức độ globulin liên kết với hoóc môn giới tính estrogen, từ đó ngăn cản estrogen nuôi các tế bào ung thư. Cà phê cũng làm dịu chứng viêm và tổn thương AND, theo Bhg .
Vì sao trái cây có màu sắc rực rỡ lại giúp chúng ta sống lâu? Con người không thể sống mãi, nhưng để tăng tuổi thọ hoàn toàn có thể được chỉ bằng việc sử dụng các loại thực phẩm có giá trị cho sức khoẻ. Các nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều trái cây, rau củ quả sống lâu hơn những người ăn ít. Mọi rau củ quả, trái cây đều tốt cho sức khoẻ...