Những thí sinh đặc biệt thi THPT Quốc gia 2019: Mỗi người một cái khó nhưng đều can trường vượt vũ môn!
Trong mỗi kì thi đại học hằng năm, những thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt luôn ít nhiều nhận được sự chú ý lớn hơn so với các thí sinh khác.
Kì thi THPT Quốc gia vừa chính thức khép lại sau 3 ngày thi căng thẳng và áp lực. Trong số 900.000 thí sinh trên cả nước năm nay, có không ít những trường hợp nằm trong hoàn cảnh đặc biệt, có ít nhiều khác thường hơn so với những thí sinh khác.
Nhưng cũng chính vì khó khăn như vậy, nỗ lực vượt vũ môn của họ lại càng đáng khen hơn!
Thí sinh mổ ruột thừa phải ‘nằm cáng’ để lên được phòng thi
Đó là trường hợp của Nguyễn Mạnh Tân là một trong những thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia 2019 tại điểm trường THPT Trần Phú (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Không như hầu hết bạn bè khác, Mạnh Tân di chuyển thẳng từ bệnh viện đến điểm thi.
Cậu đi bằng xe hơi đến cổng trường rồi được các tình nguyện viên hỗ trợ đi xe lăn và cáng nằm từ dưới sân lên đến phòng thi.
Nam sinh này phải nằm cán để được khiên lên phòng thi ở tầng trên (Ảnh: Tường Kha)
Tân mổ ruột vào hôm chủ nhật, ngày thi môn Ngữ Văn rơi vào hôm thứ 3 nên sức khỏe của em khá yếu.
Mẹ của Tân cho biết, cô giáo có thông báo Tân nằm trong trường hợp được đặc cách, nhưng em vẫn quyết tâm đi thi dù sức khỏe không ở trong tình trạng tốt nhất. Sáng hôm thi môn đầu tiên, Tân sốt 39 độ. Em phải uồng thuốc giảm đau mới đủ sức làm bài.
Nữ sinh u nang buồng trứng xin được xuất viện để được dự thi
Đêm 23/6, nữ sinh N.L.A.T (quận 4, Sài Gòn) phải nhập viện gấp vì đau bụng vùng hố chậu phải. Sau khi khám, em được chẩn đoán bị u nang buồng trứng phải xoắn cùng lúc viêm ruột thừa cấp.
Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật, sức khỏe của bệnh nhân sau đó dần ổn định. Tuy nhiên, thay vì tiếp tục nằm viện để lấy lại sức, em T lại nêu nguyện vọng muốn được xuất viện để tham dự thì thi THPT Quốc gia năm nay. Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn liền báo cáo nhanh với Sở Y tế để tạo điều kiện tốt nhất cho trường hợp của em.
Dù việc phẩu thuật chỉ mới diễn ra cách 28 giờ nhưng em T vẫn đến trường Marie Curi để thi bằng xe cứu thương. Tổ y tế tại trường được bàn giao theo dõi tình hình của T trong suốt quá trình diễn ra môn thi.
Video đang HOT
Nữ sinh T được đưa đến điểm thi bằng xe cấp cứu (Ảnh: Thành An)
Được biết, nữ sinh T là học sinh giỏi được nhà trường đặc cách tốt nghiệp. Tuy nhiên, em vẫn muốn tham dự kì thi THPT năm nay để có điểm xét tuyển vào trường ĐH Kinh tế TPHCM.
Bị tai nạn giao thông đúng ngày nhận giấy báo, thí sinh phải di chuyển bằng xe lăn
Chiều ngày 24/6, ghi nhận tại điểm thi THPT Việt Đức (Hà Nội), có trường hợp một thí sinh phải đi xe lăn đến để dự thi. Được biết, bạn nữ này tên Nguyễn Thị Thúy Hà(SN 2000), là cựu học sinh trường THPT Thực nghiệm.
Bố Hà chia sẻ, con gái mình từng tham dự kì thi năm ngoái, nhưng không đỗ được vào trường đại học yêu thích nên năm nay quyết tâm thi lại. Nhưng không may, trước ngày thi một tuần, vào đúng ngày nhận giấy báo dự thi, Hà đã bị tai nạn giao thông gây chấn thương phần chân.
Việc di chuyển trở nên khó khăn, bố Hà chỉ đưa con gái đến được cổng bằng taxi, còn quãng đường từ cổng trường lên phòng, Hà phải tự ngồi xe lăn và được các bạn tình nguyện viên hỗ trợ.
Thí sinh xương thủy tinh quyết tâm đến trường thi với một bên chân bị gãy
Nam sinh Thanh Sang (học sinh trường THPT Trần Văn Giàu) bị mắc chứng xương thủy tinh từ nhỏ, chỉ cần một va chạm nhẹ là có thể dẫn đến việc gãy xương. Không may, sát ngày kì thi diễn ra, em bị ngã và gãy chân, phải bó bột.
Để có mặt được trong phòng thi tại trường THPT Đống Đa (Bình Thạnh), Sang phải nhờ đến sự hỗ trợ từ phía các tình nguyện viên.
Sang được đặc cách không phải thi các môn xét tốt nghiệp và chỉ thi các môn có trong tổ hợp đã chọn. Được biết, ước mong của Sang là đỗ được vào ngành Công nghệ thông tin trường ĐH Văn Lang.
Đôi bạn thân teo cơ có cùng chung ước mơ vào ĐH Sư phạm
Ngày 25/6, ghi nhận tại điểm thi THCS Collete (quận 3, TPHCM), có trường hợp của hai thí sinh Kim Bông và Kim Luyến, hai em đều bị teo cơ, cùng thi chung một điểm và đều nuôi ước mơ được đỗ vào ngành Giáo dục đặc biệt của Đại học Sư phạm TP HCM.
Kim Luyến (trái) và Kim Bông (phải)
Được biết, Kim Bông quê ở Đồng Tháp, Kim Luyến quê ở Lâm Đồng, là học viên Trung tâm Bảo trợ – Dạy nghề đào tạo việc làm cho người khuyết tật TP.HCM. Hai em là bạn thân của nhau trong suốt hai năm qua, vì sống gần gũi và có hoàn cảnh tương đồng nên dễ dàng cảm thông, chia sẻ.
Ở môn thi Ngữ văn đầu tiên, hai thí sinh này đều cảm thấy phần khởi và cho biết mình ôn trúng tủ, có thể đạt mức trên trung bình. Hi vọng, các môn còn lại, kết quả của hai em cũng sẽ khả quan như thế!
Hai thí sinh này được hỗ trợ đưa đón bằng xe taxi
Thi THPT quốc gia vào tuổi 46
Đó là trường hợp của thí sinh Vương Đình Yên(SN 1973), sau 32 năm, chú đã lần đầu tiên tham dự kì thi THPT quốc gia 2019 tại điểm thi trường THCS & THPT Marie Curie, vì những lí do khách quan không thể dự thi trước đó.
Một trong những thí sinh khá lớn tuổi của kì thi năm nay
Được biết, chú Yên đang giữ chức vụ trưởng thôn. Trước đó, trong suốt 3 năm, chú đã dành đều đặn 2 ngày/tuần đi học tại trường Giáo dục Thường xuyên quận Nam Từ Liêm để ôn lại các kiến thức để chuẩn bị cho kì thi năm nay.
Thí sinh lớn tuổi này đang tranh thủ ôn lại kiến thức trước khi bước vào phòng
Gặp chú sau hai ngày thi đầu tiên, thí sinh lớn tuổi này cho biết các môn đều rất khả quan, trong đó, đặc biệt yêu thích đề văn.
Chú Yên chia sẻ: ‘ Tôi tâm lí hoàn toàn thoải mái chứ không áp lực như những thí sinh khác bởi mong muốn vượt qua chính mình là được rồi chứ không có nguyện vọng gì thêm. Tầm tuổi này tôi chỉ mong các con noi theo và học hỏi tinh thần học tập thôi’.
Theo baodatviet
Nghị lực phi thường của nam sinh đến trường thi trên xe lăn ở Thừa Thiên Huế
Trong suốt hai ngày thi vừa qua với với các cán bộ, thí sinh ở điểm thi Trường THPT chuyên Quốc Học (TP.Huế), hình ảnh bố con Thiên Phú cùng nhau đến trường thi đã trở nên hết sức quen thuộc.
Những ngày tác nghiệp kỳ thi THPT quốc gia ở Thừa Thiên Huế năm 2019, chúng tôi tình cờ gặp thí sinh Nguyễn Thiên Phú (SN 2001, học sinh lớp chuyên Anh, trường THPT Quốc học Huế) khi em được bố là ông Nguyễn Văn Tân đẩy xe lăn đưa đến điểm thi trường THPT Quốc học Huế để dự thi.
Dù thiệt thòi hơn các bạn cùng trang lứa khi phải làm bài thi trên xe lăn nhưng Nguyễn Thiên Phú tự tin mình sẽ đỗ Đại học.
Phú là học sinh kém may mắn hơn so với bạn bè cùng trang lứa khi em không may bị khuyết tật đôi chân từ nhỏ nên mọi việc đi lại đều phải nhờ người thân giúp sức.
Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực và ý chí vươn lên trong học tập, từ năm học tại trường THCS Phạm Văn Đồng, TP Huế, Phú là học sinh giỏi tiếng Anh.
Chính sự đam mê ấy đã giúp em gặt hái liên tiếp được nhiều giải thưởng khi còn đang học cấp 2 như giải nhì tiếng Anh cấp tỉnh Thừa Thiên- Huế, giải 3 tiếng Anh trên mạng toàn quốc, giải 3 tài năng tiếng Anh toàn quốc.
Năm học 2016, Phú thi đỗ vào lớp 10 chuyên Anh trường THPT quốc học Huế khiến người thân và bạn bè thán phục.
Hình ảnh bố con Thiên Phú cùng nhau đến trường thi đã để lại hình ảnh đẹp trong lòng mọi người.
Đặc biệt trong suốt hai ngày thi vừa qua với với các cán bộ, thí sinh ở điểm thi Trường THPT chuyên Quốc Học, hình ảnh bố con Thiên Phú cùng nhau đến trường thi đã trở nên hết sức quen thuộc.
Xúc động ở chỗ, tuy đôi chân của bố Thiên Phú cũng không được lành lặn như bao người nhưng anh vẫn muốn được tự lo cho con. Hơn thế, anh chỉ để con đi taxi, còn bản thân đuổi theo bằng xe máy vì một lý do đơn giản, giảm chi phí ở vòng về một mình.
Dù làm bài thi trên xe lăn, song Phú vẫn niềm nở chia sẻ: "Năm nay em đăng ký dự thi vào trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Môn thi Ngữ Văn em đã làm bài tốt và em sẽ tiếp tục cố gắng hoàn thành xuất sắc các môn thi còn lại để thực hiện ước mơ bước vào giảng đường".
Tại mái trường này, bạn bè và thầy cô giáo nhà trường đều dành lòng yêu mến đối với Phú.
Nhà trường còn trang bị cho em một chiếc xe lăn điện để em có thể tự điều khiển di chuyển. Các thầy cô giáo cho biết, ngoài giỏi tiếng Anh, Phú còn học giỏi các môn tự nhiên và xã hội, đặc biệt với các hoạt động của lớp, của nhà trường thì Phú đều tham gia tích cực.
Theo anh Nguyễn Văn Tân (bố của Thiên Phú) em không may bị bệnh từ lúc học lớp 5 và từ đó không thể tự đi như những người bình thường. Hai vợ chồng chỉ có một đứa con và tình yêu lúc ấy càng lớn hơn bao giờ hết.
Minh Ngọc
Theo GDTĐ
Nam sinh 'xương thủy tinh' và giấc mơ cháy bỏng đậu Đại học Thanh Sang phải nhờ đến sự hỗ trợ của các tình nguyện viên để vào bên trong phòng thi. Điểm thi THCS Đống Đa (quận Bình Thạnh, TP.HCM ) tiếp nhận một thí sinh đặc biệt, em tên Thanh Sang (học sinh trường THPT Trần Văn Giàu). Thanh Sang phải bó bột đến phòng thi. Sang mắc bệnh xương thủy tinh từ nhỏ,...