Những thay đổi lớn ở ngực khi đang mang bầu
Trong thời gian mang bầu, ngực của người phụ nữ cũng có nhiều thay đổi, nhưng chỉ mang tính tạm thời và có thể sẽ hết sau khi người mẹ sinh con, cho con bú hoặc cai sữa cho con.
Em năm nay 24 tuổi, đang mang bầu em bé được 5 tháng. Em thấy ngực mình đã bắt đầu có những thay đổi, không những to hơn rất nhiều mà da vùng ngực còn bị sạm đi, đen hơn vùng da khác, đặc biệt ở quầng và núm vú. Em nghe bạn bè nói đây là hiện tượng bình thường và da sẽ sáng trở lại sau khi sinh và cho con bú. Ngoài những thay đổi này ra, chắc chắn sẽ còn những thay đổi nữa ở ngực.
Bác sĩ cho em hỏi, có đúng là sau khi sinh, vùng ngực sẽ trở lại như trước không? Và những thay đổi ở ngực trong giai đoạn bầu bí gồm những gì, có ảnh hưởng gì không? Mong bác sĩ tư vấn để em hiểu rõ hơn. Em xin cảm ơn! (B.Hảo)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn B.Hảo thân mến,
Ngực là một trong những bộ phận có nhiều thay đổi theo từng giai đoạn trong cuộc sống của người phụ nữ. Bình thường, ngay từ khi bước sang tuổi dậy thì, ngực của người phụ nữ đã có bước thay đổi lớn là kích thước tăng lên, tuyến sữa hoàn thiện… Những thay đổi này mang tính lâu dài và duy trì như vậy suốt cuộc đời của người phụ nữ để đảm bảo việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Còn trong thời gian mang bầu, ngực của người phụ nữ cũng có nhiều thay đổi, nhưng những thay đổi này chỉ mang tính tạm thời và có thể sẽ hết sau khi người mẹ sinh con, cho con bú hoặc cai sữa cho con.
Ảnh minh họa
Một số thay đổi ở vùng ngực người phụ nữ có thể dễ thấy nhất trong thời gianmang thai bao gồm:
- Đau ngực: Khi mang thai, đầu ngực cũng đau và cương, triệu chứng gần giống như trước chu kì kinh nguyệt. Đó là do các tuyến cung cấp sữa trong cơ thể người mẹ sắp phải cho con bú, hoặc các tuyến chất lỏng khác trong vú bị trương căng lên. Sự trương căng này kích thích các hạch khác căng theo, nhằm cung cấp đủ máu nuôi nấng các tế bào… nên gây sưng và đau ngực. Chính vì vậy mà nhiều chị em trong thời gian mới mang bầu thường không muốn ai động vào ngực mình. Hiện tượng này sẽ thuyên giảm sau 3 tháng đầu thai kì. Nếu muốn tránh cơn đau, bạn có thể mua những chiếc áo ngực dành riêng cho bà bầu, và tránh mặc áo quá chật hoặc bó sát.
- Quầng vú và đầu ti có một số thay đổi như to hơn, màu sẫm hơn do sự thay đổi hormone ảnh hưởng đến sắc tố da ở những vùng đó.
- Cảm giác ngứa ngáy: Điều này không liên quan gì lắm đến việc vệ sinh cơ thể mà là do vòng 1 gia tăng kích cỡ, vùng da tại đây căng ra với tốc độ khá nhanh, điều này khiến cho thai phụ đôi lúc có cảm giác ngứa ngáy.
Video đang HOT
- Tăng về kích thước: Hầu hết vòng ngực của phụ nữ mang bầu đều to hơn mức bình thường để chuẩn bị sẵn sàng cho thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, “vòng 1″ tăng nhiều hay ít lại tùy thuộc cơ địa mỗi người.
- Rạn da: Bắt đầu từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8, ngực của các mẹ bầu sẽ có dấu hiệu to lên và sẽ tiếp tục to dần lên trong suốt thai kì. Chính vì vậy, bạn có thể có cảm giác bị ngứa và da bắt đầu rạn ra, thậm chí có thể nhìn rõ vết rạn.
- Có sữa non: Trong một vài tháng cuối của thai kì, tuyến vú của một số mẹ bầu sẽ tiết ra một ít sữa non đặc, màu vàng, một số mẹ tiết ra từ rất sớm còn một số lại không tiết ra cho tới tận khi bé bú.
Ngoài ra, nếu bạn thấy có hiện tượng núm vú ở một hoặc cả hai bên bị lõm vào thì bạn cần kéo ra ngoài để không ảnh hưởng đến việc cho con bú sau này.
Bạn đang mang thai thì nên chú ý đến những thay đổi và biểu hiện ở ngực của mình. Nếu thấy bất kì dấu hiệu lạ, triệu chứng khác thường hoặc những cơn đau không rõ lý do ở ngực… thì bạn cần trao đổi luôn với bác sĩ trực tiếp khám và siêu âm thai cho bạn để bác sĩ có những thăm khám cần thiết khác.
Chúc bạn vui, khỏe!
Theo VNE
Bốn thay đổi lớn trong giáo dục Việt Nam sau 2015
Thi tốt nghiệp THPT chỉ còn 2 môn, "khai tử" kỳ thi ba chung, giảm số môn học bắt buộc, viết lại sách giáo khoa là bước đổi mới quan trọng của giáo dục Việt Nam sau 2015.
Giảm số môn học bắt buộc
Theo đánh giá của Ban soạn thảo đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, chương trình hiện hành yêu cầu học sinh cùng một thời điểm (trong một học kỳ) học quá nhiều môn và các hoạt động. Vì vậy, chương trình sau 2015 chủ trương giảm mạnh đầu các môn học để mỗi kỳ học sinh không học cùng một lúc quá 8 môn học.
Cấp học
Chương trình hiện hành
Chương trinh sau 2015 (dự kiến)
Tiểu học
11 môn học 3 hoạt động
3-6 môn học 4 hoạt động
THCS
13 môn học 4 hoạt động
8 môn học 4 hoạt động
THPT
13 môn học 5 hoạt động
3 môn học bắt buộc, 3 môn tự chọn và 4 hoạt động (lớp 11, 12)
Bên cạnh đó, nhiều môn học mới sẽ được lồng ghép và đưa vào chương trình. Bậc tiểu học, tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội (các lớp 1,2,3) và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kỹ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản,... vào các môn và hoạt động giáo dục.
Bậc trung học cơ sở, xây dựng hai môn học mới: Khoa học tự nhiên (trên cơ sở các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học hiện hành) và Khoa học xã hội (trên cơ sở các môn Lịch sử, Địa lý hiện hành và một số vấn đề xã hội).
Bậc trung học phổ thông, nhiều môn tự chọn hấp dẫn như Công nghệ, Khoa học về máy tính, Kinh doanh, Ngoại ngữ 2, Nghệ thuật, Hướng nghiệp sẽ được đưa vào giảng dạy.
Viết lại sách giáo khoa
Sau 2015, cấu trúc sách giáo khoa sẽ được xây dựng thành 4 phần chính. Trong đó, nội dung sách sẽ chú trọng phần mở đầu và có thêm phần liệt kê từ vựng, Index.
Nội dung sách giáo khoa sẽ được trình bày theo chủ đề thay vì tiết học như hiện nay, ứng với các tình huống tích hợp. Như vậy, sách giáo khoa cần được trình bày sao cho các chủ đề sắp xếp logic, khoa học.
Phần liệt kê các từ vựng sẽ thống kê những từ cốt lõi có giá trị như một khái niệm, thuật ngữ khoa học. Thường các từ này được in đậm trong bài khóa và cuối một chủ đề, một chương, tất cả các từ đó được hệ thống lại thành một danh sách có giá trị như một từ điển.
Index là phần chỉ dẫn ở cuối sách, trong đó liệt kê tất cả các thuật ngữ, khái niệm đặc biệt cần thiết khi biên soạn sách giáo khoa tích hợp. Phần này giúp học sinh tra cứu thuận tiện lúc cần huy động kiến thức từ các môn khoa học khác nhau trong sách giáo khoa (tự nhiên, xã hội) để giải quyết các vấn đề tích hợp.
Với cấu trúc trên, sách giáo khoa sẽ thực sự là một cẩm nang tổ chức dạy học.
Thi tốt nghiệp THPT chỉ còn hai môn
Theo đề án đổi mới giáo dục của Bộ GD - ĐT vừa được thông qua, việc thi, công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng cần kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình học tập (chủ yếu ở cấp THPT) và kết quả thi kiểm tra kết thúc (để tốt nghiệp), kết quả thi, kiểm tra đầu vào (để tuyển sinh).
Cụ thể, với bậc THPT, học xong môn nào sẽ đánh giá luôn kết quả đạt chuẩn đầu ra môn đó. Kỳ thi cuối cùng (thi tốt nghiệp) đề thi sẽ yêu cầu vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực, môn học để giải quyết một vấn đề chung theo hai lĩnh vực lớn là khoa học xã hội - nhân văn và khoa học tự nhiên hoặc cũng có thể chỉ thi hai môn Toán và Ngữ văn.
"Khai tử" kỳ thi ba chung
Đối với kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, thay vì duy trì kỳ thi ba chung (chung đợt, chung đề, chung kết quả) như hiện nay, các trường sẽ được tự tổ chức tuyển sinh theo hướng dựa vào kết quả công nhận tốt nghiệp THPT, có thể kiếm tra thêm một vài môn hoặc chuyên đề theo yêu cầu đào tạo của mỗi ngành, mỗi trường.
Theo Tri Thức
Bị điện giật chết khi đang xay thịt Trong lúc đang vận hành máy xay thịt làm chả, do máy xay rò rỉ điện, anh Minh đã bị điện giật chết tại chỗ. Bà Sâm, mẹ của nạn nhân cho biết, vào khoảng 9 giờ 30 ngày 16/10, anh Đặng Nguyễn Văn Minh (sinh năm 1981, trú phường Hải Châu 2, quận Hải Châu) vận hành máy xay thịt làm chả...