Những thần đồng nổi tiếng thế giới
Trong khi phần lớn những đứa trẻ đồng trang lứa vẫn học tiểu học, nhiều thần đồng đã tốt nghiệp đại học, có nghiên cứu riêng, giữ nhiều kỷ lục thế giới hay nhận giải Nobel.
Thần đồng Priyanshi Somani người Ấn Độ bắt đầu tính nhẩm từ năm 6 tuổi. Năm 11 tuổi, cô bé trở thành người trẻ nhất tham gia cuộc thi tính nhẩm thế giới vào năm 2010 và giành chiến thắng. Priyanshi cũng là thí sinh duy nhất thực hiện chính xác các phép cộng, nhân, khai căn trong tất cả 5 kỳ thi. Tên của cô xuất hiện trong sách kỷ lục danh tiếng như Limca, Guinness.
Elaina Smith (Anh) trở thành nhà tư vấn tâm lý trẻ nhất thế giới khi mới 7 tuổi. Cô bé cũng là phát thanh viên nhỏ tuổi nhất. Đài phát thanh địa phương mời Elaina về làm việc sau khi em gọi đến và tư vấn cho thính giả đang muốn chia tay người yêu. Ấn tượng trước cách nói chuyện của cô bé thông minh, nhà đài mời Elaina Smith cộng tác hàng tuần để đưa ra lời khuyên cho hàng nghìn thính giả về chuyện tình cảm.
Michael Kevin Kearney nổi tiếng là người trẻ nhất tốt nghiệp đại học (10 tuổi). Thần đồng sinh năm 1984 này cũng lập hàng loạt kỷ lục thế giới và trở thành giảng viên đại học năm 17 tuổi. Michael biết nói khi mới vài tháng tuổi. Năm 2008, Michael tham gia chương trình Ai là triệu phú và giành mức thưởng cao nhất, một triệu USD.
Gregory Smith có thể nhớ và trích dẫn các cuốn sách khi mới 14 tháng tuổi. Thần đồng sinh năm 1990 trúng tuyển đại học khi lên 10. Anh cũng là người trẻ nhất nhận bằng thạc sĩ từ Đại học Virginia. Gregory từng đi khắp thế giới với vai trò nhà hoạt động xã hội vì hòa bình và quyền trẻ em. Năm 12 tuổi, Gregory Smith nhận giải Nobel Hòa bình. Thần đồng cũng là nhà sáng lập International Youth Advocates, tổ chức thúc đẩy các nguyên tắc hòa bình và sự thấu hiểu giữa người trẻ trên toàn thế giới.
Saul Aaron Kripke, sinh năm 1940, nổi tiếng nhờ tự học tiếng Do Thái cổ khi mới 6 tuổi. Sau 3 năm học, ông đã đọc hết các tác phẩm của Shakespeare. Trước khi hoàn thành chương trình tiểu học, Kripke nắm vững nội dung các công trình của Descartes, những vấn đề toán học phức tạp và đưa ra định lý về modal logic năm 17 tuổi. Năm 1958, Kripke theo học tại ĐH Harvard rồi nhận bằng cử nhân xuất sắc ngành Toán. Trong khi học năm hai đại học, ông giảng dạy môn logic trình độ sau đại học tại Viện Công nghệ Massachusetts.
Video đang HOT
Sinh năm 2007, Aelita Andre (Australia) có tranh treo tại triển lãm danh tiếng khi mới hai tuổi. Họa sĩ nhí này nổi tiếng nhờ các tác phẩm theo trường phái siêu thực. Cô bé bắt đầu vẽ rất sớm và đến năm 4 tuổi, em đã có triển lãm cá nhân tổ chức tại New York, Mỹ.
Thần đồng âm nhạc Cleopatra Stratan sinh năm 2002 tại Moldova, một quốc gia châu Âu. Năm 3 tuổi, giá để Cleopatra biểu diễn một bài hát lên đến 1.000 euro. Em là ca sĩ trẻ nhất thành công về mặt thương mại nhờ việc ra đĩa đơn La Varsta de Trei ani. Cô bé cũng lập kỷ lục biểu diễn liên tục hai tiếng đồng hồ trước lượng khán giả khổng lồ và là nghệ sĩ nhận catse cao nhất, đồng thời là người trẻ nhất nhận giải thưởng MTV cũng như có bài hát xếp hạng No.1 ở nước này.
Năm 2004, thần đồng máy tính Arfa Karim (Pakistan) trở thành người trẻ nhất nhận chứng chỉ Microsoft Certified Professional khi 9 tuổi. Cô đại diện cho Pakistan tham dự nhiều diễn đàn quốc tế, bao gồm Hội nghị Các nhà phát triển TechEd. Một công viên khoa học ở Lahore được đặt tên theo thiên tài nhí này. Bill Gates từng mời Arfa đến thăm trụ sở của Microsoft tại Mỹ. Năm 16 tuổi, thần đồng máy tính qua đời tại bệnh viện sau cơn động kinh.
Với IQ 146, Akrit Jaswal (Ấn Độ) được gọi là “cậu bé thông minh nhất thế giới”. Năm 2000, Akrit, 7 tuổi, nổi tiếng sau khi thực hiện ca phẫu thuật đầu tiên tại nhà cho một cô gái bị bỏng. Thần đồng tập trung theo đuổi ngành Y và trở thành người trẻ nhất được nhận vào đại học y ở Ấn Độ (Đại học Punjab) lúc 12 tuổi.
Kim Ung Yong, sinh năm 1962, được coi là thần đồng nổi tiếng nhất lịch sử với IQ kỷ lục 210. Năm 4 tuổi, ông có thể đọc sách bằng tiếng Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Đức và giải các bài toán tích phân, vi phân. Từ năm 3 tuổi đến 6 tuổi, ông là sinh viên dự thính ngành Vật lý tại Đại học Hanyang. Năm 7 tuổi, NASA mời Kim Ung Yong sang Mỹ. Ông hoàn thành chương trình đại học, thậm chí nhận bằng tiến sĩ tại Đại học bang Colorado trước năm 15 tuổi.
Theo Zing
Nam sinh đầu tiên trên thế giới đạt điểm AP Vật lý tối đa
Sau khi hoàn thành bài thi hồi tháng 5, nam sinh người Mỹ khá tự tin song cậu vẫn bất ngờ khi biết mình là người đầu tiên trên thế giới đạt điểm AP Vật lý tối đa.
Hồi tháng 5, Jason Xia, nam sinh trường Trung học Naperville North ở Illinois, Mỹ, tham gia kỳ thi AP 1 Vật lý. Jason khá tự tin và hy vọng mình đạt điểm tối đa, Chicago Tribune cho hay.
Sau đó, thiếu niên 16 tuổi nhận được kết quả bất ngờ - cậu là thí sinh duy nhất trên thế giới đạt điểm tối đa ở AP 1 Vật lý.
Cuối tháng 10, College Board xác nhận Jason Xia là người duy nhất trong số 170.144 thí sinh đạt 80/80 điểm ở môn Vật lý.
Cơ quan này đưa ra kỳ thi AP 1 và 2 cho môn Vật lý từ năm 2015. Đến nay, hơn 2,6 triệu thí sinh đã tham gia thi một trong số 38 kỳ thi AP do College Board tổ chức (gần 400 người đạt điểm tối đa ở các môn không phải Vật lý).
Jason không phải học sinh duy nhất của Naperville North làm được điều này. Trước đó, Kelvin Li đạt điểm tối đa cho bài thi AP môn Kinh tế vĩ mô. Cùng đợt, 74 thí sinh khác trong tổng số 82.681 thí sinh đạt điểm tương tự.
Năm 2016, 25 trong số 296.778 thí sinh làm bài thi Chính trị và Chính quyền đạt điểm tuyệt đối. Tuy nhiên, với môn Vật lý, Jason Xia là người duy nhất làm được điều đó.
Nam sinh chia sẻ ngay sau khi hoàn thành môn thi cuối cùng, cậu khá tự tin và nhận định có thể đạt điểm tối đa cho bài thi AP (5 điểm - thông thường, các trường đại học, cao đẳng cấp chứng chỉ cho những thí sinh đạt điểm AP từ 3 trở lên).
Jason Xia chụp ảnh cùng thầy Kevin Farrell (trái) và thầy Mark Rowzee tại trường Trung học Naperville North. Ảnh: Naperville Sun.
Thành tích xuất sắc của Jason khiến bố mẹ cậu hài lòng. Ông Sean Xia, bố của nam sinh 16 tuổi, là người mở thư từ College Board. Ông gần như không dám tin vào những gì mình đọc được vì Jason không chuẩn bị kỹ cho kỳ thi.
Jason không thông báo tin này cho nhiều bạn bè và chỉ những người bạn thân thiết mới biết đến thành tích tuyệt vời của cậu. Thậm chí, nam sinh không báo với giáo viên dù cậu khẳng định các thầy cô đã giúp mình hiểu biết sâu hơn về môn Vật lý.
Khi biết tin học trò đạt thành tích xuất sắc qua báo đài, giáo viên rất tự hào. Mark Rowzee, thầy giáo dạy Vật lý của Jason, cho biết nam sinh ham học, luôn sẵn sàng đặt câu hỏi khi không hiểu. Ông cho rằng đây là một trong những tố chất quan trọng nhất của người học Vật lý.
Kevin Farrell, người dạy Jason hồi năm ngoái, khẳng định thành tích học trò cũ đạt được "rất xuất sắc".
"Nó là kết quả của quá trình học tập chăm chỉ cùng sự thông minh của cậu ấy. Jason rất xuất sắc. Cậu ấy luôn đòi hỏi bản thân phải cố gắng để trở nên ưu tú", thầy Kevin nói.
Ông cho biết thêm Jason không chỉ dành thời gian tìm hiểu môn Vật lý, mà còn hỗ trợ các bạn học môn này tốt hơn. Với vốn kiến thức chắc chắn, cậu gần như có thể giải đáp mọi thắc mắc của học sinh trong lớp.
Cậu đặt mục tiêu lọt vào vòng hai của kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế trong năm nay và khá tự tin. Hiện tại, nam sinh chưa tính việc học đại học.
Chương trình xếp lớp nâng cao (Advanced Placement - AP) bao gồm các khóa học hoặc kỳ thi sau trung học tạo cơ hội cho các học sinh đạt thành tích cao được xếp lớp nâng cao và/hoặc nhận tín chỉ cho các khóa cấp đại học khi vẫn còn là học sinh trung học.
Những học sinh hoàn thành bài thi AP với điểm 4 hoặc 5 (một số cơ sở giáo dục chỉ yêu cầu điểm 3) có thể được cấp chứng chỉ tại các trường đại học trên khắp thế giới sau khi được nhận vào trường đại học đó.
Chương trình AP được công nhận và chấp nhận tại nhiều trường đại học danh tiếng.
Theo Zing
Nghiên cứu mới: Con thông minh tại mẹ Một nghiên cứu mới đây cho thấy trí thông minh của trẻ được di truyền từ người mẹ. Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã biết rằng trí thông minh là yếu tố có thể di truyền. Tuy nhiên, tới gần đây, họ vẫn tin rằng trí thông minh của một đứa trẻ phụ thuộc vào cả bố lẫn mẹ. Thực tế, một...