Những thí sinh đặc biệt của Kỳ thi THPT quốc gia 2019
Ghi nhận tại kỳ thi THPT quốc gia 2019 đang diễn ra tại Hà Nội và TPHCM có nhiều trường hợp thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt như lớn tuổi, bị khiếm khuyết một phần cơ thể hay bị tai nạn nhưng vẫn quyết tâm vượt qua khó khăn để tham gia kỳ thi.
Thí sinh Vương Đình Yên, 50 tuổi vẫn đi thi. Ảnh Đ.H
Thí sinh U50
Thí sinh Vương Đình Yên, sinh năm 1973, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đăng ký dự thi tại điểm trường THCS & THPT Marie Curie (Hà Nội). Hiện tại, thí sinh Vương Đình Yên đang tham gia công tác tại xã Đồng Quang. Đây là thí sinh lớn tuổi nhất tại Hà Nội đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019.
Chia sẻ lý do đăng ký dự thi THPT quốc gia khi tuổi đã ngoài tứ tuần, anh Yên cho biết: “Những năm 1986, 1987, tôi đã thi đỗ vào cấp 3, nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên đành gác lại giấc mơ vào học lớp 10″.
Sau đó, anh Yên đã học 3 năm hệ THPT tại một trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện. Lần này, anh Yên đăng ký thi THPT quốc gia với quyết tâm có tấm bằng tốt nghiệp THPT chính quy.
“Tôi hy vọng sau khi tốt nghiệp THPT sẽ học thêm để có tấm bằng trung cấp chính trị. Tuy nhiên, việc này cũng còn phụ thuộc vào kết quả thi THPT quốc gia”, anh Yên tâm sự.
Quyết định tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2019, anh Vương Đình Yên được gia đình và chính quyền địa phương ủng hộ. Thí sinh U50 này cho biết: “Con đầu tôi học năm thứ 3 trường Đại học Mở Hà Nội, con thứ 2 vừa thi vào lớp 10 chỉ mong bố tiếp tục đi học để các con noi gương. Lãnh đạo xã cũng tạo điều kiện về thời gian và phân công công việc ở thôn cho người khác để tôi yên tâm đi thi”, anh Yên chia sẻ.
Sau khi kết thúc bài thi môn Ngữ văn, thí sinh Vương Đình Yên cho biết, với bài thi môn này có thể đạt được 5- 6 điểm.
Video đang HOT
Thí sinh Nguyễn Thị Thúy Hà dù bị tai nạn nhưng vẫn quyết tâm đến tham dự kỳ thi. Ảnh Đ.H
Thí sinh bị tại nạn phải ngồi xe lăn đi thi
Dù bị tai nạn và phải ngồi xe lăn, nhưng thí sinh Nguyễn Thị Thúy Hà, học sinh trường THPT Thực Nghiệm (Hà Nội) vẫn cố gắng đến làm thủ tục thi THPT quốc gia.
Phụ huynh em Nguyễn Thị Thúy Hà cho biết, khi đến trường để nhận Phiếu báo dự thi, cháu đã bị tai nạn và bị thương ở chân, do đó phải ngồi xe lăn. “Cháu bị thương nên việc đi lại trong những ngày thi cũng gặp nhiều bất tiện, gia đình phải thuê xe taxi để đưa cháu đến điểm thi. Gia đình rất lo lắng sức khỏe sẽ không đảm bảo để làm bài thi”, phụ huynh này chia sẻ.
Được biết, thí sinh Nguyễn Thị Thúy Hà đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Đôi bạn thân Lâm Thị Kim Bông và Trần Thị Kim Luyến tại điểm thi Trường THCS Colette (quận 3, TPHCM). Ảnh T.D
Đôi bạn thân bị teo cơ ước mơ thành cô giáo
Với mong muốn trở thành cô giáo, đôi bạn thân Lâm Thị Kim Bông và Trần Thị Kim Luyến tham dự kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển vào ngành Giáo dục đặc biệt của Trường ĐH Sư phạm TPHCM.
Hai em bị teo cơ do di chứng bệnh sốt bại liệt hồi nhỏ. Dù ngoại hình kém may mắn so với bạn bè cùng trang lứa, nhưng hai em luôn lạc quan, nỗ lực vươn lên. Hiện hai em là học viên Trung tâm Bảo trợ – Dạy nghề đào tạo việc làm cho người khuyết tật TPHCM.
Điểm thi có nhiều thí sinh đặc biệt
Một thí sinh bị khiếm khuyết về cơ thể tham dự kỳ thi tại Trường THCS Colette (quận 3, TPHCM). Ảnh T.D
Tại điểm thi Trường THCS Colette (quận 3, TPHCM) có khá nhiều trường hợp đặc biệt như có học sinh bị khuyết tật về tay, bại não nhẹ… Tại đây hội đồng thi đã phân công đội ngũ và sinh viên tình nguyện hỗ trợ những thí sinh này. Chẳng hạn như trường hợp của thí sinh Trần Quốc Bảo là thí sinh mắc chứng bại não nhẹ, giao tiếp và đi lại khó khăn. Bảo được các tình nguyện viên cõng đến tận phòng làm thủ tục. Nam sinh dự thi các môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh và Bài thi khoa học xã hội với nguyện vọng vào Đại học Luật TPHCM.
Thu Dịu – Đỗ Hòa
Theo baohaiquan
Thí sinh khuyết tật mang theo khát vọng nghị lực vào bài ngữ văn kỳ thi THPT Quốc gia
Đề thi Ngữ Văn kỳ thi THPT Quốc gia 2019 được đánh giá khá gần gũi với học sinh đặc biệt là ở câu nghị luận xã hội với yêu cầu bàn luận về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống. Câu nghị luận này còn trở nên đặc biệt và gần gũi hơn đối với những thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt.
Tại điểm thi Trường THCS Colette (quận 3), lực lượng công an, cán bộ coi thi, đội tình nguyện đã nhiệt tình giúp sức cho những học sinh đặc biệt dự thi tại trường từ việc đi lại, đưa đón đến nước uống. Sau 120 phút làm bài thi môn Ngữ Văn, thí sinh Mai Ngọc Hoàng Hải là một trong những thí sinh khuyết tật được các bạn tiếp sức mùa thi lên phòng thi hỗ trợ đưa xuống dưới sân trường. Tuy hơi mệt nhưng thí sinh Hoàng Hải đến từ Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề đào tạo việc làm cho người khuyết tật TP Hồ Chí Minh cũng phấn khởi cho biết, đề thi khá hay và tự tin làm được 70%.
Thí sinh Hoàng Hải chia sẻ câu nghị luận xã hội rất phù hợp với hoàn cảnh với của chúng em.
Theo Hải, với câu hỏi nghị luận xã hội đưa vào đề nói về hành trình theo đuổi khát vọng và ý chí nghị lực rất gần gũi với hoàn cảnh của mình nên Hải rất thích. "Em đã lấy dẫn chứng cụ thể từ những bạn đang học cùng trường với em. Dù các bạn bị khuyết tật nhưng lúc nào cũng có mong muốn học hỏi, tìm kiếm được công việc để mưu sinh có ích cho bản thân và xã hội. Để thực hiện được ước muốn khát vọng đó thì tụi em phải có ý chí và nghị lực để vượt qua được hoàn cảnh của mình", Hoàng Hải chia sẻ.
Thí sinh Hoàng Hải cũng cho biết thêm, năm nay Hải dự thi vào ngành giáo dục đặc biệt của trường ĐH Sư Phạm TP Hồ Chí Minh với mong muốn học xong vừa có thể kiếm được việc làm nuôi sống bản thân vừa có thể giúp được những bạn đồng cảnh ngộ.
Đôi bạn thân bị teo cơ cũng rất phấn khởi với đề thi văn năm nay.
Tại điểm thi này thí sinh Lâm Thị Kim Bông và Trần Thị Kim Luyến đôi bạn thân cùng là học viên Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề đào tạo việc làm cho người khuyết tật TP Hồ Chí Minh, cả hai thí sinh đều bị teo cơ do di chứng của bệnh sốt bại liệt từ nhỏ. Dù ngoại hình kém may mắn so với bạn bè cùng trang lứa, nhưng hai em luôn lạc quan, nỗ lực vươn lên. Thí sinh Lâm Kim Bông cho biết "Đề thi năm nay khá gần gũi. Em nghĩ mình làm được trên điểm trung bình. Nguyện vọng của em là thi vào ngành Giáo dục đặc biệt Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh".
Đánh giá về đề thi Ngữ Văn kỳ thi THPT quốc gia năm nay, thầy Phan Thế Hoài, giáo viên Ngữ Văn một trường THPT ở quận Bình Tân cho hay, về nội dung, phần đọc hiểu khá dễ dàng, học sinh trung bình có thể làm được 2,25-3 điểm. Câu Nghị luận xã hội yêu cầu học sinh bàn luận về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống được gợi ra từ phần đọc hiểu. Câu hỏi này tương đối quen thuộc vì học sinh đã được luyện tập ở trên lớp. Học sinh có lực học trung bình có thể làm từ 1-1,25 điểm.
Câu Nghị luận văn học yêu cầu cảm nhận về hình tượng sông Hương ở đoạn thượng nguồn của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, đây là câu hỏi khá quen thuộc vì học sinh cũng đã được luyện tập nhiều. Câu hỏi phụ mang tính phân loại khá hay khi đề yêu cầu thí sinh nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Học sinh khá, giỏi mới có thể làm trọn vẹn ý phụ này. Nhìn chung, đề văn năm nay tương đối nhẹ nhàng nhưng vẫn có tính phân loại, phù hợp cho việc xét tuyển đại học. Dự đoán phổ điểm dao động từ 5,75-6,25.
Đánh giá về đề thi Ngữ Văn THPT Quốc gia 2019, thầy Nguyễn Mạnh Thắng, giáo viên Văn, Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Thủ Đức nhận xét. Đề thi năm nay đều nằm trong phần kiến thức cơ bản, không nâng cao nên rất dễ để đạt điểm. Nếu học sinh học mức độ trung bình khá thì khả năng được 5-6 điểm trở lên chiếm tỷ lệ trên 80%. Những học sinh khá giỏi cũng sẽ đạt điểm cao nhiều.
Trong đề thi năm nay, tôi thấy các câu hỏi ở phần khá hay. Đặc biệt là câu 4 phần đọc hiểu về hành trình theo đuổi khát vọng của con người. Hay phần Làm văn ra mang tính thời sự cao, đặt vấn đề trọng tâm của xã hội đó là vấn đề nhân cách, điều mà học sinh cần phải quan tâm trong cơ chế thị trường hiện nay.
Tin, ảnh: Đan Phương
Theo Báo Tin tức
Kỳ thi THPT Quốc gia 2019: Phụ huynh tranh thủ đọc báo, đội nắng chờ con trong ngày thi đầu tiên Sáng ngày 25/ kì thi THPT quốc gia 2018 chính thức diễn ra, nhiều thí sinh được phụ huynh và thí sinh đã đến các điểm thi từ sáng sớm. Sau khi thí sinh vào phòng thi, nhiều phụ huynh cũng ở lại ngoài cổng trường, vừa đọc báo, vừa tranh thủ trò chuyện, đứng đợi con em trong buổi thi đầu tiên....