Những thầy giáo “lớp mầm” vượt qua định kiến giới tính
Do tính chất công việc nuôi dạy trẻ nhỏ nên giáo viên mầm non lâu bị mặc định phải là phụ nữ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không có những thầy giáo mầm non tuyệt vời.
Câu chuyện về những thầy giáo lặng lẽ chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ cho học trò, ngày ngày miệt mài gieo ươm niềm hi vọng cho lớp mầm non có lẽ sẽ khiến nhiều người xúc động.
Đến với lớp học 4-5 tuổi của thầy giáo Quách Văn Dũng tại Trường Mầm non Thiện Kế (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang), ai cũng bất ngờ bởi hình ảnh người thầy khéo léo chăm chút cho những bé lớp mầm từ việc chải tóc, tết tóc, cho các con ăn, vệ sinh cá nhân cho trẻ… Thầy Dũng làm những công việc này một cách nhanh nhẹn không chút gượng gạo vì đây là công việc quá quen thuộc lâu nay.
Không chỉ chăm sóc và giáo dục trẻ lớp lớn, thầy còn có khoảng thời gian chăm sóc các bé 36 tháng tuổi. Nếu chứng kiến cảnh thầy vừa bế các bé trên tay vừa dỗ dành yêu thương, chăm chút trong từng miếng ăn, giấc ngủ thì ai cũng nghĩ đó là một người bố chứ không đơn thuần là một người thầy.
Thầy Dũng vui vẻ dạy trẻ múa hát.
Thầy Dũng chia sẻ rằng năm nay cũng đã tròn 17 năm thầy công tác trong ngành giáo dục. “Để có thể chăm sóc và giáo dục trẻ thì ngoài yêu quý người thầy phải kiên trì, nhẫn nại với trẻ vì mầm non là lứa tuổi rất đặc thù. Ngoài ra, để chăm sóc trẻ tốt nhất người thầy cũng phải có những phương pháp giảng dạy cho phù hợp, nắm bắt tâm lý học sinh”, thầy Dũng nói.
Vợ thầy Dũng hiện cũng là một giáo viên mầm non, vậy nên hai vợ chồng luôn động viên nhau vượt qua hoàn cảnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn.
Không chỉ ở vùng núi Tuyên Quang mà ngay giữa trung tâm Sài Gòn cũng có một thầy giáo quyết tâm theo nghề dạy trẻ mầm non gần 15 năm nay. Đó là thầy Nguyễn Phương Bình, hiện đang là giáo viên Trường Mầm non 1 (quận 5, TP.HCM).
Video đang HOT
Lớp học mầm non của thầy Bình.
Nói về cơ duyên đến với nghề, thầy Bình cho biết bản thân mình có khả năng chăm sóc và dạy các cháu nên sớm đã xác định sẽ trở thành giáo viên mầm non.
“Khi mới ra trường trực tiếp đứng lớp, tôi mới cảm nhận được việc chăm sóc trẻ mầm non khá phức tạp, nhất là khi học sinh còn hay tè dầm… Dần dần bằng tình yêu mến với trẻ, tôi quen với công việc thầy giáo lớp mầm.
Cũng có lúc mệt mỏi, từng nghĩ “hay là thôi” nhưng suy nghĩ ấy chỉ thoáng qua. Nhìn những học sinh nhanh nhẹn, đáng yêu thì đúng là làm thầy giáo lớp mầm mới là đam mê của tôi”, thầy Bình tâm sự.
Với một người giáo viên lớp mầm như thầy Bình thì khi thật tâm yêu nghề, gắn bó với nghề, yêu trẻ thì không còn sự phân biệt giới tính. Thậm chí thầy Bình còn có ưu điểm “vừa làm mẹ vừa làm người cha” khi ân cần chăm sóc các bé nhưng vẫn thể hiện vai trò của một người đàn ông mạnh mẽ, hào hiệp, không ngại gánh vác những việc nặng nhọc.
Tình yêu nghề luôn thôi thúc thầy Bình tìm tòi, sáng tạo hướng đến những điều tốt đẹp cho trẻ. Thầy sáng tạo ngay trong các bài dạy, các hoạt động tổ chức vui chơi cho trẻ khiến các em đều thích mê.
Tại Hải Dương, cũng có một thầy giáo đặc biệt đang công tác tại Trường Mầm non xã Vĩnh Hòa (huyện Ninh Giang). Đó là thầy giáo Nguyễn Xuân Ba (SN 1985).
Thầy Ba đến với nghề giáo viên mầm non như thể một cơ duyên. Khi vừa tốt nghiệp chuyên ngành âm nhạc tại trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Hải Dương, thầy có nhiều con đường để lựa chọn nhưng rồi một lần lãnh đạo Trường Mầm non Vĩnh Hòa đến nhờ thầy dạy âm nhạc cho các cháu khiến thầy quyết định nộp hồ sơ luôn.
Thầy Ba tận tâm với học sinh trong từng bữa ăn
“Tôi còn nhớ, ngày ấy khi biết tin tôi trở thành thầy giáo dạy mầm non, bạn bè, người thân ai cũng bất ngờ, thậm chí có người còn bảo đó chỉ là nghề dành cho phụ nữ.
Thế nhưng thực sự là khi gắn bó với nghề này tôi thấy càng yêu nó hơn. Với tôi, để trở thành một giáo viên mầm non, bên cạnh những chuyên môn đã được học còn có rất nhiều kỹ năng khác mà không phải ai cũng có được. Đó là chăm sóc con trẻ, giao tiếp với các bé, bởi đây là những bé lần đầu xa vòng tay của cha mẹ”, thầy Ba bộc bạch.
TS. Khiêm Nguyễn - Startup trẻ với đam mê trồng người
Thầy giáo, doanh nhân trẻ Khiêm Nguyễn - Giám đốc đào tạo Công ty NLP Power - quan niệm, thước đo giá trị của startup không chỉ là tài sản, tiền bạc mà còn là sự cho đi trong cuộc sống, sự đóng góp cho cộng đồng, xã hội...
"Nếu bạn mô phỏng một người xuất sắc, bạn sẽ là cái bóng của họ. Nhưng nếu bạn mô phỏng nhiều người xuất sắc đó là phiên bản ưu tú của bạn... Tôi đam mê truyền cảm hứng và gợi ý cho bạn. Hãy để tôi trở thành viên gạch lót trên con đường thành công của bạn". Đó là chia sẻ của TS. Khiêm Nguyễn - Giám đốc đào tạo Công ty NLP Power và là Đại diện tổ chức từ thiện Build a School Foundation (BaSF) với mục tiêu xây 100 trường cho trẻ em ở vùng sâu vùng xa Việt Nam.
TS. Khiêm Nguyễn "gieo mầm" cho hàng chục ngàn thế hệ học trò.
TS. Khiêm Nguyễn từng là giảng viên trường ĐH Tôn Đức Thắng, sau đó nhận được học bổng liên kết của Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Đài Loan và Trường Sư phạm quốc gia Đài Loan (học bổng cao cấp nhất Đài Loan) để làm nghiên cứu sinh ngành Tiến hóa và đa dạng sinh học.
Hiện nay, Nguyễn Minh Khiêm là tiến sĩ ngành tiến Hóa và đa dạng Sinh học, CEO NLP Power, NLP Trainer, NLP Master Coach, ICF Coach. Ngoài công việc nghiên cứu, giảng dạy, TS. Khiêm Nguyễn còn tích cực đào tạo kỹ năng mềm để gây quỹ xây trường. Đến nay, TS. Khiêm Nguyễn đã cùng BaSF xây dựng được gần 80 ngôi trường ở nhiều tỉnh, thành của Việt Nam. Mục tiêu của tiến sĩ trẻ này là đến năm 2025 sẽ xây 100 ngôi trường trên khắp cả nước.
TS. Khiêm Nguyễn dành một phần thu nhập để đóng góp quỹ xây dựng trường học ở vùng sâu, vùng xa của Việt Nam.
Chia sẻ về điều nuôi dưỡng niềm đam mê nghiên cứu và các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, TS. Khiêm Nguyễn cho biết: Ngành tiến hóa là một cơ hội được nhìn lại toàn bộ lịch sử phát triển và tiến hóa của sinh vật, trong đó có con người. Là quá trình diễn sinh thái của sinh vật để thích nghi với môi trường thay đổi. Ngoài khía cạnh khoa học của nó, ngành này góp phần cho người học có cơ hội được hiểu thêm về sụ thay đổi về hành vi, tâm lý và phản ứng của con người trong những bối cảnh thay đổi của loài người.
Với kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của mình, TS. Khiêm Nguyễn đã đào tạo cho hơn 50.000 học viên, 250 doanh nghiệp, tổ chức, tập đoàn đa ngành và nhận được nhiều phản hồi và chuyển đổi tích cực trong công việc, phát triển cá nhân và kinh doanh.
TS. Khiêm Nguyễn và các khóa đào tạo "truyền lửa" cho các bạn trẻ.
Các lĩnh vực nghiên cứu và hoạt động của TS. Khiêm Nguyễn bao gồm: Hành vi con người; truyền cảm hứng; nghệ thuật lãnh đạo; phát triển bản thân; nghệ thuật nói chuyện trước đám đông; kiến tạo cuộc sống thịnh vượng; tầm nhìn, sứ mệnh và đam mê để phụng sự trong doanh nghiệp; quản lý tài chính và đầu tư...
TS. Khiêm Nguyễn cho rằng, giá trị của mỗi doanh nghiệp không chỉ nằm ở con số tiền bạc và tài sản mà còn là sự đóng góp của họ vào sự phát triển cộng đồng, xã hội. Trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội ngày càng được đề cao, và sự lan tỏa giá trị trong cộng đồng của doanh nghiệp chính là tài sản vô hình mang lại lợi ích cho khách hàng và cho toàn xã hội./.
Vụ mắng sinh viên 'óc trâu': Sức khỏe tâm thần thầy cô bị bỏ quên? Lâu nay, sự chú ý toàn xã hội chỉ tập trung vào việc làm thế nào dạy chất lượng, làm cho học sinh vui vẻ mà không tính đến sức khỏe tâm lý thầy cô mới là quan trọng, quyết định thầy cô dạy hiệu quả không. Mới đây, cộng đồng mạng tiếp tục xôn xao với một vụ việc quát tháo sinh...