Những tháng năm đầu đời cùng sách
Phụ huynh thường hỏi tôi cho trẻ làm quen với sách từ giai đoạn nào thì thích hợp? Câu trả lời của tôi là sớm nhất có thể.
Một lợi ích khá chắc chắn của việc đọc sách cho trẻ nghe từ nhỏ là giúp trẻ dễ hình thành thói quen đọc sách. Những đứa trẻ được làm quen với sách từ những năm đầu đời ngay khi biết chữ thường thích thú với việc tự mình đọc được những cuốn sách. Và càng khám phá thế giới sách, chúng càng ham đọc và phần lớn giữ thói quen đọc sách trong suốt cuộc đời.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy thai nhi từ 25 tuần tuổi đã bắt đầu nhận biết và phản ứng trước âm thanh. Bởi vậy nhiều cha mẹ ở các nước phát triển đọc sách cho con nghe từ khi đứa trẻ còn ở trong bụng mẹ.
Nếu bạn cho rằng như thế là quá sớm thì khi sinh con, ngoài việc sắm nôi, đồ chơi và các vật dụng khác, bạn nên chuẩn bị vài cuốn sách và để chúng trở thành một phần môi trường sống của trẻ từ khi trẻ chào đời.
3 tháng tuổi đã biết chơi với sách
Một đứa trẻ 6, thậm chí 3 tháng tuổi đã bắt đầu biết chơi với sách. Ban đầu chúng cầm sách, thích thú với âm thanh sột soạt phát ra do các ngón tay chúng tiếp xúc với các trang sách, thậm chí đưa sách lên “gặm”. Khi biết ngồi cũng là lúc trẻ biết lật qua lật lại các trang sách, nhìn các hình ảnh, nhất là các tranh minh họa có màu sắc rực rỡ.
Video đang HOT
Các chuyên gia khuyên các bậc cha mẹ đang nuôi con nhỏ nên dành một khoảng thời gian từ 15-20 phút mỗi ngày để đọc sách cho trẻ. Đừng thất vọng khi trẻ dường như chỉ chú ý nghe trong khoảng một hoặc hai phút rồi quay sang chơi với thứ khác, bởi vì nếu còn ở trong tầm nghe thì những gì ta đọc vẫn lọt vào tai trẻ. Nếu ngày nào bạn cũng dành một khoảng thời gian nhất định đọc sách cho trẻ nghe thì dần dần việc nghe đọc sách sẽ trở thành một thói quen của trẻ.
Việc kỳ vọng những đứa trẻ nhỏ nắm được nội dung các cuốn sách mà bạn đọc cho chúng nghe là điều không nên được đặt ra. Bạn cần hiểu rằng khi bạn đọc sách cho trẻ, việc bạn ở bên trẻ, giọng nói của bạn, sự kết nối của bạn với trẻ sẽ mang lại cảm giác an toàn và vui thích cho trẻ.
Thay vì kỳ vọng trẻ hiểu những gì bạn đọc cho chúng nghe, bạn có thể chỉ cho trẻ các hình ảnh ngộ nghĩnh trong cuốn sách và hỏi trẻ vài câu đơn giản, cùng trẻ bắt chước âm thanh của các con vật, mô tả các chi tiết trong sách bằng những động tác và biểu cảm trên khuôn mặt của bạn.
Bạn cũng nên rèn cho trẻ các kỹ năng đơn giản như tự lấy sách ra mỗi khi đến giờ đọc sách và cất sách vào chỗ cũ, xếp sách ngay ngắn. Bạn sẽ khá ngạc nhiên khi thấy một đứa trẻ 3 tuổi biết chọn chính xác một cuốn sách mà bé thường được đọc cho nghe theo yêu cầu của bạn, dù bé chưa biết chữ, thậm chí thuộc lòng hầu như từng chữ trong cuốn sách đã được đọc cho nghe nhiều lần.
Phát triển trí tưởng tượng
Tờ Science Daily của Mỹ cách đây không lâu đã dẫn ra kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Quốc gia bang Ohio cho thấy những đứa trẻ được đọc cho nghe một cuốn sách mỗi ngày từ lúc sinh ra cho đến khi 5 tuổi được nghe nhiều hơn những đứa trẻ bằng tuổi không được đọc sách cho nghe tới 290.000 từ.
Một nghiên cứu khác của các giáo sư tâm lý học thuộc Đại học California (Mỹ) chỉ ra rằng mặc dù cha mẹ có thể giúp trẻ nhỏ phát triển vốn từ vựng bằng cách trò chuyện với con, việc đọc sách cho con nghe mang lại những lợi ích lớn hơn. Nó không chỉ giúp trẻ phát triển vốn từ mà còn giúp trẻ hiểu ngữ pháp để sau này học đọc dễ dàng hơn. Các nhà khoa học cũng cho rằng đọc sách cho trẻ không chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mà còn giúp phát triển trí tưởng tượng, trí thông minh ở trẻ.
Tỉ phú Bill Gates từng nói sách là một phần quan trọng trong thời thơ ấu của ông và là yếu tố quan trọng đưa ông đến thành công. Còn vợ ông, bà Melinda Gates, trong một cuộc phỏng vấn đã chia sẻ: “Tôi đọc sách cho các con tôi nghe từ khi chúng chào đời, và khi chúng học đại học tôi vẫn chia sẻ với chúng những cuốn sách hay”.
Chọn sách theo độ tuổi
Sarah S. MacLaughlin – giám đốc Chương trình Zero and Three, một chương trình hỗ trợ phát triển lành mạnh cho trẻ từ 0-3 tuổi ở Mỹ – đưa ra những lời khuyên dành cho việc chọn sách cho trẻ tùy theo độ tuổi như sau:
Trẻ từ 0-6 tháng tuổi: cha mẹ nên sử dụng các cuốn sách bằng vải hoặc bằng nhựa dẻo.
Trẻ từ 6-9 tháng tuổi: những cuốn truyện nhỏ, ngắn, đơn giản, có hình minh họa bắt mắt là sự lựa chọn phù hợp.
Trẻ từ 9-18 tháng tuổi có thể thích thú với những cuốn truyện đơn giản, có vần và các cụm từ được lặp đi lặp lại, cũng như các cuốn sách có tranh ảnh về những đứa trẻ khác và các vật dụng quen thuộc hoặc động vật.
Trẻ từ 18-36 tháng tuổi có thể làm quen với các mẩu truyện phức tạp hơn, đặc biệt là truyện hài, và ở độ tuổi này ngoài động vật, hoa lá, phương tiện giao thông, các bé có thể làm quen với những câu chuyện nói về các nghề nghiệp phổ biến như nghề bác sĩ, lái xe, bán hàng…
Thầy giáo trẻ lập thư viện miễn phí
Anh Ngô Văn Nghĩa, Bí thư Đoàn Trường Tiểu học Phù Khê, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh thành lập thư viện tại nhà, tạo cho các em học sinh hứng thú với sách và xây dựng thói quen đọc sách, xa dần trò chơi điện tử.
Anh Nghĩa và học sinh ở thư viện sách tại nhà
Anh Nghĩa được kết nạp vào Đảng năm 2010, khi mới 21 tuổi. Trong kỳ nghỉ hè năm 2019, anh mở một thư viện nhỏ tại nhà, với mong muốn phát triển và nâng cao văn hóa đọc cho học sinh. Anh tự bỏ tiền mua và xin sách từ người quen, bạn bè. Tính đến nay, thư viện tại nhà anh có hơn 600 đầu sách, phần lớn trong số đó là sách về lịch sử dân tộc, truyện dân gian, truyện về các danh nhân; sách giáo dục kỹ năng sống, sách khoa học kỹ thuật...
Thư viện mở cửa vào thứ bảy, chủ nhật hàng tuần. Các em đến đây ngoài việc đọc sách còn được phục vụ miễn phí nước uống, đồ ăn nhẹ. Sau đó, các em tham gia các môn thể thao, như cầu lông, bóng chuyền hơi, bóng đá và các trò chơi dân gian. Ban đầu, thư viện có 40 em đến đọc sách/tuần. Đến nay, mỗi tuần có khoảng 70 học sinh đến đọc sách.
Bằng việc thành lập thư viện, anh Nghĩa hướng cho các em có thói quen tra cứu tài liệu từ nhỏ, giảm thời gian sử dụng điện thoại và đồ chơi điện tử. "Tôi thấy niềm vui của các em khi đến với thư viện và sự ủng hộ của các bậc phụ huynh. Điều đó giúp tôi có thêm động lực quyết tâm phát triển thư viện", anh Nghĩa tâm sự.
Ngoài việc xây dựng thư viện miễn phí tại nhà, anh Nghĩa còn vận động và tặng hàng trăm đầu sách trị giá hơn 20 triệu đồng đến các trường học trong tỉnh.
NGUYỄN THẮNG
Thư viện tỉnh Bắc Ninh đổi mới để thu hút bạn đọc Thời gian qua, Thư viện tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều đổi mới với những cách làm hay, qua đó thu hút bạn đọc, đưa sách đến với các tầng lớp nhân dân, xây dựng thói quen đọc sách trong cộng đồng. Ngày hội đọc sách của Thư viện tỉnh Bắc Ninh. Đến Thư viện tỉnh Bắc Ninh có thể thấy nhiều thay...