Những thời điểm nên kiêng quan hệ
Trước khi đi khám phụ khoa, đang say, bị viêm gan B, ngày “đèn đỏ” thì không nên quan hệ.
Theo Men’s Health, sinh hoạt điều độ là nhu cầu bình thường của mọi người để duy trì sức khỏe và sự kết nối tình cảm. Tuy nhiên, có những thời điểm nhạy cảm cần tránh quan hệ để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Khi say
Sau khi dùng các đồ uống có cồn, chúng ta thường khó kiểm soát được hành vi. Nghiên cứu ở Mỹ chỉ ra, việc “gần gũi” vợ chồng trong cơn say khó đạt được cực khoái. Thói quen uống bia thường xuyên gây hại cho sức khỏe và là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nam giới.
Ảnh: H.D
Khi ăn quá no hoặc đói
Sau khi ăn no, để tiêu hóa được tốt, máu tập trung dồn về dạ dày làm cho não và các cơ quan khác không được cung cấp máu đầy đủ nên năng lượng ở mức thấp. Khi đói, thể lực của chúng ta sẽ bị giảm, tinh lực không sung mãn cũng không phải là thời điểm thích hợp để quan hệ
Một trong hai người mắc viêm gan B
Khi vợ hoặc chồng đang mắc viêm gan B thì tránh sinh hoạt cho đến khi sức khỏe bình phục bởi căn bệnh này có thể lây lan khi quan hệ
Video đang HOT
Trong ngày đèn đỏ
Tránh gần gũi vợ chồng trong những ngày tới tháng của phái đẹp để tránh viêm nhiễm. Trong những ngày này, cổ tử cung của phụ nữ giãn nở, khi giao hợp sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng và các bệnh phụ khoa cho chị em.
Trước khi đi khám phụ khoa
Nghiên cứu chỉ ra, trước khi đi khám phụ khoa 24 giờ chị em nên kiêng chuyện chăn gối. Nguyên nhân là tinh dịch có thể làm thay đổi độ cân bằng PH âm đạo, ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra.
Vào thời kỳ đầu và thời kỳ cuối mang thai
Các bác sĩ khuyên tránh hoạt động vào 3 tháng đầu của thai kỳ vì những kích thích lúc này sẽ làm cho tử cung co bóp dễ dẫn đến sảy thai, đặc biệt đối với những phụ nữ đã có tiền sử sảy thai.
2-3 tháng, đặc biệt là 30 ngày trước khi sinh cũng tuyệt đối không nên sinh hoạt vợ chồng. Nếu sinh hoạt lúc này, vi khuẩn dễ xâm nhập vào khoang chậu của người phụ nữ làm nhiễm trùng cơ quan sinh dục và có thể gây đẻ non.
Theo Vnexpress
"Méo mặt" vì "vỡ kế hoạch" sau khi sinh
Vất vả vượt cạn chưa được bao lâu, nhiều chị em đã tá hỏa khi phát hiện mình lại mang bầu tiếp. Có rất nhiều lý do dẫn chị em đến tình huống "dở khóc dở cười" này, người thì vì chủ quan, người thì vì dùng biện pháp tránh thai không đúng cách...
Có thai ngoài ý muốn
Cầm que thử thai hiện hai vạch hồng đậm rõ ràng, chị Hồng Thanh (Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội) mặt cắt không còn giọt máu. Sợ que không "chuẩn", chị vội đi siêu âm, nghe bác sĩ "phán" chắc: Chị đã có thai, 7 tuần rồi, chị chỉ muốn ngất xỉu.
Nước mắt ngắn dài ngoài phòng siêu âm sản, chị Thanh kể: Bé Bean - con trai đầu của chị mới được 5 tháng tuổi. Sau sinh mãi chưa thấy "chiến tranh", chị càng tin tưởng hơn khi chồng tuyên bố sau khi tìm hiểu trên mạng: "Bác sĩ google" nói rồi, cho con bú là cách tránh thai tuyệt vời nhất! Thế là, sau bao ngày xa cách, "cấm vận", anh chị cứ thế "tác chiến" không "mũ áo". Đến sáng hôm qua, sau nhiều ngày thấy trong người có biểu hiện lạ như có thai cháu đầu, chị Thanh mới mua que thử, kết quả là bé Bean đã kịp có em sau khi chào đời 4 tháng.
Có thai sớm sau sinh có thể ảnh hưởng nhiều mặt tới cả mẹ và bé. Nếu giữ lại thai để sinh, dễ khiến cả mẹ và thai bị thiếu chất (canxi, thiếu máu do thiếu sắt...) do người phụ nữ còn phải chăm con đầu
Bên cạnh chị Thanh, chị Hòa Bình (ở Vạn Bảo, Ba Đình, Hà Nội) cũng than ngắn thở dài: "Chị còn chủ quan vì nghĩ "tự nhiên" khi mình đang cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ là ổn hết! Em còn cẩn thận hơn chị mà cũng "dính" đây!"
Hóa ra, chị Hòa Bình ngay sau sinh 4 tháng đã thấy có kinh nguyệt trở lại. Đọc hết đông tây kim cổ, sách báo, tìm hiểu kinh nghiệm đồng nghiệp, lại lo sợ chuyện có bầu cháu thứ 2 khi kinh tế chưa ổn định, con gái mới sinh dăm bữa lại sốt, đau bụng, chị quyết định uống thuốc tránh thai.
"Mình tham việc, nên từ tháng thứ 4 đã lọ mọ làm việc bán thời gian, kiếm thêm tiền phụ chồng. Vừa làm, vừa chăm con khiến mình chẳng nhớ giờ giấc gì, nên chẳng nhớ giờ uống thuốc! Rồi thêm việc chu kỳ kinh lại thất thường như gái mới lớn nên mình không tính nổi ngày rụng trứng" - chị Bình buồn bã.
Cẩn thận hơn, chị còn bàn với anh xã tránh thai bằng cách kiềm chế để "cho ra ngoài" mỗi lần vợ chồng gần nhau. Nhưng sau bao biện pháp, truyền thống lẫn hiện đại, anh chị vẫn nhận một tin "không biết nên vui hay buồn", "Nếu để sinh thì cô chị hơn đứa em này tròn 13 tháng đấy!" - người mẹ trẻ thở dài...
Chị Nguyệt Anh thì đứng ngồi không yên khi phát hiện mình mang bầu 14 tuần sau sinh mổ cháu đầu được 8 tháng. Chị nói: "Mình chủ quan, sau sinh chưa thấy có kinh trở lại nên chẳng sử dụng biện pháp tránh thai nào. Ai ngờ bây giờ mình lại dính bầu. Mình được biết nếu có bầu ngay sau sinh mổ có thể có nguy cơ bị vỡ tử cung nên lo quá!".
"Phá thai thì nguy hiểm vì thai to, hơn nữa lương tâm không cho phép nên vợ chồng mình quyết định giữ em bé lại để sinh. Nhưng mình vẫn nơm nớp lo sợ, mỗi lần đi siêu âm thấy kết quả bình thường là thở phào, cầu mong mọi chuyện sẽ ổn cả" - chị Nguyệt Anh chia sẻ.
Những cách tránh thai sau sinh
Theo các bác sĩ sản khoa, tình trạng có bầu ngay sau khi bà mẹ vừa vượt cạn chưa được bao lâu là chuyện hay gặp phải.
"Lý do trước nhất là do chị em chủ quan. Nhiều người nghĩ rằng khó có thể thụ thai khi đang cho con bú, hoặc tránh thai bằng cách xuất tinh ngoài..." - BS Lê Thị Kim Dung (nguyên bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội).
Trước khi quyết định các phương pháp ngừa thai, các bà mẹ cần đi khám phụ khoa lại để được bác sĩ tư vấn cụ thể
Trong khi theo khoa học, sau sinh khoảng 5-6 tuần, phụ nữ đã có khả năng thụ thai. Thông thường, việc cho con bú hoàn toàn có thể trì hoãn việc có thai do nội tiết tố prolactin - điều khiển sự tiết sữa - làm ức chế hoạt động của buồng trứng. Cụ thể hơn, khi nồng độ prolactin tăng trong máu sẽ ngăn chặn sự rụng trứng và ngừa thai. Tuy nhiên, quá trình này không phải lúc nào cũng diễn ra hiệu quả. Một số phụ nữ cho con bú hoàn toàn vẫn có thể mang thai.
Ngoài ra, nhiều chị em ngay sau sinh chưa thấy kinh nguyệt trở lại vẫn có thể có bầu. Do vậy để đảm bảo tránh thai an toàn, hiệu quả cao, các chuyên gia sản khoa khuyến cáo nên sử dụng các biện pháp tránh thai như: Dùng bao cao su, cách này có ưu điểm là sử dụng ngay lập tức ở mọi thời điểm. Tuy nhiên, cần chú ý chất lượng của bao cao su, hạn sử dụng và cách sử dụng đúng. Bên cạnh đó, dùng bao cao su còn ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục và không ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.
Biện pháp dùng vòng tránh thai cũng có thể sử dụng. Tuy nhiên, cách này được khuyến cáo áp dụng khoảng vào ngày thứ 3, thứ 4 khi có kinh nguyệt trở lại. Chị em không nên đặt vòng ngay sau khi sinh. Hãy chờ cho tử cung trở lại kích thước bình thường. Nếu không, cổ tử cung còn mở và vòng tránh thai có thể bị rơi ra ngoài. Trước thời gian đặt vòng nên dùng bao cao su. Nếu mổ đẻ, bạn nên chờ 6 tháng đến 1 năm sau sinh mới đặt vòng.
Các bà mẹ cũng có thể dùng thuốc ngừa thai chỉ có progestin áp dụng khi có kinh trở lại, sử dụng viên thuốc đầu tiên lúc có kinh và uống liên tục mỗi ngày 1 viên theo số thứ tự trên vỉ thuốc. Thuốc ngừa thai không sử dụng được cho những bà mẹ dị ứng với thuốc, suy gan, suy thận, hoặc có bệnh lý về máu, viêm tắc tĩnh mạch.
Ngoài ra còn sử dụng loại que cấy đơn thuần có progestin, thuốc có tác dụng kéo dài mỗi 3 tháng. Sử dụng dụng cụ ngăn cản sự thụ thai, bao gồm màng ngăn âm đạo hay mũ chụp cổ tử cung: các phương pháp cũng được áp dụng nhưng nhược điểm cần phải đặt màng ngăn âm đạo hay đặt mũ chụp cổ tử cung trước khi quan hệ 10 phút...
Theo GĐVN
Thức ăn tăng cường tinh binh Bệnh ít tinh trùng là chỉ số lượng (mật độ) của tinh trùng ít hơn 20 triệu/ml. Mật độ tinh trùng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tình dục. Bệnh ít tinh trùng là chỉ số lượng (mật độ) của tinh trùng ít hơn 20 triệu/ml. Mật độ tinh trùng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tình dục. Số...