Những thành phần trong mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe
Nhiều phụ nữ sẵn sàng tiêu tốn nhiều tiền để mua sắm mỹ phẩm phục vụ cho việc làm đẹp mỗi ngày.
Các bé gái thường thích chơi với đồ trang điểm của mẹ; đến khi trưởng thành, nhiều cô gái không dám đi ra ngoài mà không trang điểm. Nhiều phụ nữ sẵn sàng tiêu tốn nhiều tiền để mua sắm mỹ phẩm phục vụ cho việc làm đẹp mỗi ngày.
Thật không may, nhiều loại mỹ phẩm có thể chứa các thành phần độc hại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, và tùy vào mức độ nhạy cảm của làn da mà có những biểu hiện ngay tức thì hay tiềm tàng chờ ngày bộc phát.
Nhóm hoạt động vì môi trường EWG (ewg.org), một tổ chức giám sát tiêu dùng phi lợi nhuận, đưa ra báo cáo về những nghiên cứu thành phần mỹ phẩm bên cạnh những tác hại có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Những thành phần mỹ phẩm đó gồm:
Phthalates: là một hợp chất hóa học, xuất hiện dưới dạng thể lỏng như dầu, không màu sắc; thường được sử dụng trong hương thơm, trong các sản phẩm chăm sóc da và sơn móng tay; được tìm thấy trong gần 3/4 trong số 72 tên thương hiệu sản phẩm do EWG thử nghiệm năm 2002.
Hợp chất này hay thấy trong nhiều loại sản phẩm, nhưng thường không được các nhà sản xuất ghi trên nhãn thành phần. Chúng có thể gây những tác động xấu đến gan/thận, dị tật thai nhi, làm giảm tinh trùng ở nam giới và gây phát triển ngực sớm ở nữ giới. Nghiên cứu sơ bộ khác liên kết phthalates có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và hen suyễn.
Triclosan: là hoạt chất kháng khuẩn thường thấy trong xà phòng, kem đánh răng, chất khử mùi và trong mỹ phẩm. Qua thời gian, thành phần này có thể tích tụ trong cơ thể và có khả năng làm tăng tác dụng của hormone tuyến giáp.
Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ EPA xếp hóa chất này vào loại thuốc diệt côn trùng, gây nguy cơ cao đối với sức khỏe con người và môi trường. Là một chất trong nhóm chlorophenol, triclosan bị nghi ngờ là hóa chất gây ung thư ở người.
Paraben:
đã được sử dụng từ những năm 1920 như là một chất bảo quản trong nhiều mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, có tác dụng giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc trong mỹ phẩm và làm tăng tuổi thọ của những sản phẩm này.
EWG nói rằng một số nghiên cứu cho thấy paraben có thể gây rối loạn nội tiết tố sinh sản. Các hình thức paraben phổ biến nhất trong mỹ phẩm bao gồm: methyl-paraben, ethyl-paraben, propyl-paraben, isopropyl-paraben và butyl-paraben.
Sodium lauryl sulfate: là loại chất tẩy rửa và hoạt chất bề mặt nhằm mục đích tạo bọt cho sản phẩm, được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì giá thành rẻ. Chất này cũng được tìm thấy trong nhiều sản phẩm bao gồm các loại kem dùng để điều trị bệnh chàm.
Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí British Journal of Dermatology cảnh báo chống lại việc sử dụng thành phần này trong các loại kem vì gây khô và bào mòn da, mỏng tóc, gây kích ứng với da nhạy cảm. Ngoài ra, nó có thể gây đục thủy tinh thể và các vấn đề khác về mắt.
Acid salicylic: được tìm thấy ở dạng tự nhiên (trong thảo mộc, thực vật ở các mức độ khác nhau) hay nhân tạo (dạng tổng hợp phổ biến là trong aspirin), có trong nhiều loại sản phẩm bao gồm chăm sóc da, kem giảm đau thể thao và mỹ phẩm.
Video đang HOT
Nó có đặc tính chống viêm và đó là lý do tại sao nó là aspirin, thuốc giảm đau, nước súc miệng và kem đánh răng. Các triệu chứng bao gồm: triệu chứng giống như bệnh hen suyễn; ngứa, phát ban trên da; nhức đầu; sưng bàn tay, bàn chân hoặc mặt.
Đọc kỹ thành phần khi mua các loại mỹ phẩm để tránh dùng phải sản phẩm chứa những độc chất trên cũng là một cách để bảo vệ sức khỏe.
Theo Alobacsi
Những thực phẩm cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho làn da
Cứu tinh ở đây chính là các chất chống lão hoá. Những phân tử năng lượng cao được gọi là các gốc tự do có trong không khí, gây ra những tác hại nghiêm trọng tới tế bào da và DNA trong tế bào. Các chất chống ôxy hoá hoạt động như một thiết bị giảm xóc bảo vệ làn da. Sau đây là những loại thực phẩm bạn nên ăn để có được các vitamin và dưỡng chất cần thiết ấy.
Vitamin C
Vitamin C có trong rau xanh, các loại quả họ cam quýt, dâu tây, nho đen, quả mâm xôi, anh đào và nho.
Tác dụng: Vitamin C là một chất chống ôxy hoá mạnh, bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
Vitamin E
Vitamin E được tìm thấy trong mầm lúa mì và dầu hướng dương, hạt hướng dương, khoai lang, bơ, lê, rau bina.
Tác dụng:
Vitamin E là một chất chống ôxy hoá có hiệu quả giúp bảo vệ làn da dưới ánh nắng mặt trời và làm cho da mịn màng.
Các loại acid béo Omega-3
Omega-3 có trong cá hồi, các ngừ, đậu, dầu oliu, dầu hạt lanh, cá nước lạnh và một số loại đậu.
Tác dụng:
Omega-3 có tác dụng chống lại tình trạng viêm da.
Kẽm
Kẽm có trong đậu tây, con hàu, cá mòi, thịt bò, gan, sườn, cừu và thịt lợn.
Tác dụng:
Kẽm có tác dụng hỗ trợ tế bào trong việc khôi phục hay làm mới tế bào, tốt cho da bị mụn, trứng cá.
Selen
Selen có trong hạt đậu Brazil, đào lộn hột (quả điều), quả óc chó, cá ngừ, cá bơn, gạo, bột mì.
Tác dụng:
Selen giúp bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời.
Biotin
Biotin có trong lòng đỏ trứng, lạc (đậu phộng), bơ lạc và hạt vừng.
Tác dụng:
Biotin giúp tóc và móng tay khoẻ hơn.
Coenzyme Q10
Loại này có trong dầu cá, cá và thịt.
Tác dụng:
Coenzyme Q10 là chất chống lão hoá tương đối tốt.
Vitamin A
Vitamin A có nhiều trong các loại rau lá xanh, thực vật có màu cam hay vàng như khoai lang, cà rốt, dưa đỏ, quả bí.
Tác dụng:
Vitamin A có khả năng thúc đẩy sự tái tạo tế bào da, ngăn ngừa mụn và tốt cho nang tóc.
Theo HPGD
Dưỡng ẩm bí mật của làn da luôn khỏe đẹp Ai cũng hiểu cần nạp đủ lượng nước cần thiết để cơ thể khỏe khoắn, nhưng lại lãng quên làn da cũng cần được giải "cơn khát nước" mỗi ngày để duy trì đủ độ ẩm cần thiết giúp da luôn khỏe đẹp. Máy lạnh trong phòng làm việc và nắng, gió, khói, bụi những lúc bước ra đường khiến nữ giới luôn...