Những tâm tư gan ruột của phụ huynh trường quốc tế có bữa ăn “nhìn muốn khóc”
“Trường rất đẹp, rất hoành tráng nhưng quý vị đang chạy theo điều gì vậy? Cắt bớt một tòa nhà không sao hết, cắt bớt một giá trị sống nó đau đớn, tổn hại vô cùng”.
Trong buổi làm việc với Trường quốc tế Việt Úc ngày 23/9 sau sự việc bữa ăn đắt đỏ nhưng “nhìn muốn khóc”, phụ huynh ngôi trường này đã bức xúc kể tình cảnh con bị đói khi ở trường thời gian qua. Họ vẫn không hình dung nổi, bố mẹ phải chi trả rất nhiều tiền mà con lại rơi vào tình cảnh “đói ăn” thế này.
Phụ huynh Trường quốc tế Việt Úc cơ sở Sala trong buổi làm việc với nhà trường
Ngoài bữa ăn, phụ huynh cũng phản ánh nhiều vấn đề như thái độ hành xử của giáo viên, chất lượng của giáo viên tại trường. Một số tình huống giáo viên xúc phạm, kỳ thị học trò được nhắc đến.
Bức xúc, cảm giác bị lừa gạt, lo lắng, thất vọng… nhưng trong buổi họp, không một lời lẽ chửi bới, tức giận mà lại những tâm tư gan ruột của những người làm cha làm mẹ cùng những ý kiến đóng góp văn minh, xây dựng.
Phụ huynh “cảnh tỉnh” làm giáo dục chạy lợi nhuận
Trong buổi làm việc, anh Huynh (tên nhân vật đã được thay đổi) có những lời chia sẻ làm nhiều người trong phòng phải chảy nước mắt.
Ông bố cố kiềm chế âm lượng giọng nói của mình, chia sẻ: Trường to cũng rất đáng ngưỡng mộ. Nhưng trường to đẹp là để chúng ta dễ dàng “cấy” 7 giá trị sống cho học sinh, chứ không phải đưa 7 giá trị ra treo lên ở trường cho đẹp, cho vui.
Phụ huynh gửi các kiến nghị đến nhà trường sau sự việc bữa ăn “nhìn muốn khóc”
Một đứa học trò bước vào trường rồi ngày bước ra, mái trường thế nào chúng sẽ quên nhưng nhân cách “cấy” trong con người các em mới là thứ đi theo các em suốt đời. Đứa trẻ biết người biết tự trọng là thế nào, biết không giành ăn khi đói, không phân biệt, kỳ thị bước ra xã hội, chúng không cảm thấy mất tự tin vì bị kỳ thị, phân biệt…
“Cái đó là điều chúng tôi cần, chứ chúng tôi không cần những căn phòng to, những căn phòng đẹp như thế này rồi chụp lên.
Một nhà thờ khi cháy, chúng ta hướng vào những người quỳ xuống để cầu nguyện chứ không cần những người chụp hình selfi cho người khác xem”, ông bố bày tỏ.
Rồi anh Huynh đặt câu hỏi: “Trường rất đẹp, rất hoành tráng nhưng quý vị đang chạy theo điều gì? Chúng tôi không biết nữa. Ngộ độc về thực phẩm dễ chữa lắm, vài ngày là hết nhưng ngộ độc về tinh thần nó làm héo mòn con người.
Chúng tôi bỏ tiền ra để con đi học ở trường, để mong rằng con học được các giá trị cốt lõi, để khi ra đời không đồng tiền nào mua được sự chính trực của con, không mua được đam mê của nó. Mà giờ đây chúng ta phải ngồi đây để nói về bữa ăn của các em, về môi trường học.
Video đang HOT
“Cắt bớt một tòa nhà không sao hết, cắt bớt một giá trị sống nó đau đớn, tổn hại vô cùng. Chúng ta tạo môi trường để nuôi dưỡng cái gì? Nuôi dưỡng những cái tối đẹp hay làm mọi thứ cho vui mắt”, lúc này giọng người bố đã nghẹn đắng.
Phụ huynh mong nhà trường hãy trấn an giáo viên
Trong buổi làm việc, khi đang đầy lo lắng, bức xúc về bữa ăn của con bị “cắt xén”, một số vấn đề về chất lượng dạy học nhưng bất ngờ, chính phụ huynh lên tiếng đề nghị nhà trường hãy quan tâm đến giáo viên sau sự việc ồn ào này chứ không chỉ tập trung vào giải quyết sự với phụ huynh.
Chị T.L, một người mẹ thay mặt nhóm phụ huynh cho biết, sau khi phụ huynh lên tiếng thì các con đến trường đã được ăn nhiều hơn hơn chứ chưa dám nói ăn ngon hơn.
Trường quốc tế Việt Úc cơ sở Sala, nơi xảy ra sự việc bữa ăn của học trò “nhìn muốn khóc”
Cả hai vợ chồng chị, sau nhiều đêm không ngủ sau sự việc nhưng lúc này đứng trước nhà trường, chị vẫn đề nghị: “Việc đầu tiên ban điều hành nhà trường là hãy động viên và hãy trấn an giáo viên vì đó là những người trực tiếp làm việc với các con hàng ngày. Họ phân tâm trong một tiết học đã ảnh hưởng đến các con.
Chúng tôi đang làm việc với lãnh đạo cấp cao của trường nhưng học sinh thì không cần phải gặp lãnh đạo này, lãnh đạo nọ. Các con đang làm việc trực tiếp với giáo viên, mong nhà trường đừng để họ không phải lo lắng, hoang mang”.
Chị L. cho biết, hôm nay trong phản ánh của phụ huynh có đề cập đến chất lượng, thái độ của giáo viên viên trẻ trong trường. Nhưng không có nghĩa là phụ huynh mong muốn nhà thay thế giáo viên lớn tuổi.
“Tôi không hề mong, ngày mai con tôi về nói nói: “Mẹ ơi, thầy T. không còn dạy nữa” mà thay vào đó là người 45 tuổi khác mà mong rằng nhà trường hãy để ý để hướng dẫn, hỗ trợ, phát triển giáo viên trẻ, để trở thành một môi trường xây dựng để cùng phát triển”, chị nói.
Một vị phụ huynh khác bày tỏ, gia đình phải bỏ rất nhiều tiền để con theo học tại trường, thậm chí gấp cả chục lần ở bên ngoài. Họ không suy nghĩ bỏ tiền ra để mua nhà trường nhưng nhà trường phải làm sao để xứng đáng với đồng tiền mình cần từ phụ huynh. Trong đó, có chính sách, chế độ phát triển cho giáo viên của nhà trường.
Suất ăn tiểu học ngày 18/9 được chụp lại tại Trường quốc tế Việt Úc cơ sở Sala
Trước chia sẻ của phụ huynh, bà Nguyễn Thị Thanh Xuân, Hiệu trưởng hệ thống Trường quốc tế Việt Úc cho hay, đối với những vấn đề ngắn hạn, nhà trường cần khoảng một tuần để chấn chỉnh. Còn đối với những vấn đề dài hạn như chất lượng giáo viên họ cần nhiều thời gian hơn để rà soát, đưa ra giải pháp dài hơn. Và sẽ có những phản hồi chính thức vào cuộc họp với phụ huynh vào ngày 27/9 tới.
Trong buổi họp này, phụ huynh Trường quốc tế Việt Úc cơ sở Sala cũng đề xuất thành lập Hội phụ huynh trường và đề nghị nhà trường, yêu cầu nhà trường cung cấp cho phụ huynh các hợp đồng về suất ăn cho học sinh, các hóa đơn, chứng từ về nguồn gốc thực phẩm, khẩu phần và định lượng các suất ăn cho từng cấp; cung cấp các tiêu chuẩn xét tuyển giáo viên…
Cuộc cuộc gặp gỡ giữa phụ huynh và Trường quốc tết Việt Úc bắt đầu từ sự việc phụ huynh trường tại cơ sở Sala “tố” nhà trường bớt xén phần ăn của học sinh sau khi chụp lại được hình ảnh bữa ăn của con vào trưa ngày 18/9.
Bữa cơm của học sinh tiểu học có 4 món nhưng bao gồm 3 miếng gà kho nhỏ, 2 miếng cá tẩm bột chiên, ít su su xào cà rốt, canh bắp cải, đồ tráng miệng là một miếng dưa hấu Cho dù phụ huynh phải đóng tiền ăn rất cao.
Trường Quốc tế Việt Úc là một trong những trường “con nhà giàu” có tiếng ở TPHCM. Trường có mức học phí năm học 2019-2020 cao nhất là gần 425 triệu đồng/năm/học sinh ở khối 12. Mức thấp nhất là trên 143 triệu đồng/năm/học sinh tùy vào bậc học, chương trình. Chi phí ăn uống của học sinh giao động 26.460.000 đồng/năm – 38.304.000 đồng/năm/học sinh tùy bậc học.
Lê Đăng Đạt
Theo Dân trí
Con trẻ "sốc" khi bị cha mẹ gửi vào chùa tu tập
Cha mẹ gửi con vào chùa tu tập nhiều khi vì nhu cầu của mình hơn là vì mong muốn của chính đứa trẻ. Các khóa tu mang tính tích cực, mang những giá trị sống tốt đẹp nhưng nhiều trẻ có thể bị "sốc" nếu không được chuẩn bị tâm lý.
Bạn trẻ miễn cưỡng đi tu tập
Không thể phủ nhận, việc nhà chùa mở cửa đón bạn trẻ đến sinh hoạt, tu tập mở thêm không gian đẹp cho người trẻ, phụ huynh có con nhỏ. Họ có thêm nhiều lựa chọn, có thêm những trải nghiệm sống ý nghĩa trong dịp hè.
Tại đây, các bạn được trải nghiệm cuộc sống thanh đạm, chân phương, được lắng lòng mình trong những bài giảng giá trị về đạo hiếu, lễ nghĩa.
Nhiều bạn trẻ có thể vỡ òa những cảm xúc, đánh thức lòng mình khi tiếp cận những giá trị, những chân lý trong cuộc sống qua những khóa tu. Tuy nhiên, cũng như mọi hoạt động khác, một khóa tu có thể hợp với người này nhưng là "đau khổ" với người khác.
Lê Thùy Linh, sinh viên Trường ĐH KHXH&NV TPHCM kể, bản thân cô quan tâm nhiều đến Phật pháp, hàng ngày hay lên chùa làm thiện nguyện, nghe giảng Phật pháp, đọc kinh... Đặc biệt dịp hè, Linh tham gia các khóa tu tập để ăn ở, sinh hoạt trên chùa có những trải nghiệm ý nghĩa.
Tuy nhiên, Linh khẳng định không phải ai cũng hợp với các khóa học từ nhà chùa như mình. Nhiều người hiểu không đúng về các khóa tu, có những người "sốc" trước môi trường, quy định của các khóa tu khi thiếu sự chuẩn bị nhất định.
Đợt rồi, có vài người bạn của Linh đăng ký lớp tu tại một ngôi chùa ở TPHCM nhưng chỉ đến ngày thứ hai, một số bạn đã không theo được. Tâm trọng bồn chồn, lo lắng trước không gian, âm thanh trong nhà chùa... nên đã im lặng rút lui khỏi khóa học.
Cũng phải nói, nhiều phụ huynh gửi con nhỏ vào các khóa tu ở chùa thường mang nhiều kỳ vọng con có thể "tu tâm dưỡng tính", thay đổi, giác ngộ.
Có những trẻ nghiện game, mê điện tử, hay đánh nhau, chửi thề, lười học, ỉ lại... khiến bố mẹ bất lực. Thậm chí các bạn đã trải qua đủ thể loại các khóa kỹ năng sống nhưng không ăn thua, bố mẹ hy vọng vào chùa là con tu thân, giác ngộ, thức tỉnh.
Với suy nghĩ này, họ ép con theo học các khóa tu mà không để ý đến cảm giác, tính cách, khả năng thích nghi của con. Nhiều đứa trẻ bị đẩy vào không gian tĩnh mịch, hương khói, tiếng gõ mõ tụng kinh ở chùa... rơi vào cảm giác lạ lẫm, hoảng loạn.
Lên chùa "đi tu" dịp hè là lựa chọn của khá nhiều bạn trẻ (ảnh minh họa)
Không ít chùa khi mở khóa tu ngày hè cho trẻ nhỏ, học sinh - sinh viên đã gặp những tình cảnh tréo nghoe như trẻ không thuân thủ các quy định của chùa, gây gổ, đánh nhau, gây ảnh hưởng đến người khác, sử dụng điện thoại ngay trong khuôn viên; trốn khỏi chùa đi chơi hay thậm chí đưa bạn bên ngoài vào hẹn hò...
Hiểu và tôn trọng con
Chị Đinh Thúy An, nhà ở Bình Thạnh, TPHCM kể chị gửi con trai 11 tuổi theo một khóa tu hè tại chùa. Được hết ngày thứ hai, nhà chùa đã gọi điện mời bố mẹ lên để trao đổi. Cháu khóc lóc, đêm cháu không thể nào ngủ được, chứ nghe văng vẳng tiếng tụng kinh bên tai thấy sợ. Sau đó, chị đã phải đón con về.
Tuy nhiên, nhiều đứa trẻ cũng có những biểu hiện "sốc" như con chị do không được chuẩn bị tâm lý nhưng bố mẹ vẫn ép cháu các theo hết khóa. Họ không muốn con dang dở khóa học với kỳ vọng, từ môi trường nhà chùa sẽ tác động tích cực đến con.
Chuyên gia tâm lý Lê Khanh, chuyên khoa Tâm lý lâm sàng trẻ em chia sẻ khi lựa chọn bất kỳ hoạt động hay khóa học nào, phụ huynh phải cần tính đến tính cách, nhu cầu, sở thích khác nhau của mỗi đứa trẻ.
Nhiều đứa trẻ hiếu động, luôn tay luôn chân, cha mẹ mong gửi vào các khóa tu... để mong các em trầm lặng, ngồi nghe những bài giảng hàng giờ đồng hồ có thể gây ức chế cho trẻ. Từ đó, trẻ có thể gây ảnh hưởng, phiền hà đến người xung quanh.
Ông Khanh khuyến cáo, phụ huynh cần phải hiểu về tính cách, nhu cầu và cả mong muốn của trẻ, đừng chỉ vì mong muốn của mình mà làm mất niềm vui ngày hè của các các con.
Phụ huynh cần hỏi ý kiến của trẻ tránh cho trẻ cảm giác ức chế vì bị bắt buộc, bỏ rơi. Ngoài ra, nói cho con về những nguyên tắc khi tham gia các khóa tu để tránh dang dở, thất vọng.
Đặc biệt, ông Khanh nhấn mạnh việc cho con tham gia vào các khóa tu với kỳ vọng tham gia hoạt động tích cực con mình sẽ thay đổi, sẽ ngoan, linh hoạt hơn, thậm chí "hết hư"... là điều quá sức.
Cha mẹ cần hỏi ý kiến và trao đổi với trẻ những nguyên tắc khi tham gia các khóa tu hè
Một chuyên gia tâm lý ở TPHCM thẳng thắn, cha mẹ gửi con đến các khóa học kỹ năng sống như học kỳ quân đội, các khóa tu hè... thường vì nhu cầu của chính mình nhiều hơn là của con trẻ.
Có thể xem đó là một khóa để có những trải nghiệm sẽ nhẹ nhàng hơn cho tất cả, còn không hãy để trẻ về thăm ông bà nội ngoại và sống ở đó có khi còn tốt hơn là "đẩy" trẻ vào các chương trình này với đủ thứ kỳ vọng "trút" lên đầu con trẻ.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Giòi cũng thích "nhà giàu" Tưởng giòi chỉ lạc vào bữa cơm nhà nghèo, trường học bình dân hóa ra, chỗ nào nó cũng thích. Phụ huynh trường quốc tế Việt Úc bức xúc khi phát hiện dòi trong suất ăn của con vào ngày 10/5. Đen: Tưởng giòi chỉ lạc vào bữa cơm nhà nghèo, trường học bình dân hóa ra, chỗ nào nó cũng thích. Đá:...