Những thành phần đáng quan tâm của máy tính bảng
Cũng như một thiết bị tính toán, hiệu năng làm việc của máy tính bảng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thành phần khác nhau của hệ thống. Sau đây là những điểm cần quan tâm.
Lưu trữ
Các MTB hiện có dung lượng lưu trữ phổ biến là 16 GB và 32 GB, một số thương hiệu còn có những phiên bản 64 GB, hoặc 128 GB. Kiểu tiết kiệm như Amazon chỉ dùng 8 GB lưu trữ trong cho Kindle Fire, có thể gây khó khăn cho một số người có thói quen chứa đủ thứ trong máy, nhất là phim chất lượng cao.
Với một số MTB giá rẻ có dung lượng lưu trữ tối thiểu, ở mức 1 GB hoặc 2 GB, người sử dụng phải gắn thêm thẻ nhớ ngoài để dùng. Ngoài ra, một số MTB có khe gắn hỗ trợ thẻ nhớ SD hoặc MicroSD, vừa tăng dung lượng lưu trữ vừa tiện trao đổi dữ liệu với các thiết bị số khác.
Người dùng PC vốn đã quen với những ổ đĩa cứng dung lượng hàng trăm GB, nay với MTB có dung lượng 16 GB/32 GB/64 GB có thể có cảm giác “thiếu”.
Bộ nhớ
Cũng như trên máy tính cá nhân (PC), hệ điều hành (HĐH) và bộ nhớ trên máy tính bảng (MTB) có mối quan hệ khá “mật thiết”. Windows vốn cần nhiều RAM trên PC để đạt hiệu suất làm việc cao thì với MTB cũng vậy. Đó là lí do vì sao các MTB chạy Windows 7 hiện có trên thị trường thường có bộ nhớ 2 GB. Trong khi đó các MTB chạy HĐH Android không đòi hỏi nhiều bộ nhớ như Windows.
Những MTB Android đang được bán trên thị trường thường có bộ nhớ 1 GB hoặc 512 MB. iPad 2 cũng chỉ dùng 512 MB RAM. Một số MTB của các nhà sản xuất khác có dung lượng bộ nhớ còn thấp hơn, thậm chí còn dùng chung với thiết bị lưu trữ hoặc thẻ nhớ ngoài để giảm chi phí. Tất nhiên những MTB như vậy khó có thể đem lại những trải nghiệm mượt mà.
Video đang HOT
Giao tiếp
MTB có nhiều cổng kết nối tiện cho việc chia sẻ cũng như trao đổi dữ liệu với các thiết bị khác. Người dùng cần cân nhắc nhu cầu sử dụng để chọn MTB hỗ trợ các cổng kết nối cần thiết. Ví dụ, những ai thường thưởng thức phim HD trên màn hình lớn HDTV hẳn quan tâm tới cổng kết xuất thông tin HDMI.
Hoặc như cổng giao tiếp USB cần thiết cho những ai quen dùng bút lưu trữ USB làm “cầu nối” trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị. Một số MTB dùng đế mở rộng (dock) tích hợp sẵn một số cổng kết nối (USB, SD Card, Audio/ Video,…) và có thể cả hỗ trợ bàn phím ngoài, tiện cho những người thường có nhu cầu nhập liệu nhanh như trên laptop.
Hệ điều hành
Hiện tại, về số lượng những dòng MTB hiện có và sắp ra mắt trên thị trường thì con số có thể lên đến vài chục, nhưng HĐH cho những thiết bị này thì chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Đầu tiên, HĐH iOS của Apple nổi tiếng về tính dễ dùng, giao diện đẹp và trực quan. Apple đã thành công khi tạo ra một HĐH mà ai cũng có thể sử dụng! Trong khoảng thời gian hơn 1 năm kể từ iPad đời đầu ra đời cùng với iOS 4, HĐH này cho đến hiện tại có lẽ đã thực sự mạnh với đầy đủ tính năng cũng như sự ổn định cần thiết cho iPad.
Khả năng can thiệp vào iOS ngày càng trở nên khó khăn hơn khi những tên tuổi “bẻ khóa” lần lượt được Apple chiêu mộ. Nhưng xét cho cùng, iOS là một HĐH mạnh và chắc chắn sẽ còn mạnh hơn.
Android là cái tên thứ hai được nhắc đến ở đây. Với cách tiếp cận riêng, “đội quân” Android đã và đang len lỏi để có mặt trên mọi dòng MTB mới của các hãng. Nhìn chung, Android hoàn toàn không phải dễ dùng với người dùng thông thường. Qua các bản nâng cấp, đặc biệt là bản Honeycomb đầu tiên (Android 3.0) dành cho MTB ra mắt vào đầu năm 2011, thì giao diện tương tác cũng như tính năng của HĐH cũng được tối ưu hơn cho những dòng thiết bị cảm ứng màn hình lớn.
Honeycomb đã có 4 bản nâng cấp nhưng HĐH này vẫn còn khó sử dụng và chưa đạt được mức độ trơn mượt cần có như trên iOS. Việc cho ra đời phiên bản Android 4.0 (tên mã Ice Cream Sandwich) có thể được xem là bước đột phá của Android trong giao diện lẫn tính năng. Phiên bản này là sự kết hợp của những ý tưởng mới trong Android 3.0 Honeycomb và những tính năng nổi bật của Android 2.3 Gingerbread nên sẽ là HĐH Android tốt nhất từ trước đến nay. Đặc biệt, sự nhập nhằng trong phiên bản dành riêng cho smartphone và MTB được chấm dứt từ Ice Cream Sandwich sẽ là cơ hội để HĐH này được tập trung phát triển ổn định hơn.
Dòng MTB mới PlayBook (của BlackBerry) cũng đã đánh dấu sự ra đời của HĐH BlackBerry Tablet OS (QNX). BlackBerry Tablet OS đã gây ấn tượng cho người dùng ngay từ phiên bản đầu tiên ở khả năng xử lí đa nhiệm cũng như những tính năng độc đáo khi thao tác trên màn hình cảm ứng. Qua một số bản nâng cấp (mới nhất là 1.0.8), BlackBerry Tablet OS đã có thêm nhiều tính năng mới, ít tốn pin và ổn định hơn. Mới đây tại hội nghị DevCon Asia, RIM đã công bố HĐH BlackBerry 10 với nhiều cải tiến mạnh cho MTB.
WebOS của HP thực sự đã không mấy ấn tượng với người dùng khi mới ra mắt. Đầu tiên là ở giao diện “na ná” PlayBook Tablet OS cùng với sự phức tạp trong sử dụng. Có thể nói, năm 2011 là năm khó khăn của HP với MTB TouchPad và HĐH WebOS. “Chuyện gì đến cũng đã đến”, sau 1 năm kể từ lúc mua lại Palm cùng với HĐH WebOS, HP đã khai tử “non” MTB này cùng với việc “bán đổ bán tháo” loạt sản phẩm đã sản xuất. Giữa tháng 12/2011, HP cũng đã cung cấp HĐH WebOS dưới dạng mã nguồn mở tương tự như Android để giúp cho “đứa con thiểu năng” này không bị chết yểu. Có thể sẽ có nhiều chuyện liên quan đến WebOS trong những năm tới!
Windows đã quá quen thuộc với người dùng máy tính nhưng lại hiếm trên MTB. Một số hãng cũng đã sử dụng Windows 7 nhưng còn nhiều bất cập liên quan đến việc sử dụng HĐH này trên thế hệ MTB mới. Ngoài vấn đề về pin, khó sử dụng và đặc biệt là ở thiết kế to lớn, chắc Windows 7 không là lựa chọn thông minh của các nhà sản xuất cho những MTB mới của họ. Windows 8 vừa được Microsoft giới thiệu mới đây có thể được xem là lựa chọn sáng giá cho các MTB mới. Dù chỉ là bản Beta nhưng Windows 8 đã có những đột biến trong giao diện thiết kế (Metro UI) cùng nhiều tính năng tối ưu cho thiết bị di động.
Wi-Fi hay 3G
Hầu hết các MTB đều hỗ trợ kết nối Wi-Fi, tuy nhiên người dùng có nhu cầu nối mạng thường xuyên để làm việc hoặc giải trí di động có lẽ cần tới kết nối 3G vì độ phủ sóng rộng, trong khi sóng Wi-Fi “chỗ có chỗ không”. Tất nhiên những phiên bản hỗ trợ 3G có giá cao hơn. Một số phiên bản chỉ hỗ trợ Wi-Fi, nhằm tiết kiệm cho những ai không có nhu cầu online liên tục.
Bộ gõ tiếng Việt
Trải qua các phiên bản nâng cấp, cải tiến, trong thời gian qua người dùng Việt đã có thể gõ tiếng Việt có dấu với bảng mã Unicode và kiểu gõ TELEX tốt trên iOS. Đây là một trong những cải tiến đáng giá mà Apple đã làm để chứng tỏ rằng hãng luôn coi trọng và chăm sóc kĩ càng từng người dùng dù họ ở đâu.
Android thì không được tích hợp sẵn bộ gõ nhưng một số hãng sản xuất cũng đã tích hợp sẵn bộ gõ tiếng Việt vào MTB trước khi bán ra thị trường, như HTC chẳng hạn. Với những MTB Android không có sẵn bộ gõ thì người dùng vẫn có thể cài ứng dụng Vietnamese IME trên Android Market để làm việc này
PlayBook thì cho đến thời điểm hiện tại, người dùng Việt vẫn chưa có bộ gõ tiếng Việt chính thức để có thể sử dụng. Để gõ tiếng Việt trên dòng MTB này, bạn phải làm nhiều bước thủ công phức tạp.
Kho ứng dụng càng phong phú càng quyết định sự thành công của HĐH và Apple AppStore đã chứng minh điều đó. Tiên phong trong việc đưa ứng dụng lên kho (thay vì tải và cài đặt từ máy tính theo cách truyền thống), Apple đã thành công và trở thành tiêu chuẩn trong việc mua và cài đặt ứng dụng trên các HĐH thế hệ mới. Cho đến thời điểm hiện tại, kho ứng dụng cho MTB phổ biến nhất là Apple AppStore, Android Market và BlackBerry AppWorld. Số lượng ứng dụng (đặc biệt là ứng dụng miễn phí) ngày càng nhiều, cách thức cài đặt và thanh toán đơn giản đã và đang thúc đẩy MTB phát triển hơn trong tương lai.
Tại Devcon Asia 2011 tại Singapore được tổ chức từ ngày 7-8/12/2011, những thành công ban đầu của công ty Việt Hợp – đơn vị chủ quản của ứng dụng Caro trên HĐH BlackBerry OS – nói riêng và DevGroup Việt Nam nói chung đã được cộng đồng công nghệ thế giới tôn vinh. Tại hội nghị, nhóm Việt Nam đã được ghi nhận là một trong các nhóm phát triển ứng dụng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á. Hiện tại, có nhiều sản phẩm của DevGroup Việt Nam được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng BlackBerry trong khu vực cũng như trên thế giới. Đây cũng là sự kiện đánh dấu sự thành công và tạo cơ hội mới cho cộng đồng phát triển ứng dụng BlackBerry nói riêng và ứng dụng cho các nền tảng khác nói chung của Developer Việt Nam.
Theo PCWorld VN
Amazon dùng Kindle Store để "lách luật" Apple
Mới đây, tập đoàn Amazon đã tung ra ứng dụng trên web Kindle Store dành cho máy tính bảng iPad của Apple, nhằm "lách luật" tránh khoản phí hoa hồng 30% mà "Quả táo" đặt ra đối với các ứng dụng/dịch vụ kinh doanh trên thiết bị của họ.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Với việc đưa gian hàng Kindle Store lên web, Amazon sẽ vẫn bán được hàng hóa cho các chủ nhân iPad trong khi họ đương nhiên thoát được khoản phí nói trên của Apple.Cách thức kiểu này cũng đã từng được tờ Financial Times áp dụng thành công. Tờ báo này đã rút ứng dụng của họ khỏi App Store để không phải đóng phí hoa hồng cho Apple, thay vào đó, họ sử dụng công nghệ HTML 5 để quản lý và phục vụ thuê bao thông qua đường web, do vậy người dùng chỉ cần duyệt web qua trình duyệt Safari là đã sử dụng được dịch vụ.
Giới chuyên gia nhận định, chắc chắn nhiều tạp chí hay hãng kinh doanh khác cũng sẽ sớm học theo chiêu lách luật hiệu quả nói trên.
Do vậy, hãng Apple hoàn toàn có thể tính tới nước thay đổi điều khoản quy định của họ, để có thể "bịt" đường lách luật và duy trì khoản phí hoa hồng 30% quen thuộc./.
Theo TTXVN
6 vấn đề của Android mà Google lảng tránh Chủ tịch Eric Schmidt của Google đã tuyên bố rằng "Android hiện đã vượt qua iPhone" nhờ vào "số lượng, Ice Cream Sandwich, giá rẻ, nhiều nhà sản xuất". Tuy nhiên ông lại lờ đi 6 vấn đề lớn mà Android chưa khắc phục được, và nếu muốn giành ngôi số 1 trong thị trường thì Google sẽ phải giải quyết được những...