Những tập đoàn ‘hứng đòn’ nếu Mỹ trừng phạt SMIC
Hàng chục tập đoàn trên thế giới có thể bị thiệt hại nặng nếu SMIC, nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, bị Mỹ đưa vào danh sách đen.
Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn quốc tế (SMIC) đang bị chính quyền Mỹ xem xét đưa vào danh sách đen thương mại. Nếu điều này xảy ra, SMIC sẽ gặp khó khăn về nguồn cung, khi các đối tác cung ứng đến từ Mỹ phải xin giấy phép đặc biệt. Điều này cũng gây tác động không nhỏ đến thị trường khi nhiều tập đoàn công nghệ lớn đang là khách hàng của SMIC.
SMIC là công ty bán dẫn hàng đầu Trung Quốc hiện nay, chỉ đứng sau TSMC của Đài Loan, đồng thời sở hữu một trong những xưởng đúc hiếm hoi tại Trung Quốc có thể sản xuất vi xử lý trên quy trình 14 nm.
Bên trong nhà máy sản xuất chip SMIC tại Trung Quốc.
Video đang HOT
SMIC đã huy động được 7,8 tỷ USD khi niêm yết trên thị trường chứng khoán Thượng Hải hồi tháng 7, khoảng hơn một năm sau khi rút khỏi thị trường chứng khoán New York. Đây là giá trị phát hành công khai lần đầu cao nhất tại Trung Quốc trong 10 năm qua.
Dữ liệu thống kê cho thấy nhà cung ứng hàng đầu của SMIC là ASML Holdings, hãng sản xuất máy quang khắc lớn nhất thế giới hiện nay. Tập đoàn có trụ sở tại Veldhoven, Hà Lan, chiếm 11% chi phí tài sản cố định của SMIC tính đến tháng 4/2020, trong khi tập đoàn Trung Quốc đóng góp 0,12% doanh thu cùng kỳ cho ASML Holdings.
Mỹ là quốc gia có nhiều nhà cung cấp nhất cho SMIC, chiếm một phần ba trong tổng số 30 hãng cung ứng cho nhà sản xuất chip Trung Quốc. Doanh nghiệp lớn nhất trong số này là Lam Research có trụ sở tại Fremont, bang California. Đây là hãng chuyên sản xuất máy khắc plasma dùng để chế tạo chip silicon, chiếm 8,5% tài sản tại SMIC, trong khi SMIC mang về cho Lam Research khoảng 1,1% doanh thu hàng năm.
Các công ty Trung Quốc đại lục đứng thứ hai trong danh sách nhà cung cấp với 6 doanh nghiệp, trong khi Đài Loan xếp thứ ba với 4 công ty. Tiếp sau đó là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức và Israel, mỗi nước có hai công ty cung ứng cho SMIC.
Tập đoàn Công nghiệp Silicon Quốc gia (NSIG), hãng chuyên sản xuất đĩa bán dẫn, sẽ là doanh nghiệp Trung Quốc dễ chịu tác động nhất nếu SMIC bị cấm vận. 26,5% doanh thu của tập đoàn này đến từ SMIC, trong khi họ nắm 2,3% chi phí tài sản cố định của nhà máy chế tạo chip.
Huawei, nhà sản xuất thiết bị cơ sở hạ tầng 5G lớn nhất thế giới, hiện là khách hàng lớn nhất của SMIC và chiếm 18,7% doanh thu hàng năm của nhà sản xuất chip. Huawei dành khoảng 1% chi phí đầu tư mỗi năm để mua sản phẩm từ SMIC.
Qualcomm sẽ là khách hàng Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi các lệnh cấm vận nhằm vào SMIC. Tập đoàn Mỹ chuyên cung cấp bộ xử lý cho điện thoại Apple, Motorola và Samsung, đóng góp 8,6% doanh thu cho SMIC và dành mức đầu tư 3,9% mỗi năm để mua sản phẩm từ hãng chip Trung Quốc.
13 trong 38 khách hàng lớn nhất của SMIC nằm tại Trung Quốc, chiếm 38%, và mang về khoảng 20% doanh thu cho SMIC tính đến giữa tháng 8 năm nay. Xếp thứ hai là Đài Loan với 26%, trong khi Mỹ đứng thứ ba với 24% danh sách khách hàng. Hàn Quốc xếp thứ tư với 3 doanh nghiệp, tương đương 7%, nhận sản phẩm từ nhà sản xuất Trung Quốc.
Mỹ xem xét cấm nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc
Bộ Quốc phòng Mỹ vừa xác nhận các cơ quan chính phủ đang thảo luận về việc liệu họ có thêm SMIC vào Danh sách đen của Bộ Thương mại cấm buôn bán với các công ty Mỹ hay không.
SMIC sẽ gặp khó trong hoạt động sản xuất nếu bị liệt vào Danh sách đen của Mỹ
Theo Engadget, với tư cách là nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất của Trung Quốc, SMIC sẽ bị giáng một đòn nghiêm trọng nếu bị đưa vào danh sách cấm, bởi công ty này không thể có được nhiều thiết bị từ Mỹ để sản xuất và thử nghiệm chip.
Các nguồn tin trao đổi với Wall Street Journal cho biết, đã có những mối lo ngại từ chính phủ Mỹ liên quan đến việc SMIC có thể đang trợ giúp cơ sở hạ tầng quốc phòng của Trung Quốc. Nhà thầu quốc phòng Mỹ SOS International gần đây đưa ra một báo cáo khẳng định SMIC đã làm việc với một trong những công ty quốc phòng lớn nhất Trung Quốc và các nhà nghiên cứu liên kết với quân đội Trung Quốc đang thiết kế các dự án sử dụng công nghệ SMIC.
SMIC đã bác bỏ cáo buộc liên quan đến các hoạt động mà SOS tuyên bố và khẳng định họ chỉ cung cấp chip và dịch vụ cho mục đích dân sự, đồng thời hãng "không có mối quan hệ nào với quân đội Trung Quốc". Trong khi đó, SOS bảo vệ tuyên bố của mình và cho rằng SMIC đã nhúng sâu vào các dự án quân sự.
Các mối liên kết với quân sự của SMIC vẫn chưa được xác nhận vững chắc, vì vậy không có gì đảm bảo các cuộc thảo luận sẽ dẫn đến lệnh cấm đối với công ty của Trung Quốc. Nhưng nếu Mỹ thêm SMIC vào Danh sách đen, nó có thể làm leo thang đáng kể một cuộc chiến thương mại vốn đã rất căng thẳng trước đó. Nếu có rất ít hoặc không có lựa chọn thay thế các bộ phận của Mỹ, khó khăn trong việc phát triển hoặc duy trì sản xuất của SMIC sẽ ở mức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến Huawei và nhiều gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc khác.
Dĩ nhiên Trung Quốc sẽ không thể ngồi yên khi họ có thể mở rộng đòn trả đũa và làm tổn thương các công ty Mỹ phụ thuộc vào sản xuất và các bộ phận Trung Quốc cho sản phẩm của họ. Mọi thứ có thể trở nên xấu đi rất nhanh.
Nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc tìm cách huy động thêm 2,8 tỉ USD Semiconductor Manuafacturing International Corporation (SMIC) đang cố gắng tăng tiềm lực tài chính để đầu tư vào công nghệ khi mối quan hệ Mỹ - Trung ngày càng trở nên căng thẳng. Ảnh: Reuters Nhà sản xuất chip hợp đồng lớn nhất Trung Quốc mới đây cho biết đã nộp đơn niêm yết lên Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải với mục...