Những thanh xuân trên ‘đỉnh trời’

Theo dõi VGT trên

Con đường dốc đá dựng đứng, cô Thắm cài số 1 tăng ga vượt qua con dốc lầy lội thì lập tức đối mặt khúc cua tay áo, chỉ lỏng lái là xe đổ, bánh chổng lên trời.

“Chân có bị làm sao không?”, luôn là câu hỏi đầu tiên của chồng mỗi khi thấy cô giáo Lê Thị Hồng Thắm trở về nhà. Người vợ lại vén quần qua mắt cá chân, chỉ vào những vết tím bầm trên bắp chân – “di sản” của những lần ngã xe, va đập trên đường từ trung tâm xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát lên điểm trường Séo Phìn Than – nơi cô và một nữ đồng nghiệp nữa cắm bản.

“Không xa đâu, chỉ 12 km thôi, nhưng chao ơi đường đi khó đâu mà khó. Em chưa từng thấy nơi nào đường đi khó như vậy”, Thắm tổng kết lại sau 11 năm đi cắm bản. Cô giáo 34 tuổi, nét người cũ kỹ, nhưng hay cười, da sạm đi sau một thập niên ăn đời ở kiếp cùng những đứa trẻ người Mông, người Dao dọc bản làng biên giới phía Bắc.

Con đường đến điểm trường Séo Phìn Than của các cô giáo mầm non cắm bản. Video: Anh Tuấn

Chiếc xe máy cà tàng của cô đã đi đủ loại đường, vượt suối vào Nậm Sài, leo dốc Sa Pa… nhưng tất thảy đều “thua” đường lên Séo Phìn Than, nơi cán bộ cơ sở truyền tai nhau câu chuyện “có cô giáo lên tới nơi nản quá, chào rồi xin về xuôi luôn”. Con đường dốc đá vốn dựng đứng như đi lên trời, lại thêm khúc cua tay áo.

Xã Cốc Mỳ có 17 thôn bản thì 4 thôn vùng biên giới, 537 trên tổng số 1.060 hộ thuộc diện nghèo. Séo Phìn Than là thôn xa nhất, cách trung tâm xã 17 km, chỉ có dân tộc Mông sinh sống trên những mỏm đất cao nhất vùng.

Đứng từ sân của điểm trường mầm non trung tâm, một cán bộ xã chỉ ra ngọn núi nấp trong mây phía trước mặt: “điểm trường ở kia kìa”. Mấy người trong đoàn công tác từ đồng bằng cười lớn, tưởng anh nói đùa. Gần 2 giờ ngồi sau xe máy, cổ tay đỏ lựng, rã rời vì bám người ngồi trước qua những cung đường bửa đôi, ngổn ngang đá cục, đoàn công tác mới tin anh nói thật.

Ở Séo Phìn Than, trường mầm non và tiểu học được đặt ở khu đất cao nhất bản, chênh vênh ven sườn đồi. Điểm mầm non là một tổ hợp công trình, gồm phòng học, phòng ở của hai cô giáo và bếp ăn bán trú. Gian chính rộng 32 m2, vừa là lớp học, phòng ngủ bán trú và cũng là sân chơi cho 37 đứa trẻ người Mông từ 3 đến 5 tuổi.

Theo thông tư 13 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hồi tháng 5, mỗi điểm trường phải có khối phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; mỗi nhóm, lớp có một phòng, bao gồm các phân khu chức năng: khu sinh hoạt chung để tổ chức các hoạt động học, chơi và ăn ngủ; phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật, sân chơi được lắp đặt các thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo quy định. Đối chiếu với quy định này, Séo Phìn Than không đạt một tiêu chí nào.

Sĩ số lớp mầm non thường xuyên tăng vọt lên 42, khi nhiều anh chị địu em dưới hai tuổi đến lớp. Đến bữa ăn, cô Thắm, cô Hiền phải lấy thêm thìa thêm bát.

Các thầy cô giáo vùng cao vẫn quen “khuyến học sai nguyên tắc” như thế, chỉ để bọn trẻ đi học ổn định. Tuần trước, có bà mẹ người Mông, tay dắt díu con chị, lưng địu cậu em đang ngủ say, ra lớp gửi cô trông. Nhưng cô giáo đành lắc đầu, vì lớp đã quá tải. Dự kiến năm sau, số học sinh chính thức sẽ lên 43.

Phòng nghỉ của hai cô giáo rộng chừng 10 m2, kê một cái giường và hai cái ghế con. Buổi trưa, các cô khuân những tấm phản từ căn phòng này sang phòng học, rồi nằm một góc trông trẻ ngủ.

Kết cấu thô sơ ấy, cũng đã là một trong những nỗ lực cộng đồng lớn nhất của bản Mông này. Trưởng bản Lầu A Và nhớ dịp cuối năm 2012, những người đàn ông mạnh khỏe nhất Séo Phìn Than khi đó được giao lên rừng đẵn vầu, nứa về dựng lớp học mới cho trẻ con trong thôn. Điểm trường cũ cách chừng 1 km, chung một khu với tiểu học, vách tường bằng tre, mái lợp lá vá chằng chịt, dấu tích của những mùa bão đi qua.

Năm ấy, bão làm tốc mái lớp mầm non. Dân bản họp bàn, quyết định di dời cả hai khối mầm non lẫn tiểu học lên một khu đất mới, cao nhất, phẳng nhất trong thôn này. Lớp học dựng trong nửa năm, vẫn là bức vách toóc xi, khung vầu, chỉ có mười hai cột trụ được dựng bằng sắt.

Những thanh xuân trên đỉnh trời - Hình 1

Điểm trường mầm non – công trình khang trang nhất ở Séo Phìn Than. Ảnh: Anh Tuấn

Người đàn ông 20 năm làm trưởng bản, nói năm đó theo chương trình phổ cập, thì trường phải được xây bằng vật liệu kiên cố. Nhưng ôtô không vào nổi. Người trong bản phải chở xe máy từng bao xi măng, vần từng cột sắt lên núi.

“Mái trường vách nứa mới đã là một bước tiến lớn rồi”, vị trưởng thôn vò đầu. Cả thôn có 58 hộ, thì 23 hộ nghèo. Kinh tế quanh quẩn cây lúa với ngô, không buôn bán được gì vì “đường khó đi quá”. Cả bản hơn 300 dân, thu nhập bình quân đầu người chưa nổi 1 triệu đồng mỗi tháng.

Lần họp phụ huynh vào cuối tháng 9, cô Thắm nhớ những bà mẹ người Mông, ngồi cho con bú, nghe cô giáo thông báo khoản đóng góp hơn trăm nghìn. Phụ huynh gật đầu, rồi để đó, khóa cửa, đi nương. Các cô tìm đến nhà, thấy cửa đóng then cài, chặc lưỡi, rồi lại bỏ tiền lương ra đóng thế.

Nhiều hôm tối trời, thấy bóng phụ huynh dắt con về khuất sau rặng núi, cô Thắm ứa nước mắt nhớ con mình. Con gái lớp Năm, con trai lớp Hai đều gửi học dưới Cốc Mỳ. Chồng làm công nhân mỏ đồng, sáng đi tối mịt mới về. Việc học của con trông cậy vào đồng nghiệp và những cuối tuần về kiểm tra sách vở. “Con mình gửi đồng nghiệp, mình lại đi trông con cho người khác”, cô giáo cười, đôi mắt ươn ướt.

Màn đêm rủ xuống khoảnh đất vùng biên, cả vùng đồi núi ắng lặng, Séo Phìn Than vẫn chưa có điện. Điện thoại có đầy bài nhạc, cô Thắm cũng không mấy khi dám mở ra nghe.

Buổi tối muộn, khi dọn xong lớp học, cơm nước xong xuôi, trở về với căn phòng giáo viên 10 m2, cô Thắm mới lần mở cái điện thoại, chạy lên khu đất cao cạnh trường tiểu học, “hứng” sóng điện thoại, gọi về nhà cho con.

“Một bao gạo, một túi rau, thịt và chiếc điện thoại sạc đầy pin” là hành trang không thể thiếu của 2 cô giáo mầm non mỗi lần tranh thủ về qua nhà. Những mùa khai giảng đến, đằng sau xe cô Thắm, cô Hiền còn có thêm ít giấy màu, mấy lá cờ Tổ quốc và đôi gói kẹo.

Những vết vá víu trên mái của ngôi trường, lâu hơn cả tuổi nghề của Thắm và những mảng tường ố quanh, không ngăn được bàn tay hai cô giáo chăm chút cho lớp học và biến nó thành ngôi nhà xinh đẹp nhất cung đường vào bản.

Những mảng toocxi đã lở, được cô Thắm, cô Hiền dùng giấy hoa dán che lại, hoặc vẽ đè lên bằng hình những cái cây, bông hoa, con gà, con vịt, con mèo. Ngoài cửa lớp, bốn chục đôi dép nhựa, ủng nhựa, đôi nào cũng bé nhỏ, lọt vừa lòng bàn tay, đôi nào cũng lấm đầy bùn đất, đánh dấu những hành trình vượt núi đến trường của bọn trẻ, được xếp thành từng hàng trên giá. Khoảng vườn trước hiên lúc nào cũng có một thứ hoa đang nở…

Những thanh xuân trên đỉnh trời - Hình 2

Cô Thắm và các bé trong lớp học rộng 32 m2 dựng trên những thân tre già và bùn trát vách, cũng là căn nhà duy nhất được quét vôi trong bản. Ảnh: Anh Tuấn

Lũ trẻ ở Cốc Mỳ, nhiều đứa lớp 2, lớp 3 vẫn chưa nói sõi tiếng Kinh, viết thạo chữ Kinh, nhưng bài hát nào cô Thắm dạy từ ngày mầm non, đều thuộc hết. Cô Thắm bảo dạy học ở đây, được cái không phải đi “dân vận” nhiều, vì đứa trẻ nào cũng thích đi học, địu thêm cả em đi cùng. Bố mẹ chúng sáng ngủ dậy, lắm khi chỉ cho ăn, chưa kịp rửa mặt, buộc tóc cho con, đã vác gùi vác cuốc lên nương đến tối mịt, phó mặc con cái cho trường.

Ở lớp, cô Thắm, cô Hiền, vì thế, sẽ vừa dạy chữ, dạy hát, vừa tranh thủ mặc lại cho chúng cái áo bị ngược, rửa tay, cắt móng sạch sẽ, chùi sạch vết mũi bám quanh má, rồi rửa mặt, mới cho ăn cơm, đi ngủ. Nhiều bữa tối mịt, phụ huynh chưa kịp đi nương về, các cô lại châm đèn dầu, vừa lúi húi thổi cơm, vừa trông 4, 5 đứa nhỏ chưa ai đến đón.

Từ ngày có điểm trường, những cặp vợ chồng ở Séo Phìn Than bớt cảnh vừa đi làm, vừa thắc thỏm bỏ con ở nhà, con trẻ ê a biết hát và biết vẫy tay, “chào cô” mỗi sáng đến lớp, ra về hay gặp cô Thắm trên đường.

11 năm trải qua ngày 20/11, chưa lần nào nhận một bó hoa, lời chúc, nhưng nhớ lại những ngày mưa lũ phải ở lại bản, bếp không một hạt gạo, bó rau, cô Thắm lại ứa nước mắt biết ơn phụ huynh. Nhà họ cũng chả có gì ăn, nhưng thi thoảng bế con đến lớp, vẫn dúi vào tay cô đôi quả trứng, bắp ngô với miếng thịt lợn của nhà, mưa gió là chạy ra trường, xem các cô cần giúp gì không. “Bọn em chỉ cần được động viên như thế, mà họ cũng chẳng có gì hơn thế”, cô Thắm tâm sự.

Nhưng sau gần mười năm, Séo Phìn Than xứng đáng có thêm một bước tiến bữa, là một mái trường khang trang trên khu đất rộng hơn. Các cô giáo chỉ ao ước phòng học rộng hơn; phòng bếp rộng hơn một chút, để được nhiều củi hơn mỗi mùa đông đến; một khoảnh sân nho nhỏ, để trồng mấy rặng hoa quanh trường.

Một lớp học rộng rãi, kiên cố ở mức cơ bản nhất, cũng sẽ giúp các cô không phải “khuyến học sai nguyên tắc” như trước nay vẫn làm. Hoặc chí ít, cũng không phải lắc đầu từ chối những đứa trẻ địu thêm cả em đến lớp. Vì mọi trẻ em, đều có quyền học tập.

Chắt chiu yêu thương từ gian khó

Nằm cheo leo bên sườn núi, ngày ngày các bạn nhỏ người Mông ở điểm trường Pác Ruộc (Cao Bằng) vẫn say mê học chữ. Những đứa trẻ ấy cơm chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc nhưng vẫn mong được đi học để thay đổi cuộc sống...

Băng rừng, vượt sông đến lớp

Cao Bằng là một trong những tỉnh nghèo, còn Bảo Lâm là huyện miền núi xa nhất của địa phương này. Mỗi ngày, cô và trò ở điểm trường Pác Ruộc (thuộc Trường Tiểu học Lý Bôn) phải nín thở đi qua cầu treo Nà Tốm vượt sông Gâm, sau đó lại men theo những con đường uốn lượn theo vách đá lên núi để đến lớp.

Theo tâm sự của cô giáo Nông Thị Hương, cuộc sống của đồng bào nơi đây còn nhiều vất vả nên hành trình mang con chữ lên non càng gian nan bội phần. Những ngày đầu nhận công tác, cô không khỏi băn khoăn, lo lắng vì cuộc sống nơi đây quá khắc nghiệt, đường sá hiểm trở. Thế nhưng, càng tiếp xúc với học sinh vùng cao, cô càng thấy gắn bó và yêu thương các em. Đến nay, cô Hương là chủ nhiệm của lớp mầm non với 19 học sinh ở độ tuổi 3,4,5.

"Khó khăn nhất là bất đồng ngôn ngữ giữa cô với trò, với phụ huynh", cô Hương nhỏ nhẹ cho biết, vì cô là người dân tộc Tày trong khi tất cả các bạn trong lớp lại là người Mông. Chỉ tay lên sườn núi cao, thấp thoáng lô nhô những ngôi nhà lợp mái xi măng, cô Hương nói: "Trên đó là nhà của các con, ở lớp có bạn phải đi học 4km, toàn leo dốc đường trơn trượt và đồi núi đá. Mùa mưa xuống, cứ đến lớp là các bạn quần áo dính đầy bùn đất", cô Hương chia sẻ.

Chắt chiu yêu thương từ gian khó - Hình 1

Điểm trường Pác Ruộc (thuộc Trường Tiểu học Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng) nằm lấp ló ở lưng chừng núi. Ảnh: Cao Tuân

Giờ buổi trưa, tranh thủ lúc các con ngủ, cô Hương lau dọn những vật dụng đồ chơi ngoài trời, xếp dép, giặt khăn, thu dọn lốp xe máy cũ. Rồi cô buộc những cây tre để làm cầu khỉ, như ở miền Tây sông nước cho các con chơi sau khi thức giấc.

Cô tâm sự: "Người dân nơi đây có thể còn nghèo về cái ăn cái mặc nhưng họ thương giáo viên lắm, từng bó củi, quả trứng gà bà con cũng sẻ chia. Chính những tình cảm yêu thương nồng hậu đó khiến mình thấy sự nghiệp gieo con chữ nơi rẻo cao này ý nghĩa hơn".

Khát vọng gieo con chữ chốn thâm sơn

Phía trên lớp mầm non là lớp 1 với từng góc học tập được sắp xếp ngăn nắp. Từng chiếc chổi, giẻ lau bảng, bát nhựa đựng phấn, cục tẩy được đựng và treo ngay ngắn trong phòng học. Do chưa có điều kiện nên cả lớp cùng chung một bát phấn với đủ màu sắc.

Lúc chúng tôi đến là buổi trưa, nhóm học sinh đang mở những chiếc cặp lồng bằng sắt, nhựa hoặc túi nilon đựng cơm ra ăn. Bữa ăn phần lớn là cơm trắng, muối trắng và trứng rán; một số bạn khác thì ăn cơm trắng cùng trứng xào mỳ tôm.

Cô giáo Lý Thị Mến, người đã 20 năm gắn bó với điểm trường Pác Ruộc tâm sự: "Học sinh ở đây không có bán trú nên vất vả lắm, có bạn toàn mang cơm và muối vừng lên lớp. Chưa kể, ở đây nước sinh hoạt phải bắc ống dẫn xin của dân. Nhưng nguồn nước này nhiễm đá vôi nên không đảm bảo. Chúng tôi dự định sau này sẽ góp tiền mua một chiếc máy lọc nước để các con uống cho sạch".

"Ngày trước không có cầu qua sông, mọi người phải đi mảng (nhiều cây tre hoặc nứa ghép, buộc chặt vào nhau thành mảng). Mùa lũ tháng 5, tháng 6, mỗi lần sang sông, ai nấy đều sợ hãi. Có lần cô Yên bị rơi xuống sông, may có người phát hiện kịp thời và cứu", cô Mến nhớ lại.

Người bị rơi xuống sông được cô Mến vừa nhắc đến là cô giáo Tô Thị Yên. Trò chuyện với chúng tôi, cô Yên run run kể: "Hôm đó mình phải đi mảng qua sông sang trường, đến giữa dòng thì va vào tảng đá và rơi xuống sông. May lúc đó có học sinh đi qua nhìn thấy vội gọi người đến kéo lên bờ...".

Theo tâm sự của các cô ở điểm trường Pác Ruộc, do phần lớn học sinh là người Mông nhỏ tuổi, không biết tiếng phổ thông, đến mùa vụ lại bỏ học theo bố mẹ lên nương rẫy nên cứ thỉnh thoảng các cô lại phải cắt cử nhau đi tìm... trò. Từ những đôi chân trần quanh năm nương rẫy đến những đôi chân được trang bị dép tổ ong để đến trường kiếm con chữ cũng là kỳ tích đối với các bạn nhỏ vùng cao.

Không chỉ dạy chữ, giáo viên còn dạy các em cả kiến thức về an ninh, chủ quyền biên giới, lãnh thổ quốc gia. Ánh mắt cô Yên bỗng sáng lên khi nhắc về một học sinh lớp 3 nhà có 7 chị em, thiếu gạo ăn nhưng vẫn đến lớp không vắng buổi nào. Hạnh phúc của các cô đôi khi chỉ là lúc điểm danh đầu buổi, lớp học không vắng học sinh nào...

Cao Bằng vẫn còn nhiều lắm những trường học vùng cao khó khăn, những điểm trường heo hút, nhưng ánh sáng con chữ vẫn luôn nảy nở từng ngày ở Pác Ruộc. Con đường đến các điểm trường ở Lý Pôn vẫn còn đó những dốc núi cheo leo, những vùng đất khô cằn sỏi đá... Nhưng những khó khăn ấy không làm cằn cỗi mầm chữ vùng cao mà sự học vẫn đang nảy nở từng ngày. Chỉ một nắm rau rừng mà phụ huynh gửi tặng nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam cũng đủ để những giáo viên bám bản như cô Hương, cô Mến, cô Yên... chấp nhận mọi vất vả, tiếp tục chắt chiu yêu thương để mang ánh sáng tri thức đến với học sinh chốn thâm sơn.

Thầy giáo Lương Hà Lý, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lý Bôn chia sẻ: "Từ nhà đến trường rất xa nên buổi trưa, các em được ở lại trường cho đỡ vất vả. Do ở đây học sinh còn nhiều thiếu thốn nên mỗi khi có cơ hội, nhà trường đều xin quần áo, sách vở, giày dép cho các em. Tuổi thơ những đứa trẻ vùng cao bị cuốn theo vòng mưu sinh của gia đình khó khăn nên giấc mơ của các em cũng trở nên mộc mạc hơn bao giờ hết. Các em chỉ mong tiếp tục được đi học, để thoát khỏi nghèo đói bủa vây bao đời nay".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Kinh hoàng clip bà bầu bất ngờ bị cả kệ hàng đổ sập lên người: Tiếng kêu cứu thất thanh gây ám ảnh01:05"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26Clip bà cụ ăn xin ở Bình Dương rút tờ tiền trên tay chàng trai khiến hơn 5 triệu người dừng lại xem: "Tôi không ngờ"00:31"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Đôi chân như "phát sáng" của Lọ Lem00:41Xót xa hình ảnh chú chó kiệt sức vì bị bỏ đói suốt 2 tuần, câu nói vô cảm của người chủ càng gây phẫn nộ00:19Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39

Tin đang nóng

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón
22:03:17 19/11/2024
Cưới 15 ngày, vợ nhất quyết không thay quần áo khi ngủ, bắt tắt đèn lúc lại gần: Chồng bí mật tìm hiểu, run lên với điều nhìn thấy
19:38:45 19/11/2024
Lương Bằng Quang rao bán nhà vì kẹt tiền
19:42:30 19/11/2024
Băng qua đường khi vừa xuống xe đưa đón, bé 5 tuổi bị xe tải tông tử vong
20:59:09 19/11/2024
Màn khoá môi của Lê Dương Bảo Lâm và Lê Giang khiến MXH chấn động
22:46:33 19/11/2024
"Nối gót" Thanh Bạch, "thợ hát" Duy Mạnh cũng tân trang nhan sắc
19:55:10 19/11/2024
Quách Ngọc Ngoan lộ diện hậu biến cố vỡ nợ, ngoại hình hiện tại gây chú ý
19:48:09 19/11/2024
Mỹ nam cổ trang Việt gây choáng vì "lật mặt" quá đỉnh, thoại đúng 4 chữ mà hút cả triệu view
22:43:19 19/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện chồng đi lang chạ, tôi tố cáo cho cả nhà cùng biết thì nhận được lời khuyên choáng váng từ gia đình chồng

Góc tâm tình

05:28:31 20/11/2024
Sau khi thấy thái độ dửng dưng từ cả gia đình chồng thì tôi nhận ra ly hôn cũng không có gì tiếc nuối. Đừng nghĩ ký vào giấy đăng ký kết hôn thì đã là người một nhà với họ.

OPEC 'lạc lối' giữa sóng gió toàn cầu

Thế giới

05:21:42 20/11/2024
Cuối năm, khi các quốc gia thành viên OPEC và các đồng minh thông báo sẽ hoãn kế hoạch tăng sản lượng cho đến tháng 1/2025, họ lại phải đối mặt với một sự kiện mới: ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ.

Nhan sắc bạn gái người mẫu của sao Liverpool Alexander-Arnold

Sao thể thao

22:54:04 19/11/2024
Hơn hai tháng sau khi chia tay nữ diễn viên kiêm người mẫu Iris Law, Trent Alexander-Arnold có bạn gái mới là người mẫu Estelle Behnke.

Nguồn gốc giấy đăng ký kết hôn có chữ ký của Hoa hậu Thanh Thuỷ

Sao việt

22:38:07 19/11/2024
Theo đó, tờ giấy đăng ký kết hôn này đã được fan mang đến sân bay cho Thanh Thuỷ ký trong ngày tiễn cô lên đường chinh chiến.

Phim Việt chưa chiếu đã leo top 1 phòng vé, nữ chính là Hoa hậu gây sốc vì xấu khó tin

Phim việt

22:32:14 19/11/2024
19h tối nay ngày 19/11, Linh Miêu: Quỷ Nhập Tràng sẽ khởi chiếu trên toàn quốc, hứa hẹn sẽ làm thỏa mãn những tín đồ điện ảnh nói chung và phim kinh dị nói riêng.

Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Quang Linh Vlogs tới ủng hộ Thuỳ Tiên, Quế Anh - Tiểu Vy khoe sắc sáng bừng khung hình

Hậu trường phim

22:17:19 19/11/2024
Tối nay ngày 19/11, buổi công chiếu Linh Miêu: Quỷ Nhập Tràng đã chính thức diễn ra, chứng kiến màn đổ bộ của hàng loạt gương mặt hot nhất làng giải trí Việt

5 lý do nên gội đầu bằng nước lá ổi

Làm đẹp

21:04:17 19/11/2024
Là một kho chứa phong phú các flavonoid bao gồm quercetin và các chất chống oxy hóa như vitamin C được biết đến với tác dụng tích cực đối với sức khỏe của tóc. Flavonoid có trong nước lá ổi sẽ bảo tồn và hồi phục độ bóng cho tóc.

Những thông điệp đắt giá từ 'Đôi bạn học yêu': Bộ phim chữa lành nhất tháng 11

Phim châu á

20:57:47 19/11/2024
Đôi bạn học yêu được mệnh danh là một liều thuốc chữa lành cho khán giả tại rạp chiếu tháng 11 bởi câu chuyện tình yêu, tình bạn, tuổi trẻ đầy những hoài niệm và thông điệp ý nghĩa.

Bị đuổi việc vì ngủ gật trong giờ làm, một giám đốc khởi kiện công ty: Tòa án ra phán quyết bất ngờ, tiền bồi thường lên đến 1 tỷ

Netizen

20:55:12 19/11/2024
Sau quyết định bị sa thải đầy chóng vánh, người đàn ông Trung Quốc quyết định khởi kiện công ty mà mình đã cống hiến suốt 20 năm.

Chuyển Công an điều tra dấu hiệu trốn thuế tại một tập đoàn năng lượng mặt trời

Pháp luật

20:54:48 19/11/2024
Ngày 19/11, ông Bùi Văn Chuẩn, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa chuyển thông tin Công ty CP Ea Súp 3 sang Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk để điều tra làm rõ dấu hiệu trốn thuế.

Thanh Hằng mặc váy nặng 20kg, Khả Ngân diện đồ đen huyền bí ở sự kiện

Phong cách sao

20:41:08 19/11/2024
Siêu mẫu Thanh Hằng diện đầm nặng 20kg, diễn viên Khả Ngân, Hồng Diễm, Lương Thanh cùng mặc đồ đen... trong show thời trang tối 17/11.