Những thời điểm ăn vải gây hại cho cơ thể
Nếu ăn không đúng cách, loại quả này sẽ trở thành tác nhân gây hại cho cơ thể, đặc biệt là phụ nữ mang thai, người béo phì.
Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, quả vải có nhiều tác dụng như tăng cường sức khỏe tim mạch, ham muốn tình dục, chữa táo bón, chống cúm.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, chúng còn có những tác hại, tác dụng phụ ít người biết. Loại quả này có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người. Bên cạnh đó, quả vải cũng làm ảnh hưởng đến cân bằng hormone trong cơ thể. Vì vậy, ăn quá nhiều có thể gây chảy máu trong, sốt hoặc các vấn đề khác.
TS Sơn lưu ý phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn vải cho đến giai đoạn cho con bú vì chúng có thể gây ra xuất huyết và nhiễm khuẩn, có hại cho trẻ. Loại quả này cũng giàu hàm lượng đường. Đó là lý do người thừa cân và người bị tiểu đường chỉ nên ăn lượng vừa phải.
Chuyên gia cho biết thêm do vải có khả năng nhiễm nấm độc candida tropicalis nên khi ăn, tuyệt đối không sử dụng những quả dập nát, ủng thối. Trước khi ăn, người dân nên ngâm qua nước muối để tránh ngộ độc.
Vải có nhiều tác dụng nếu được ăn đúng thời điểm. Ảnh: Vũ Minh Quân.
Video đang HOT
Ăn khi đói: Ăn vải tươi khi đói sẽ khiến cơ thể nạp quá nhiều đường trong một thời gian ngắn có thể gây say với các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn.
Theo TS Sơn, thời điểm tốt nhất để ăn vải là sau bữa cơm, bởi lúc này cơ thể đã tích lũy đủ lượng nước muối qua thức ăn nên không sợ say, nóng.
Nếu gặp hiện tượng say vải, bạn nên uống một cốc nước đường để cải thiện sức khỏe. Điều đó giúp bù đắp lượng đường do insuline trong cơ thể đã tăng lên để hạ nồng độ đường trong máu xuống quá mức.
Phụ nữ khi trước và trong kỳ “đèn đỏ”: Trong một vài ngày trước chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường lo âu, trầm cảm, căng thẳng về tình cảm, mất ngủ, khó chịu, bồn chồn, mệt mỏi, do sự mất cân bằng hormone estrogen và progesterone. Do đó, khi đang trong giai đoạn này, chị em cần hạn chế ăn nhiều vải thiều.
Người bị tiểu đường: Quả vải tươi chứa một hàm lượng đường cao. Khi người bệnh tiểu đường ăn vải sẽ khiến gan không chuyển hóa hết được frucotose. Lúc đó, lượng đường trong máu sẽ tăng cao bất thường.
Lượng đường cao trong quả vải sẽ tạo cảm giác no khiến chúng ta không muốn ăn các loại tinh bột khác. Điều này gây ra tình trạng hạ đường huyết, đặc biệt nguy hiểm với người bị bệnh tiểu đường.
Người đang bị bệnh tích nhiệt, mụn nhọt: Quả vải tính nóng có thể gây ra mụn nhọt và khiến người bị bệnh nhiệt càng thêm trầm trọng.
Ngoài ra, những người có bệnh tích đờm trong cổ họng, đang bị bệnh thủy đậu, mụn nhọt, rôm sảy, lẹo mắt, cần hạn chế ăn vải.
Trẻ em: Nên hạn chế ăn vải vì hệ tiêu hóa còn kém, lượng đường trong vải cao dễ làm các vi khuẩn trong cơ thể sinh sôi. Ăn nhiều vải có thể khiến các bé bị bệnh.
Phụ nữ mang thai: nên hạn chế ăn vải vì ăn quá nhiều sẽ khiến đường huyết tăng vọt. Khi đó, phụ nữ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, ngoài ra còn có nguy cơ xuất huyết và nhiễm khuẩn, biến chứng, có hại cho trẻ.
TS Sơn cho biết chúng ta nên ăn vải vì loại quả này có một số lợi ích nhất định đối với sức khỏe, tuy nhiên nên cân nhắc đến tình trạng sức khỏe của bản thân và ăn với lượng vừa phải, đúng thời điểm.
Hà Thanh
Theo Zing
Ấn Độ: Giải mã nguyên nhân căn bệnh não bí ẩn suốt 22 năm
Cuối cùng, sau 22 năm "sống chung với lũ", các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân gây nên căn bệnh não bí ẩn gây tử vong cho nhiều trẻ em ở một thành phố của Ấn Độ mỗi khi hè về.
Quả vải được cho là nguyên nhân gây nên căn bệnh não bí ẩn ở Ấn Độ.
Theo đó, 1 trong những nguồn gốc của căn bệnh này xuất phát từ quả vải, vốn được trồng phổ biến ở thành phố Muzaffarpur, nơi cung cấp 70% vải cho cả Ấn Độ.
Kể từ năm 1995, thành phố Muzaffarpur ghi nhận rất nhiều trường hợp (hầu hết là trẻ em) đột nhiên xuất hiện những cơn co giật thường vào buổi sáng, sau đó rơi vào tình trạng hôn mê và khoảng 40% trong số đó tử vong. Sự bùng phát của dịch bệnh này bắt đầu từ giữa tháng 5 đến tháng 6, trùng với khoảng thời gian thu hoạch vải.
Các bác sỹ đã rất vất vả trong việc xác định nguyên nhân của căn bệnh này. Mới đây, nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Quốc gia về Kiểm soát Thảm họa của Ấn Độ phối hợp với Trung tâm Kiểm soát và Phòng tránh Dịch bệnh Mỹ đã tiến hành phân tích gần 400 trẻ em mắc bệnh vào năm 2014 rồi so sánh với 100 trường hợp không mắc bệnh.
Kết quả cho thấy trẻ mắc bệnh ăn nhiều vải gấp 10 lần, hay đến thăm vườn hoa quả nhiều hơn 6 lần và thường bỏ bữa tối gấp 2 lần trẻ thông thường.
Hơn nữa, phân tích mẫu nước tiểu cho thấy phần lớn số trẻ em bị bệnh đã tiếp xúc với hai độc tố được tìm thấy trong hạt vải là hypoglycin và methylenecyclopropyl glycine. Những độc tố này đặc biệt ở mức cao trong những quả chưa chín.
Khi ăn quá nhiều vải mà bỏ bữa, cơ thể sẽ bắt đầu chuyển hóa axit béo để sản xuất glucose, chất độc từ vải sẽ phá vỡ sự trao đổi chất của các axit béo khiến cho lượng đường trong máu suy giảm trầm trọng và dẫn đến viêm não với triệu chứng sốt, co giật rồi bất tỉnh.
Nhóm tác giả đã công bố kết quả trên Tạp chí Y khoa Lancet đồng thời đưa ra khuyến cáo trẻ nhỏ cần hạn chế ăn vải và tuyệt đối không bỏ bữa để phòng ngừa căn bệnh này.
Theo danviet
Sự thật loại nhãn khổng lồ, vỏ vàng bóng bán khắp chợ Hà Nội Vỏ mỏng, màu vàng sáng, cùi dày, kích thước to ngang quả vải thiều,... loại nhãn khổng lồ xuất hiện tràn lan tại các chợ ở Hà Nội khiến nhiều người nghi ngại. Đang vào mùa nhãn chín rộ nên khoảng 1 tháng nay, tại các chợ lớn nhỏ cũng như trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội, các loại nhãn được bày...