Dưới đây là những tật xấu phổ biến nhất nhé!
Ngủ gật trong lớp
Những tiết học kéo dài, nhàm chán, cộng thêm thầy cô ở Đại học dễ tính và không khắt khe nên sinh viên đa số “được quyền” không học thì có thể ngủ, miễn không làm mất trật tự của lớp. Một trong những lý do ngủ gật của các bạn là: do thức khuya từ hôm qua, môn học khó hiểu, nhàm chán hay phải học trong một thời gian dài, không được nghỉ ngơi,… sẽ dẫn tới tình trạng mệt mỏi và chỉ muốn ngủ.
T.Hằng (Đại học Thương Mại) nói: “Chẳng hiểu sao cứ đến giờ học mấy môn “đậm chất” lý thuyết là mình không thể nào cưỡng lại cơn buồn ngủ, dù ngày hôm đủ đã ngủ đủ giấc rồi.”
Video đang HOT
Trốn tiết
Khi là sinh viên, bạn có quyền được nghỉ bao nhiêu tiết nhất định. Do đó, bạn có thể nghỉ bất cứ ngày nào bạn muốn. Không hiếm cảnh tượng sinh viên tập trung ở hàng nước, can-tin nói chuyện, hàn huyên thay vì ngồi trong lớp học. Lý giải điều này, nhiều bạn cho rằng những tiết học phụ, không điểm danh hoặc thầy cô dễ tính thì có thể trốn đi giải lao một chút.
Còn với học sinh, thầy cô quản thúc gắt gao hơn nên để trốn tiết cũng không phải dễ. Là sinh viên thì được “thoải mái” ngồi ở hàng nước trước cổng nhưng học sinh chúng ta đa số vẫn chỉ loanh quanh trong khuôn viên trường như: can-tin, phòng y tế hoặc túm tụm ở một góc kín đáo nào đó.
M.Thắng (lớp 11 trường BTX) chia sẻ: “Chuyện trốn tiết, cúp học này là bình thường rồi. Ai mà chẳng một vài lần. Ốm, chán học, môn phụ không cần lên lớp. Nói chung là có rất nhiều lý do để học sinh bọn mình cúp học.”
“Máy photocopy”
Đây là cụm từ ám chỉ một trong những tật xấu của học sinh lẫn sinh viên như: “copy” tài liệu ôn thi, “copy” bài tập về nhà, “copy” trong giờ kiểm tra,…
Việc “copy” tài liệu của bè bạn hay trên mạng về để học rồi biến kiến thức đó thành của mình không có gì xấu nhưng nhiều bạn thay vì học bài nghiêm chỉnh thì lại lấy bài đó làm thành bài của mình.
Cô T.Loan (giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) nói: “Mỗi lần chấm bài luận tôi lại thấy có một vài bài na ná nhau, thậm chí giống tới 90%. Tra ra mới biết toàn trên mạng. Chuyện các bạn lấy tư liệu trên Internet không xấu, thậm chí rất tốt nhưng phải biết cách học, biến nó thành của mình.”
Nước tới chân mới nhảy
Bình thường thì bỏ bê bài vở, đến lúc gần thi mới cuống cuồng học đêm học ngày. Đề tài tiểu luận hay bài tập về nhà, hiếm có bạn nào nghiêm túc thực hiện ngay mà thường đợi đến gần thời hạn nộp mới bắt tay vào làm. Là sinh viên, ý thức tự học được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tự học. Do không bị kiểm tra gắt gao hay có người đốc thúc nên nhiều sinh viên mắc bệnh lười và luôn rơi vào tình trạng “nước tới chân mới nhảy”, lúc thì quá rảnh rỗi, lúc lại quá bận rộn với hàng loạt bài tập, thuyết trình, tiểu luận, kiểm tra.
Theo PLXH
Tin mới nhất
Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao
13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn
12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại
11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ
10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày
10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023
10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non
08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp
07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội
07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023
07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh
07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...