Những thầy giáo dành cả thanh xuân ‘gieo chữ’ ở miền sơn cước
Với lòng yêu nghề, tình thương với học trò và sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, nhiều thầy, cô giáo đã ‘dành cả thanh xuân’ của mình để thực hiện sứ mệnh ‘trồng người’ nơi miền sơn cước, tỉnh Quảng Trị.
Miệt mài bám bản, “gieo chữ”…
Những ngày giữa tháng 11, từ trung tâm TP Đông Hà vượt hơn 100 km, chúng tôi đến với Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Ba Tầng (TH&THCS), thuộc xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Ngôi trường này hiện nay có 6 điểm trường với 60 cán bộ, giáo viên. Trong đó, cán bộ giáo viên ở miền xuôi lên công tác, giảng dạy chiếm một nửa. Dù còn nhiều khó khăn, vất vả, thế nhưng các thầy cô ở đây đều nỗ lực hết mình, vượt qua mọi trở ngại để hoàn thành tốt nhiệm vụ “trồng người”.
Trường Tiểu học và THCS Ba Tầng.
Trò chuyện với chúng tôi, thầy Nguyễn Hữu Trực (quê ở xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) cho biết, năm 2006 sau khi tốt nghiệp Trường đại học Sư phạm Huế, trong khi nhiều bạn bè cùng trang lứa chọn ở lại Huế làm việc, thì bản thân thầy lại chọn trở về quê và hướng lên các huyện vùng núi của tỉnh nhà để công tác.
“May mắn ngay sau đó, tôi được nhận hợp đồng giảng dạy ở huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị). Đến năm 2010, tôi được UBND huyện Hướng Hóa tuyển dụng và phân công giảng dạy tại tại Trường Phổ thông cơ sở Pa Tầng nay là Trường TH&THCS Ba Tầng cho đến nay”, thầy Trực tâm sự.
Theo thầy Trực, khi mới đến công tác tại điểm trường Măng Sông của Trường TH&THCS Ba Tầng, đường sá nơi đây đi lại vô cùng khó khăn. Từ nhà đến điểm trường này phải đi một quãng đường hàng chục cây số, trèo đèo, lội suối rất vất vả. Không những thế điều kiện sống ở đây cũng thiếu thốn đủ bề khi không có nước sạch để sinh hoạt, không có sóng điện thoại…
Thầy giáo Nguyễn Hữu Trực hàng ngày vẫn miệt mài “gieo chữ” cho các em học sinh ở vùng cao Quảng Trị.
“Tuy nhiên, bằng lòng yêu nghề, tình yêu thương những trẻ em nơi đây, chúng tôi vượt lên trên tất cả để hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học. Được nhìn thấy các em được đến trường, trưởng thành và thành công trong cuộc sống là niềm vui và hạnh phúc của người thầy. Đó cũng chính là động lực để bản thân tôi luôn cố gắng vượt qua khó khăn đem kiến thức của mình dạy cho các em”, thầy Trực tâm sự.
Cũng rời quê nhà lên “gieo chữ” cho học sinh ở vùng cao xã Ba Tầng suốt hơn 18 năm nay, thầy Nguyễn Mạnh Cường (quê ở xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong), cho biết, ngày mới ra trường, bản thân luôn xác định sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu theo sự phân công của cấp trên.
“Những ngày đầu mới nhận việc, bản thân tôi gặp rất nhiều khó khăn và bỡ ngỡ vì khác xa so với những tưởng tượng thời sinh viên. Tuy nhiên, với động lực là mang lại con chữ, niềm vui cho các em và bà con dân bản nên bản thân đã cố gắng bám trụ suốt 18 năm qua”, thầy Cường cho biết.
Video đang HOT
Ngoài làm công tác chuyên môn, nhiều thầy cô nơi đây thường xuyên tuyên truyền và vận động bà con thực hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Phối hợp với cán bộ Bộ đội biên phòng vận động người dân bãi bỏ các phong tục tập quán lạc hậu như tảo hôn, không xâm canh xâm cư, không vượt biên trái phép… Thầy cô cũng kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ, giúp đỡ bà con phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Bên cạnh đó, nhiều thầy cô còn làm tốt công tác “dân vận” đi đến từng nhà để vận động phụ huynh và động viên các em đến trường cũng như đi học thêm để củng cố kiến thức.
Đau đáu nhớ gia đình, phụng dưỡng bố mẹ già
Như nhiều giáo viên từ miền xuôi đến dạy học cho trẻ em ở vùng sơn cước, vào dịp cuối tuần hay những ngày nghỉ lễ, thầy Trực, thầy Cường thường tranh thủ về thăm quê. “Tranh thủ những ngày cuối tuần tranh thủ ngày nghỉ, vượt quãng đường hơn 120km, tôi lại về thăm nhà để được sum vầy cùng bố mẹ, vợ con và người thân ở quê” – thầy Trực nói.
Chia sẻ về mong muốn của mình, thầy Trực cho biết, sau nhiều năm công tác ở vùng núi, đã trải qua nhiều cung bậc vui buồn của nghề giáo, bản thân thầy bây giờ mong muốn được tạo điều kiện chuyển về công tác ở gần nhà, gần bên gia đình.
“Trải qua hơn 12 năm công tác ở vùng núi, bản thân tôi luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đến giờ phút này, bản thân tôi mong muốn được về xuôi để tiếp tục công tác giảng dạy của mình, được ở gần bên gia đình, để phụng dưỡng bố mẹ lúc về già, cùng vợ dạy dỗ con cái nên người. Dẫu biết rằng, nơi đây đã từng là thanh xuân của tôi, là nơi đã cho tôi nhiều kỷ niệm không thể nào quên được trong suốt cuộc đời làm thầy của mình” – thầy Trực trải lòng.
Thầy giáo Nguyễn Mạnh Cường – người có 18 năm gắn bó với học sinh Trường TH&THCS Ba Tầng.
Tương tự thầy Trực, thầy Cường đến nay đã có hơn 18 năm công tác tại miền biên viễn, bản thân thầy luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được cấp trên giao phó. “Những lúc nhớ con, nhớ gia đình, tôi thường gọi điện thoại về để thăm vợ con và gia đình. Vì đường sá cách trở, nên vợ chồng chỉ biết động viên nhau vượt qua khó khăn”, thầy Cường tâm sự.
Sau gần 20 năm giảng dạy ở vùng cao khó khăn, thầy Cường vẫn luôn mong muốn được các cấp tạo điều kiện để được về công tác gần nhà, để có thời gian chăm sóc bố mẹ già, cũng như dạy dỗ con cái. Những mong ước trên có thể giản đơn đối với người khác, nhưng lại là điều rất khó khăn đối với các thầy, cô giáo đang công tác tại miền sơn cước.
Thầy giáo Hoàng Vũ Bằng Giao – Hiệu trưởng Trường TH&THCS Ba Tầng cho biết, với đặc thù là vùng sâu, vùng xa khó khăn, các giáo viên phải xa gia đình, do đó nhà trường luôn đặc biệt quan tâm, chăm lo đến đời sống của các thầy cô giáo. “Nhà trường luôn chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí các hoạt động vào dịp cuối tuần, ngày lễ phù hợp, thuận lợi nhất để các thầy cô giáo ở xa nhà có thời gian về thăm gia đình”, thầy Giao nói.
Điểm trường Măng Sông thuộc Trường TH&THCS Ba Tầng.
Trao đổi với PV Báo Sức khỏe và Đời sống, TS. Lê Thị Hương – Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, đối với giáo viên đang công tác, giảng dạy tại các vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn, lãnh đạo Sở luôn thấu hiểu, ghi nhận những cống hiến to lớn của các thầy, cô trong sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà.
“Để có được kết quả giáo dục quan trọng như ngày hôm nay, cán bộ, giáo viên ở vùng có điều kiện thuận lợi đã phải nỗ lực, phấn đấu. Với những thầy cô giáo giảng dạy ở miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, họ lại phải nỗ lực hơn rất nhiều lần. Thậm chí, có nhiều thầy cô giáo hy sinh cả tuổi thanh xuân, gắn bó cả cuộc đời mình đối với sự nghiệp giáo dục ở miền núi, vùng đặc biệt khó khăn” – TS. Lê Thị Hương chia sẻ.
Chuyện về cô giáo dành cả tuổi thanh xuân cho mảnh đất Hà Giang
Vượt qua bao nỗi khó khăn, sự tâm huyết, yêu nghề thôi thúc cô Đặng Thị Bích Huệ tìm tòi ra nhiều phương pháp giảng dạy mới, những cách làm hay, sáng tạo để phục vụ công tác đào tạo.
Cô giáo Đặng Thị Bích Huệ, giáo viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ Hà Giang giảng dạy trên lớp. (Ảnh: Nam Thái/TTXVN)
13 năm gắn bó với mảnh đất địa đầu Tổ quốc Hà Giang là 13 năm cô giáo Đặng Thị Bích Huệ vượt qua biết bao khó khăn, thử thách, dành cả tuổi thanh xuân, dồn bao tâm huyết để cống hiến cho nền giáo dục nghề nghiệp, thực hiện sứ mệnh cao cả "đưa đò," giúp nhiều lứa học sinh của Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ Hà Giang tới bến bờ tri thức.
Sinh ra và lớn lên tại Tuyên Quang, sau khi tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam), cô sinh viên trẻ Đặng Thị Bích Huệ, sinh năm 1985, đã theo tiếng gọi của tình yêu Tổ quốc, tình yêu đôi lứa để đến với Hà Giang.
Thấm thoắt đã 13 năm cô Huệ gắn bó với nơi này. Nhớ lại những ngày đầu đến vùng đất mới, cô bồi hồi: "Dù cũng sinh ra và lớn lên ở một tỉnh miền núi nhưng khi đến với Hà Giang lần đầu, đối với tôi thực sự có quá nhiều điều khác lạ. Ngoài việc lo lắng khi xa gia đình, điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở đây cũng khiến tôi mất một thời gian dài để làm quen."
Nhưng bấy nhiêu đó khó khăn cũng không làm cô gái trẻ chùn bước, nản lòng. Cô Đặng Thị Bích Huệ chia sẻ sự nhiệt tình, chất phác, thật thà, thân thiện, mến khách của con người Hà Giang có lẽ là liều thuốc tinh thần và là động lực giúp cô Huệ gắn bó, cống hiến cho mảnh đất này.
13 năm gắn bó với nghề, cô Huệ cũng trải qua đủ quá trình gian nan, vất vả, đủ cung bậc cảm xúc khi xác định gắn bó, cống hiến cho hệ thống giáo dục nghề nghiệp nơi đây.
Cô nhớ lại từ lúc mới nhận công tác (năm 2009) cho tới giai đoạn năm 2017, 2018, việc thường xuyên đi công tác, giảng dạy ở các huyện, các xã khi con còn quá nhỏ cũng là trở ngại rất lớn. Khi ấy, trong mỗi chuyến công tác, ngoài việc chuẩn bị tư trang hành lý, sách vở, cô giáo trẻ còn phải mang theo đồ dùng cho con để hai mẹ con cùng lên đường. Giai đoạn đó, điều kiện còn khó khăn, nhiều điểm đường chưa được hoàn thiện đã phần nào khiến cô giáo trẻ cảm thấy chạnh lòng.
Vượt qua mọi nỗi khó khăn, sự tâm huyết, yêu nghề xuyên suốt hơn 10 năm qua luôn thôi thúc cô tìm tòi ra nhiều phương pháp giảng dạy mới, những cách làm hay, sáng tạo để phục vụ công tác đào tạo như giảng bài gắn thẻ, phương pháp dạy tích hợp...
Cô Đặng Thị Bích Huệ luôn tâm niệm ngôi trường cũng như ngôi nhà, học sinh, sinh viên cũng như những đứa con của mình, ngôi nhà có phát triển thì bản thân mới phát triển.
Với đặc thù là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, hầu hết học sinh tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ Hà Giang là con em dân tộc thiểu số, thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo được hưởng các chế độ chính sách xã hội, do vậy, không ít em khi mới đầu lên đây theo học còn mang tâm lý đi học để lấy trợ cấp.
Khi ấy, cô Đặng Thị Bích Huệ cùng các thầy, cô trong nhà trường ngoài việc truyền tải kiến thức cho các em, còn phải làm công tác tâm lý, tư tưởng, "truyền lửa" để các em nhận thức rõ ràng việc học.
Cô Huệ chia sẻ hầu như sau một kỳ học tập thực tế, được đưa đi thực tập, làm việc tại các cơ sở, doanh nghiệp theo đúng chuyên môn mình đã học, các em đều nhận thức được việc học thực chất, ham học hỏi hơn và yêu nghề hơn.
Em Trần Văn Quý, sinh viên lớp Cao đẳng Thú y K10, Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ Hà Giang chia sẻ: "Cô Đặng Thị Bích Huệ rất nhiệt tình trong việc truyền dạy các kiến thức cho chúng em. Ngoài những điều được học trên sách vở, chúng em còn được cô chia sẻ những kỹ năng sống bên ngoài, giúp chúng em tự tin hơn khi bước chân ra môi trường xã hội, môi trường làm việc."
Em Vàng Thị Việt, sinh viên lớp Cao đẳng Thú y K10, Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ Hà Giang bày tỏ: "Do đi học xa nhà nên nhiều lúc gặp vấn đề khó khăn trong cuộc sống, nơi em tìm lời khuyên, điểm tựa cho tâm lý luôn là cô Huệ. Ngoài việc có kiến thức chuyên môn sâu rộng, cô luôn giúp đỡ khi chúng em gặp khó khăn."
Bằng tình yêu nghề, lòng nhiệt huyết cống hiến cho mảnh đất Hà Giang, cô Đặng Thị Bích Huệ luôn tâm niệm phải cố gắng, cố gắng hơn nữa, trau dồi về kỹ năng, kiến thức để hoàn thiện bản thân. Sự ghi nhận những nỗ lực ấy được thể hiện rõ rệt bằng các giải thưởng, những tấm bằng khen.
Trong suốt quá trình công tác tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ Hà Giang, cô Huệ đã đạt được nhiều giải thưởng, thành tích nổi bật, đặc biệt.
Trong năm 2020, cô Huệ đạt giải nhất Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp cơ sở; năm 2021 đạt giải nhất Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh, giải nhì Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc.
Cô giáo Đặng Thị Bích Huệ, giáo viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ Hà Giang giảng dạy trên lớp. (Ảnh: Nam Thái/TTXVN)
Cũng trong năm này, cô Đặng Thị Bích Huệ vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, bằng khen của tỉnh về những thành tích xuất sắc; năm 2022, cô Huệ đạt danh hiệu Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tiêu biểu toàn quốc...
Đánh giá về cô giáo Đặng Thị Bích Huệ, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ tỉnh Hà Giang Nguyễn Minh Tuấn cho biết cô Huệ là giáo viên trẻ, rất nhiệt tình trong công tác giảng dạy, có chuyên môn vững vàng, đặc biệt là việc chú tâm trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng trong thực tiễn giảng dạy.
Qua các kỳ thi từ cấp cơ sở, cấp tỉnh cho tới cấp quốc gia, Ban Giám hiệu luôn đánh giá cao năng lực, khả năng cũng như sự nhiệt tình của cô Huệ. Là giáo viên nữ, cô Huệ luôn thân thiện, cởi mở, quan tâm giúp đỡ các đồng nghiệp, sống hài hòa với mọi người.
Đã và đang cống hiến cho mảnh đất Hà Giang thời gian dài, chắc chắn mảnh đất này sẽ còn níu chân người giáo viên ấy trong những năm tới.
Cô Đặng Thị Bích Huệ bày tỏ: "Tôi xác định đối với nghề này, mình sẽ luôn tâm huyết và có trách nhiệm với nghề, còn làm việc ngày nào thì sẽ cống hiến ngày đó cho ngôi trường cũng như cho hệ thống giáo dục nghề nghiệp."
Vượt lên khó khăn, cô Đặng Thị Bích Huệ cũng như hàng trăm, hàng ngàn thầy, cô giáo khác đang công tác tại nơi địa đầu Tổ quốc Hà Giang vẫn hằng ngày gieo con chữ ở nơi "đá sỏi" này, vun trồng những "hạt giống" tương lai bằng tình yêu thương, trách nhiệm, kiến thức bổ ích./.
Khi các thầy, cô giáo trẻ quyết tâm ra khỏi 'lối mòn' Họ là những giáo viên trẻ ở thành phố mang tên Bác, giàu nhiệt huyết, đầy lòng yêu nghề, luôn muốn tìm những lối đi mới, sáng tạo ra những phương pháp dạy mới để đem những điều tốt đẹp nhất đến với học trò của mình. Một buổi dạy Giáo dục công dân của thầy giáo Trần Tuấn Anh (Trường THCS Bạch...