Những thách thức khi chuyển đổi số với ngành ngân hàng
Chuyển đổi số cần phải thay đổi mô hình quản trị, kinh doanh, cấu trúc sản phẩm, dịch vụ thích ứng với xu hướng khách hàng thế hệ số, đồng thời phòng ngừa rủi ro an ninh mạng và bảo vệ bí mật thông tin khách hàng…
Trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 – Industry 4.0 Summit 2019 mới đây, ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, thời gian qua ngành ngân hàng Việt Nam đã tiên phong trong việc tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bằng cách áp dụng những tiến bộ công nghệ tài chính (fintech) vào các ứng dụng như thanh toán qua di động, mã QR chuẩn hóa, ví điện tử, số hóa thông tin thẻ, thanh toán thẻ chíp đối với thẻ nội địa…
Nói rõ hơn về việc chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng, ông Nguyễn Kim Anh, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết ứng dụng internet vạn vật (IoT) cho phép khách hàng truy cập sử dụng dịch vụ ngân hàng, kết nối với các hệ sinh thái số khác trên nền tảng internet hoặc cung ứng các dịch vụ ngân hàng thông qua ứng dụng được cài đặt ngay trên điện thoại di động.
Bên cạnh những cơ hội, theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước các ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong thay đổi mô hình quản trị, kinh doanh, cấu trúc sản phẩm, dịch vụ thích ứng với xu hướng khách hàng thế hệ số, nền kinh số cũng như thách thức trong phòng ngừa rủi ro an ninh mạng và bảo vệ bí mật thông tin khách hàng…
Ngân hàng Việt Nam đã tiên phong trong việc tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Để giải quyết những khó khăn trong việc chuyển đổi số, ông Kim Anh cho biết Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ hỗ trợ, đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng – một trong những giải pháp để các ngân hàng vượt qua thách thức này. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ hoàn thiện cơ chế chính sách trong lĩnh vực ngân hàng thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo thuận lợi thúc đẩy mô hình kinh doanh, quản trị điều hành theo hướng bứt phá, đổi mới sáng tạo nhưng vẫn chú trọng tới công tác đảm bảo an ninh mạng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hạn chế rủi ro.
Xây dựng và phát triển hạ tầng công nghệ theo hướng đồng bộ, tập trung thống nhất khả năng tích hợp, kết nối với các ngành, lĩnh vực khác để cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số và nâng cao chất lượng phục vụ, tăng tính tiện ích trải nghiệm cho khách hàng.
Ưu tiên đầu tư, ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ 4.0 vào hoạt động ngân hàng; phát triển ngân hàng theo mô hình ngân hàng số, trong đó lấy thanh toán số làm cửa ngõ để kết nối liền mạch với các ngân hàng khác…
Theo VietQ
Video đang HOT
Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng
Chiều 2/10, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo Ngân hàng thông minh với chủ đề 'Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng'.
Ngân hàng số.
Trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2019 do Ban Kinh tế Trung ương cùng một số bộ, ngành liên quan chủ trì và chỉ đạo tổ chức từ ngày 2-3/10/2019, chiều 2/10, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo Ngân hàng thông minh với chủ đề "Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng" với sự tham gia đông đảo của các nhà quản lý, các chuyên gia trong nước và quốc tế.
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, ông Nguyễn Hồng Sơn - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông đã đặt ra những nền tảng quan trọng cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Cuộc cách mạng này đang tạo ra sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, kinh doanh và quản trị.
Các công nghệ kỹ thuật số như điện toán đám mây, internet vạn vật, robot hiện đại, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo đã và đang làm thay đổi cách chúng ta sống, làm việc, tiêu thụ và sản xuất hàng hóa, dịch vụ.
Những thay đổi này đòi hỏi tất cả các ngành, đặc biệt là ngành tài chính phải chuyển đổi nhanh chóng để có thể cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngày càng phức tạp hơn, cá biệt hóa hơn, thân thiện với khách hàng hơn.
Công nghệ số không chỉ giúp nâng cao hiệu quả cung cấp các dịch vụ truyền thống như dịch vụ thanh toán, cho vay, huy động vốn... mà còn tạo ra những sản phẩm và dịch vụ hoàn toàn mới như sự ra đời của các đồng tiền kỹ thuật số, đồng tiền mã hóa (crypto currency), thanh toán không sử dụng đồng tiền pháp định, huy động vốn bằng đồng tiền mã hóa, thậm chí ngân hàng trung ương nhiều nước cũng đang nghiên cứu khả năng phát hành tiền kỹ thuật số thay vì đồng tiền ký hiệu (token currency) như hiện nay.
Nhận thức được xu thế tất yếu này và để có thể cạnh tranh, phát triển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn đề nghị đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước, đại diện tổ chức tài chính, tất cả đại biểu tham gia hội thảo cùng chia sẻ thẳng thắn những cơ hội, thách thức, những kinh nghiệm quý báu trong việc chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng, đề xuất những giải pháp, cơ chế, chính sách phù hợp, hiệu quả giúp ngành ngân hàng phát triển năng lực cạnh tranh toàn cầu một cách bền vững.
Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhấn mạnh: Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư với sự giao thoa, hòa quyện của các công nghệ số, vật lý, sinh học, có tác động lớn và phát triển theo cấp số nhân có thể làm thay đổi hoàn toàn cách thức con người sống, làm việc và điều hành xã hội, đang tác động mạnh mẽ tới chính sách phát triển của các quốc gia.
Trước bối cảnh đó, ngành Ngân hàng cũng đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, đòi hỏi sự chuyển đổi sang mô hình kinh doanh mới tích hợp công nghệ trong các hoạt động và số hóa trong các quy trình nghiệp vụ theo hướng tự động, thông minh, giúp ngân hàng có thể tiến hành kinh doanh cung ứng sản phẩm dễ dàng trên nền tảng số, khai thác các dữ liệu hiệu quả để gia tăng trải nghiệm và gắn kết khách hàng.
Quá trình chuyển đổi số trở thành nhu cầu tất yếu giúp các ngân hàng vượt lên thách thức, tạo lợi thế cạnh tranh, chủ động thích ứng và phát triển bền vững trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và sự nổi lên của kinh tế số.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho rằng, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngân hàng số nhờ quy mô dân số lớn với 96 triệu dân, cơ cấu dân số vàng, 56 triệu người tham gia thị trường lao động, tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh ở mức cao (chiếm 72%), 62 triệu thuê bao 3G, 4G kết nối Internet, giới trẻ ưa thích công nghệ.
Các ngân hàng Việt Nam đã ý thức rõ tầm quan trọng của việc chuyển đổi ngân hàng số, đã chủ động nghiên cứu các công nghệ mới ứng dụng trong hoạt động kinh doanh, bước đầu đạt kết quả nhất định.
Với tinh thần thúc đẩy đổi mới sáng tạo, lấy khách hàng là trọng tâm, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Kim Anh cho biết, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hỗ trợ chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng thông qua các định hướng: Hoàn thiện cơ chế chính sách trong lĩnh vực ngân hàng thích ứng với cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, tạo thuận lợi thúc đẩy mô hình kinh doanh, quản trị điều hành trong lĩnh vực ngân hàng theo hướng bứt phá, đổi mới sáng tạo những vẫn chú trọng tới công tác đảm bảo an ninh mạng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hạn chế rủi ro thách thức từ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.
Xây dựng và phát triển hạ tầng công nghệ theo hướng đồng bộ, tập trung thống nhất có khả năng tích hợp, kết nối với các ngành lĩnh vực khác để cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số và nâng cao chất lượng phục vụ tăng tính tiện ích trải nghiệm cho khách hàng.
Ưu tiên đầu tư, ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ của cách mạng Công nghiệp lần thứ tư vào hoạt động ngân hàng, ưu tiên phát triển ngân hàng theo mô hình ngân hàng số, trong đó lấy thanh toán số làm cửa ngõ để kết nối liền mạch với các ngân hàng khác.
Coi nguồn nhân lực ngân hàng có chất lượng là nhân tố quyết định trong chuyển đổi số ngân hàng, phát triển ngân hàng số tại Việt Nam; chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Ngân hàng giúp người lao động ngành Ngân hàng được trang bị những kỹ năng phát triển năng lực thích ứng với bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.
Nhân dịp này, các chuyên gia, nhà quản lý đã chia sẻ và thảo luận những nội dung liên quan đến ngành Ngân hàng trong tiến trình chuyển đổi số, cơ hội và thách thức.
Phiên thảo luận bàn tròn đề xuất những kế hoạch, chiến lược cho các doanh nghiệp để năm bắt cơ hội mà Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đem lại cho ngành Ngân hàng.
Trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2019, còn có các hội thảo chuyên đề: Thành phố thông minh "Xây dựng đô thị thông minh trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia"; sản xuất thông minh "Chuyển đổi số ngành sản xuất hướng tới sản xuất thông minh"; năng lượng thông minh "Phát triển năng lượng thông minh: Ưu tiên chiến lược trong chuyển đổi số quốc gia"; kinh tế số "Phát triển thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế số tại Việt Nam".
Song song với các phiên hội thảo chuyên đề, Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2019 diễn ra với gần 80 gian hàng đến từ các công ty trong nước và quốc tế tiêu biểu như: VNPT, VIETTEL, Qualcomm, FPT, Vietcombank, ABB, Samsung, SAP, CMC...
Triển lãm được chia thành các khu vực trưng bày với các sản phẩm và giải pháp công nghệ tiên tiến.
Các công nghệ tiêu biểu bao gồm thiết bị 5G, công nghệ cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, robot Yumi ... mang lại trải nghiệm thiết thực cho người tham gia.
Khu vực trải nghiệm cung cấp cho khách cơ hội tương tác trực tiếp với robot hoặc trải nghiệm thực tế với các công nghệ thực tế ảo.
Ngoài ra, sự kiện năm nay có sự xuất hiện của hai khu vực có tên Korea Smart City và Samsung Smart City giới thiệu các mô hình và giải pháp hấp dẫn từ các tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc.
Khu vực này sẽ mang đến hai không gian trình bày mô hình thành phố thông minh bổ sung và các công nghệ đột phá 4.0 như robot, an ninh mạng, cảm biến thông minh, hệ thống giao thông thông minh và Internet of Things từ tập đoàn công nghệ Hàn Quốc.
Theo Bnews
'Uber thách thức taxi, Fintech thách thức ngân hàng truyền thống' 'Vấn đề của Chính phủ là có dám chấp nhận các mô hình kinh doanh mới này hay không? Nếu dám chấp nhận nhưng lại là người sau cùng chấp nhận thì cũng không có nhiều giá trị', Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết. "Thông minh hơn và tiếp tục thông minh hơn" Phát biểu tại Diễn đàn CEO 2019 chủ đề...