Những tấm khiên bảo vệ nguồn nước ngọt quý giá trước biến đổi khí hậu – Bài 1: Cơn khát cận kề

Theo dõi VGT trên

“Mất nửa ngày để đi lấy nước. Cháu không còn thời gian để học”, cô gái Suman (18 tuổi) sống tại làng Rajola, Bundelkhand (Ấn Độ) than phiền.

Những tấm khiên bảo vệ nguồn nước ngọt quý giá trước biến đổi khí hậu - Bài 1: Cơn khát cận kề - Hình 1
Người dân lấy nước sinh hoạt tại điểm cấp nước của Chính phủ ở Hyderabad, Ấn Độ, ngày 22/3. Ảnh: AFP/TTXVN

Cả làng chỉ có một cái bơm tay, cách chỗ Suman ở nửa km. Hàng ngày cô phải đi đến đó từ 2 đến 3 lần. Có thời điểm, sau khi Suman chật vật dùng tay bơm gần nửa tiếng đồng hồ, chỉ có ít nước chảy ra. Bởi tình trạng thiếu nước trầm trọng, Suman buộc phải bỏ học từ nhiều năm trước.

Đây là minh chứng cho thấy tác động từ tình trạng thiếu nước lên nhiều mặt của đời sống con người, với biến đổi khí hậu là một trong những tác nhân chính.

Biến đổi khí hậu – kẻ thù của nguồn nước

Nước và biến đổi khí hậu có mối liên hệ chặt chẽ. Hầu hết tác động của biến đổi khí hậu đều liên quan đến nước. Đặc biệt, biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nước.

Charles Iceland, giám đốc toàn cầu về nước thuộc Chương trình Thực phẩm, Rừng, Nước và Đại dương của của Viện Tài nguyên thế giới (WRI) đánh giá: “Tác động trực tiếp lớn nhất của biến đổi khí hậu đối với con người trên khắp thế giới chính là nước”. Nhà thủy văn học Fred Hattermann tại Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam (Đức) phân tích, trước hết, nhiệt độ càng tăng thì nước sẽ bốc hơi càng nhiều.

Những tấm khiên bảo vệ nguồn nước ngọt quý giá trước biến đổi khí hậu - Bài 1: Cơn khát cận kề - Hình 2

Đến năm 2050, năm tỷ người, tương đương khoảng 2/3 dân số thế giới, có nguy cơ rơi vào tình trạng thiếu nước ngọt tối thiểu trong một tháng mỗi năm. Đây là dự đoán đáng báo động nằm trong báo cáo năm 2018 của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên hợp quốc.

Theo LHQ, ngay ở thời điểm này, khoảng hai tỷ người trên toàn thế giới không được tiếp cận với nước uống an toàn và khoảng một nửa dân số thế giới phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước nghiêm trọng ít nhất một lần trong năm. Những con số này dự kiến sẽ tăng lên do biến đổi khí hậu và tăng trưởng dân số.

Video đang HOT

Đáng chú ý, chỉ 0,5% lượng nước trên Trái Đất là nước ngọt có sẵn và có thể sử dụng được. Nguồn cung nước bao gồm nước bề mặt (sông, hồ, hồ chứa) và nước ngầm. Biến đổi khí hậu đang tác động nguy hiểm đến nguồn cung này. Trong hai mươi năm qua, trữ lượng nước trên mặt đất, bao gồm độ ẩm của đất, tuyết và băng, đã giảm với tốc độ 1 cm mỗi năm, gây ra rủi ro lớn cho an ninh nước.

Các chuyên gia của LHQ dự đoán, với mỗi lần tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu 1 độ C, nguồn nước tái tạo sẽ giảm 20%.

Trong bối cảnh đó, nhu cầu về nước trên toàn cầu đã tăng gấp đôi kể từ năm 1960. Một phân tích của Viện Tài nguyên Thế giới vào tháng 8/2023 cho thấy 25 quốc gia, trong đó có Ấn Độ, Iran, Mexico và Nam Phi, hiện phải đối mặt với “căng thẳng nước cao độ” hàng năm. Những quốc gia này sử dụng hơn 80% nguồn cung cấp nước tái tạo của họ để phục vụ tưới tiêu, chăn nuôi, công nghiệp và các nhu cầu sinh hoạt khác. Vì vậy, ngay cả một đợt hạn hán ngắn hạn cũng có thể khiến những nơi này đứng trước nguy cơ thiếu nước.

Hậu quả ngoài tầm kiểm soát

Những tấm khiên bảo vệ nguồn nước ngọt quý giá trước biến đổi khí hậu - Bài 1: Cơn khát cận kề - Hình 3
Người mẹ cho con nhỏ uống nước tại thị trấn Nyanzale, Bắc Kivu, CHDC Congo. Ảnh: AFP/TTXVN

Biến đổi khí hậu với căng thẳng về nước kéo dài có thể tác động tàn phá đến sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế. Phần lớn (khoảng 70%) lượng nước ngọt trên thế giới được sử dụng cho nông nghiệp, phần còn lại được phân chia cho mục đích công nghiệp (19%) và sinh hoạt (11%).

Khan hiếm nước thường khiến nông nghiệp lao đao. Do đó, nó đe dọa khả năng tiếp cận lương thực của cộng đồng. Các quốc gia mất an ninh lương thực sẽ phải chiến đấu với nạn đói, trong đó trẻ em có nguy cơ mắc các bệnh bắt nguồn từ suy dinh dưỡng hoặc các bệnh mãn tính do chế độ ăn, chẳng hạn như tiểu đường.

Nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu khiến nước ấm hơn, “mở đường” cho tảo và vi khuẩn có hại phát triển. Chúng có thể hình thành độc tố gây hại cho con người, động vật và môi trường. Tần suất và độ cực đoan ngày càng tăng của các thảm họa thiên nhiên cũng có thể dẫn đến ô nhiễm nguồn nước. Ví dụ như bão và lũ lụt cuốn theo các chất ô nhiễm và độc hại vào sông, hồ, thấm vào tầng ngậm nước ngầm. Điều này dẫn đến ô nhiễm nguồn nước và giết chết các loài thủy sản.

Biến đổi khí hậu khiến nước biển dâng cao đi kèm với nguy cơ gia tăng xâm nhập mặn. Uống nước có chứa 2% nước biển có thể làm tăng huyết áp và gây hại cho thận. Nếu nước mặn xâm nhập vào đường ống cung cấp nước, nó có thể ăn mòn đường ống và hình thành các sản phẩm phụ khử trùng độc hại trong các nhà máy xử lý nước. Sản phẩm phụ khử trùng hình thành khi các chất khử trùng phản ứng với thành phần hữu cơ có trong nước.

Xâm nhập mặn còn làm giảm tuổi thọ của cầu đường và các cơ sở hạ tầng khác. Nó được cho đã góp phần gây ra vụ sập chung cư Champlain Towers South ở Surfside, bang Florida (Mỹ) năm 2021. Xâm nhập mặn còn làm thay đổi hệ sinh thái, tạo ra những khu rừng ma do cây chết hàng loạt.

Những tấm khiên bảo vệ nguồn nước ngọt quý giá trước biến đổi khí hậu - Bài 1: Cơn khát cận kề - Hình 4
Nông dân cày ruộng trên vùng đất khô cằn ở tỉnh Badghis, Afghanistan. Ảnh: AFP/TTXVN

Tình trạng khan hiếm nước còn gây căng thẳng chính trị. Ví dụ như ở miền Nam nước Đức, tranh chấp pháp lý về nước đã tăng gấp đôi trong hai thập niên qua. Và tại Pháp, căng thẳng giữa các nhà bảo vệ môi trường và nông dân về việc xây dựng các hồ chứa nước vào tháng 3/2023 dẫn đến đụng độ bạo lực. Các hồ chứa này nhằm giúp nông dân đối mặt với điều kiện khô hạn hơn vào mùa hè bằng cách bơm nước ngầm vào mùa đông, rồi dùng chúng để tưới tiêu vào mùa hè. Tuy nhiên, các nhóm hoạt động vì môi trường cho rằng nên thực hiện các bước để cắt giảm lượng nước sử dụng. Đầu năm 2023, một nghiên cứu sử dụng dữ liệu vệ tinh cho thấy châu Âu đã phải chịu hạn hán nghiêm trọng kể từ năm 2018. Nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu gây khó khăn cho khả năng phục hồi, khiến Lục địa già mắc kẹt trong một chu kỳ nguy hiểm với nguồn nước trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết.

Các nhà quản lý đang “đau đầu” trong việc đưa ra quyết định về phân phối nước bởi phải cân bằng hài hòa nhu cầu sử dụng nước khác nhau từ ngành nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt của người dân và môi trường, trong bối cảnh nguồn nước hứng chịu nhiều rủi ro từ biến đổi khí hậu.

Có thể thấy, việc dự đoán số phận tài nguyên nước toàn cầu dựa trên kịch bản khí hậu trong tương lai là vô cùng quan trọng để phát triển các chiến lược thích ứng.

Không chỉ có các cơ quan quản lý, chính mỗi cá nhân cũng cần chung tay hành động để bảo vệ nước – nguồn sống quan trọng của nhân loại.

Chia sẻ hòa bình nguồn 'huyết mạch' của nhân loại

Như khẳng định của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres, "nước là huyết mạch của thế giới", đây là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng, quyết định sự tồn vong và an sinh của nhân loại bởi con người không thể sống thiếu nước quá 3 ngày.

Tiếp cận nguồn nước cũng là quyền cơ bản của con người, là điều kiện tiên quyết đối với phát triển bền vững, hòa bình và thịnh vượng.

Chia sẻ hòa bình nguồn huyết mạch của nhân loại - Hình 1
Người dân lấy nước sinh hoạt tại vòi nước công cộng ở Khan Younis, Dải Gaza, ngày 26/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN

Thế nhưng, biến đổi khí hậu cùng dân số tăng nhanh đã khiến huyết mạch này ngày càng suy thoái, cạn kiệt, đẩy thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng nước chưa từng có. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) coi khủng hoảng nước là một trong 5 rủi ro hàng đầu đối với thế giới xét về tác động, trong khi giới chuyên gia nhận định tầm quan trọng của nước sẽ sớm vượt dầu mỏ trong những thập niên tới.

Nhìn từ không gian, nước chiếm đa số hành tinh Xanh, bao phủ tới 3/4 diện tích bề mặt, song khoảng 97% là nước mặn, con người không thể uống hoặc dùng để sản xuất nông nghiệp. Trong số 3% lượng nước ngọt còn lại, có tới hơn 2/3 bị đóng băng trong các chỏm băng và sông băng. Như vậy, chỉ còn chưa đến 1% lượng nước ngọt có thể dùng để duy trì sự sống trên Trái Đất, tồn tại ở sông, hồ, tầng chứa nước ngầm, băng trên mặt đất... Đáng nói là nguồn cung hữu hạn này lại không phân bố đồng đều. Chẳng hạn, nếu trữ lượng nước trong tự nhiên ở Iceland là 500.000 m3/người/năm, thì con số này ở Dải Gaza chỉ dưới 60 m3. Một báo cáo của LHQ cho thấy trong khi 2 tỷ người sống ở những quốc gia mà lượng nước được sử dụng nhiều hơn lượng có sẵn trong tự nhiên, có tới 4 tỷ người phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước nghiêm trọng ít nhất mỗi năm một lần.

Nước đã hữu hạn lại thường xuyên bị tình trạng biến đổi khí hậu và gia tăng dân số đe dọa. Chỉ trong 20 năm, Trái Đất đã mất khoảng 20% lượng nước ngọt sẵn có và nếu không hành động ngay, tỷ lệ này sẽ tăng lên hơn 30% vào năm 2050. Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) khẳng định: "Thế giới đang đối mặt một cuộc khủng hoảng nước sạch chưa từng có và đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn, khi đi kèm các hệ lụy của quá trình biến đổi khí hậu". Ngay cả kịch bản "lạc quan" về việc thế giới có thể khống chế đà tăng nhiệt của Trái Đất ở mức 1,3 đến 2,4 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, thì dự báo đến năm 2050, vẫn có thêm 1 tỷ người phải sống trong điều kiện thiếu nước đặc biệt nghiêm trọng.

Thống kê cho thấy nhu cầu về nước đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 1960 và nhu cầu này có thể tăng thêm 20 - 25% vào năm 2050, trong bối cảnh dân số thế giới hiện hơn 8 tỷ người được dự báo "cán mốc" 9,6 tỷ người vào năm 2050. Ít nhất 25 quốc gia, chiếm 25% dân số thế giới, đang phải đối mặt với "tình trạng căng thẳng về nước cực kỳ cao" - tức đang sử dụng gần như toàn bộ lượng nước mình có. Tính riêng mùa hè 2023, khan hiếm nước đã ảnh hưởng đến 11% dân số Liên minh châu Âu (EU), trong khi tỷ lệ này tại Nam Á là hơn 74% và tại Trung Đông - Bắc Phi là 83%. Do đó, dù tiếp cận nguồn nước là quyền của con người, song vẫn có tới hơn 2 tỷ người trên thế giới đang phải sống trong tình trạng thiếu nước sạch; gần 800 triệu người không được tiếp cận với nước sạch ngay gần nơi mình sinh sống, hàng triệu trẻ em phải đi bộ nhiều km mỗi ngày để lấy nước;...

Khan hiếm nước kéo theo một loạt hệ lụy khác từ sức khỏe, đến an ninh lương thực, thậm chí là xung đột. Ô nhiễm và thiếu khả năng tiếp cận nước sạch là nguyên nhân khiến 1,4 triệu người tử vong mỗi năm và 74 triệu người bị giảm tuổi thọ do các bệnh liên quan đến nước ô nhiễm, như đau mắt đỏ, tả, thương hàn, lỵ, tiêu chảy, viêm gan A... Bản đồ dự báo phân bổ nước của WRI nhấn mạnh nguy cơ đối với an ninh lương thực, khi 60% số cây trồng cần tưới tiêu đang bị đe dọa bởi tình trạng căng thẳng về nước ở mức "cực kỳ cao". Ô nhiễm, lũ lụt, hạn hán, thiếu nguồn nước vô hình trung đã đẩy giá lương thực leo thang, đe dọa trực tiếp tới cuộc sống của những người có thu nhập thấp, kéo theo nguy cơ bất ổn xã hội. Cũng vì khan hiếm nước nên những căng thẳng liên quan đã bùng phát, thậm chí là châm ngòi cho xung đột.

Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Thái Bình Dương (Mỹ) năm 2019, với 286 dòng sông quốc tế và 468 tầng chứa nước xuyên biên giới, và hơn 3 tỷ người trên toàn thế giới phụ thuộc vào nguồn nước xuyên biên giới, các vụ xung đột liên quan đến nước đã tăng gấp đôi trong vòng 10 năm qua. Căng thẳng về khả năng tiếp cận nguồn nước bùng phát trên cả 5 châu lục, từ vùng Sahel châu Phi, đến lưu vực sông Danube ở châu Âu; lưu vực sông Tigre và sông Euphrates giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iraq; sông Indus giữa Ấn Độ và Pakistan; thậm chí cả sông Colorado chảy qua Mỹ và Mexico.

Ông Abou Amani, Giám đốc phụ trách mảng khoa học về nước tại Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO), khẳng định: "Nhu cầu về nước tăng sẽ ngày càng tạo ra áp lực về nguồn nước và thật không may, các căng thẳng ngày càng gia tăng". Tình hình sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu nước trở thành vũ khí trong xung đột vũ trang, là phương tiện để giành hoặc duy trì quyền kiểm soát lãnh thổ và dân cư hoặc để gây áp lực cho các nhóm đối thủ.

LHQ đã lựa chọn chủ đề "Nước cho hòa bình" trong Ngày Nước thế giới (22/3) năm nay nhằm nhấn mạnh tính cấp thiết của việc đoàn kết để bảo vệ và bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá này. Theo giới chuyên gia, chỉ có cách cùng nhau hành động mới có thể cân bằng quyền con người và nhu cầu của mọi người về nước, để nước thực sự là động lực ổn định và là chất xúc tác cho sự phát triển bền vững. Trong bối cảnh có tới 153 quốc gia chia sẻ tài nguyên nước, song chỉ 24 nước báo cáo có thỏa thuận hợp tác về toàn bộ nguồn nước chung, việc tăng cường hợp tác xuyên biên giới, tham gia và thực hiện Công ước về Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia LHQ sẽ giúp quản lý tài nguyên nước chung một cách bền vững.

Chia sẻ hòa bình nguồn huyết mạch của nhân loại - Hình 2
Sản xuất và sinh hoạt của người dân nông thôn tỉnh Cà Mau (Việt Nam) phụ thuộc vào nước mưa và nước ngầm. Ảnh: Huỳnh Thế Anh/TTXVN

Là quốc gia có hệ thống sông, suối dày đặc (3.450 sông, suối chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có 405 sông, suối liên tỉnh gồm cả sông xuyên biên giới), Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đoàn kết, hợp tác, chia sẻ nguồn tài nguyên nước quý giá. Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tham gia Công ước về nước của LHQ - Công ước toàn cầu đầu tiên điều chỉnh khá toàn diện quan hệ giữa các quốc gia trong việc bảo đảm sử dụng nguồn nước liên quốc gia một cách công bằng, hợp lý giữa thượng lưu và hạ lưu. Năm 2023, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Tài nguyên nước sửa đổi nhằm quản lý tổng hợp, thống nhất, bảo đảm an ninh nguồn nước, khai thác sử dụng trên cơ sở hài hòa lợi ích.

Tổng Thư ký LHQ Guterres nhấn mạnh: "Chúng ta cần đoàn kết và sử dụng nước vì hòa bình, đặt nền móng cho một ngày mai ổn định và thịnh vượng hơn".

Mục tiêu đó chỉ đạt được khi các nước hành động dựa trên nhận thức rằng nước không đơn giản chỉ là tài nguyên để sử dụng và cạnh tranh, mà còn là quyền của con người, là yếu tố quyết định hòa bình trên thế giới.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

ABC News xin lỗi, bồi thường 15 triệu USD vì tội phỉ báng ông Trump trên sóngABC News xin lỗi, bồi thường 15 triệu USD vì tội phỉ báng ông Trump trên sóng
21:20:19 15/12/2024
Đánh bom tại lễ hội ở Thái Lan khiến 3 người thiệt mạng, 39 người bị thươngĐánh bom tại lễ hội ở Thái Lan khiến 3 người thiệt mạng, 39 người bị thương
17:11:57 14/12/2024
Người đứng đầu Bộ tư lệnh Phản gián Quốc phòng Hàn Quốc bị bắtNgười đứng đầu Bộ tư lệnh Phản gián Quốc phòng Hàn Quốc bị bắt
05:54:11 15/12/2024
Nga phóng gần 300 tên lửa và UAV, Ukraine điều F-16 ứng phó?Nga phóng gần 300 tên lửa và UAV, Ukraine điều F-16 ứng phó?
22:08:09 14/12/2024
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tuyên bố sẽ "không bỏ cuộc"Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tuyên bố sẽ "không bỏ cuộc"
07:46:34 15/12/2024
Chuyến bay bí mật và thời khắc cuối cùng của Tổng thống Assad ở SyriaChuyến bay bí mật và thời khắc cuối cùng của Tổng thống Assad ở Syria
08:48:59 14/12/2024
Các 'ông lớn' công nghệ chạy đua quyên góp cho chính trường mới của ông TrumpCác 'ông lớn' công nghệ chạy đua quyên góp cho chính trường mới của ông Trump
06:27:17 14/12/2024
Amazon quyên góp 1 triệu USD cho lễ nhậm chức của ông TrumpAmazon quyên góp 1 triệu USD cho lễ nhậm chức của ông Trump
08:51:42 14/12/2024

Tin đang nóng

Rầm rộ tin 1 mỹ nhân hạng A đình đám bị phong sát, đã biến mất gần 3 tháng quaRầm rộ tin 1 mỹ nhân hạng A đình đám bị phong sát, đã biến mất gần 3 tháng qua
23:07:37 15/12/2024
Phản ứng của Ngọc Trinh sau khi Vũ Khắc Tiệp xác nhận bị đàn em nghỉ chơiPhản ứng của Ngọc Trinh sau khi Vũ Khắc Tiệp xác nhận bị đàn em nghỉ chơi
19:39:52 15/12/2024
Trấn Thành gây tranh cãi vì 1 câu nói khiến Manbo sượng trân tại Chung kết Rap ViệtTrấn Thành gây tranh cãi vì 1 câu nói khiến Manbo sượng trân tại Chung kết Rap Việt
20:48:55 15/12/2024
Phan Như Thảo gây choáng khi giảm cânPhan Như Thảo gây choáng khi giảm cân
21:12:11 15/12/2024
Sao nữ hạng A 3 lần bị "ông lớn" đụng chạm tại lễ trao giải, kẻ giở trò có "lịch sử đen" gây khiếp sợSao nữ hạng A 3 lần bị "ông lớn" đụng chạm tại lễ trao giải, kẻ giở trò có "lịch sử đen" gây khiếp sợ
20:41:31 15/12/2024
MC Anh Tuấn làm 1 điều tại concert Chông Gai khiến khán giả vỡ oà, đa tài đến mức ai cũng "ngả mũ" thán phụcMC Anh Tuấn làm 1 điều tại concert Chông Gai khiến khán giả vỡ oà, đa tài đến mức ai cũng "ngả mũ" thán phục
20:07:54 15/12/2024
Trương Quỳnh Anh bật khóc rời Bước Nhảy Hoàn Vũ, Phương Oanh vừa thay thế liền gặp sự cốTrương Quỳnh Anh bật khóc rời Bước Nhảy Hoàn Vũ, Phương Oanh vừa thay thế liền gặp sự cố
21:16:07 15/12/2024
Huỳnh Hiểu Minh vướng tin đồn chi nhiều tiền để chia tay bạn gái hot girlHuỳnh Hiểu Minh vướng tin đồn chi nhiều tiền để chia tay bạn gái hot girl
22:57:50 15/12/2024

Tin mới nhất

Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ 'giơ cành ô liu' với chính quyền mới ở Syria

Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ 'giơ cành ô liu' với chính quyền mới ở Syria

05:08:36 16/12/2024
Khi được hỏi liệu Thổ Nhĩ Kỳ có xem xét việc hợp tác quân sự với chính quyền mới ở Syria hay không, ông Guler cho biết Ankara đã có các thỏa thuận hợp tác và huấn luyện quân sự với nhiều quốc gia.
Pháp: Ít nhất 14 người tử vong do bão Chido

Pháp: Ít nhất 14 người tử vong do bão Chido

05:06:11 16/12/2024
Giới chức Pháp cũng cho biết rất khó để xác định chính xác số người thiệt mạng sau cơn bão, đồng thời lo ngại về khả năng tiếp cận thực phẩm, nước và vệ sinh.
Quốc hội Hàn Quốc khôi phục đủ thẩm phán cho Tòa án Hiến pháp

Quốc hội Hàn Quốc khôi phục đủ thẩm phán cho Tòa án Hiến pháp

05:03:56 16/12/2024
Trong một diễn biến khác, cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won Shik đã kêu gọi quyền Tổng thống Han Duck Soo hợp tác với Quốc hội để vượt qua khủng hoảng chính trị sau khi ông Yoon Suk Yeol bị luận tội.
Hàng không châu Âu gặp khó, Trung Quốc tận dụng cơ hội từ xung đột Nga-Ukaine

Hàng không châu Âu gặp khó, Trung Quốc tận dụng cơ hội từ xung đột Nga-Ukaine

05:00:03 16/12/2024
Một trong những tác động rõ rệt nhất là việc các chuyến bay từ châu Âu đến Trung Quốc trở nên dài hơn, đắt đỏ hơn và khó tìm hơn, trong khi các hãng hàng không Trung Quốc lại không gặp phải vấn đề này.
Trí thức trẻ Việt Nam tại Nhật Bản chia sẻ về sự nghiệp trong lĩnh vực IT

Trí thức trẻ Việt Nam tại Nhật Bản chia sẻ về sự nghiệp trong lĩnh vực IT

04:58:47 16/12/2024
Anh Nguyễn Đông Dũng - Cố vấn cấp cao tại công ty HBLAB JSC, nhấn mạnh rằng chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện của ngành IT mà là sự thay đổi toàn diện trong cách các doanh nghiệp vận hành và tạo ra giá trị.
Gửi thuốc phá thai cho bệnh nhân, bác sĩ bị kiện

Gửi thuốc phá thai cho bệnh nhân, bác sĩ bị kiện

21:17:35 15/12/2024
Tổng chưởng lý bang Texas (Mỹ) Ken Paxton đã kiện bác sĩ bang New York Margaret Carpenter, sau khi bà Carpenter kê đơn và gửi thuốc phá thai cho một bệnh nhân ở Texas thông qua dịch vụ khám bệnh từ xa, Reuters đưa tin ngày 13.12.
Quyền Tổng thống Hàn Quốc điện đàm với ông Biden sau vụ luận tội ông Yoon

Quyền Tổng thống Hàn Quốc điện đàm với ông Biden sau vụ luận tội ông Yoon

20:54:28 15/12/2024
Quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Duck-soo ngày 15.12 đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden, cam kết duy trì phát triển liên minh giữa hai nước.
Xác nhận hành tinh với cái đuôi khổng lồ gần trái đất

Xác nhận hành tinh với cái đuôi khổng lồ gần trái đất

20:51:55 15/12/2024
Các nhà thiên văn học phát hiện hành tinh WASP-69 b sở hữu cái đuôi dài như sao chổi, với chiều dài vượt 563.000 km, tức gấp 44 lần bề ngang của trái đất.
Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội, ai đang tạm quyền thay thế?

Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội, ai đang tạm quyền thay thế?

20:47:42 15/12/2024
Thủ tướng Hàn Quốc Han Duk-soo hôm 14.12 đã trở thành quyền tổng thống nước này sau khi quốc hội thông qua kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol về vụ ban bố thiết quân luật.
Ném chất nổ làm hơn 50 người thương vong giữa hội chợ Thái Lan

Ném chất nổ làm hơn 50 người thương vong giữa hội chợ Thái Lan

20:45:08 15/12/2024
Bangkok Post ngày 14.12 đưa tin cảnh sát Thái Lan vừa bắt giữ 2 nghi phạm thiếu niên sau vụ tấn công bằng chất nổ vào hội chợ thường niên khiến hơn 50 người thương vong.
Hàn Quốc bắt thêm chỉ huy quân đội, cảnh sát trước thềm tái bỏ phiếu luận tội Tổng thống Yoon

Hàn Quốc bắt thêm chỉ huy quân đội, cảnh sát trước thềm tái bỏ phiếu luận tội Tổng thống Yoon

20:42:08 15/12/2024
Giới chức tư pháp Hàn Quốc đã bắt khẩn cấp ông Lee Jin-woo, người đứng đầu Bộ Tư lệnh phòng thủ thủ đô Hàn Quốc, trong bối cảnh quốc hội Hàn Quốc hôm nay (14.12) tiếp tục bỏ phiếu luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Ukraine cách chức một chỉ huy khi Nga tiến quân tới trung tâm hậu cần quan trọng?

Ukraine cách chức một chỉ huy khi Nga tiến quân tới trung tâm hậu cần quan trọng?

20:39:23 15/12/2024
Lãnh đạo quân đội Ukraine đã cách chức một vị chỉ huy đảm trách các hoạt động ở tỉnh Donetsk, nơi hệ thống phòng thủ của Kyiv đang suy yếu khi Nga tiến quân về một trung tâm hậu cần quan trọng, theo Financial Times.

Có thể bạn quan tâm

Ghé thăm công viên quốc gia Matobo

Ghé thăm công viên quốc gia Matobo

Du lịch

05:02:57 16/12/2024
Cách thành phố Bulawayo 36km về phía nam là Công viên quốc gia Matobo. Đây là công viên quốc gia lâu đời nhất tại Zimbabwe
Andres Iniesta là 'đệ tử' tiếp theo của Pep Guardiola theo nghiệp HLV

Andres Iniesta là 'đệ tử' tiếp theo của Pep Guardiola theo nghiệp HLV

Sao thể thao

01:00:05 16/12/2024
Andres Iniesta quyết tâm theo đuổi nghiệp HLV. Anh tiết lộ đang theo học một khóa đào tạo để lấy chứng chỉ hành nghề.
Á hậu Vbiz gây tranh cãi: Là "hoa có chủ" vẫn nhiệt tình ghép đôi với mỹ nam khác?

Á hậu Vbiz gây tranh cãi: Là "hoa có chủ" vẫn nhiệt tình ghép đôi với mỹ nam khác?

Sao việt

23:13:41 15/12/2024
Cư dân mạng nổ ra tranh cãi cho rằng người đẹp gen Z cố tình tạo ra khoảnh khắc thân thiết với mỹ nam Hàn Quốc để tạo sự chú ý.
Thanh Ngọc trải lòng về cuộc sống sau khi trở lại showbiz

Thanh Ngọc trải lòng về cuộc sống sau khi trở lại showbiz

Tv show

22:35:04 15/12/2024
Trong chương trình Đời nghệ sĩ lên sóng trên VTV9, Thanh Ngọc có dịp trải lòng về việc tái xuất showbiz sau quãng thời gian vắng bóng để chăm lo gia đình.
Đạo diễn phim 'Cu li không bao giờ khóc': 'Làm phim như theo đuổi một giấc mơ'

Đạo diễn phim 'Cu li không bao giờ khóc': 'Làm phim như theo đuổi một giấc mơ'

Hậu trường phim

22:31:05 15/12/2024
Tại buổi bế mạc Dự án phim ngắn CJ mùa 5, đạo diễn Phạm Ngọc Lân gửi lời cảm ơn ban tổ chức đã tạo điều kiện cho các nhà làm phim trẻ thực hiện dự án điện ảnh tâm huyết của mình.
Con gái nuôi Bằng Kiều đọ giọng với ca sĩ Hàn Quốc

Con gái nuôi Bằng Kiều đọ giọng với ca sĩ Hàn Quốc

Nhạc việt

21:51:15 15/12/2024
Tuy tuổi đời còn nhỏ nhưng Izara Thiên Nga (con gái nuôi của Bằng Kiều) có màn trình diễn ấn tượng tại đêm nhạc ở Đà Lạt.
Jamie Foxx dính vào vụ ẩu đả trong tiệc sinh nhật

Jamie Foxx dính vào vụ ẩu đả trong tiệc sinh nhật

Sao âu mỹ

21:47:11 15/12/2024
Jamie Foxx dính vào một cuộc ẩu đả tại quán bar nổi tiếng Mr. Chow ở Los Angeles, Mỹ trong bữa tiệc sinh nhật của anh vào tối 13.12.
Người trẻ Trung Quốc thất nghiệp đổ xô làm hướng dẫn viên du lịch

Người trẻ Trung Quốc thất nghiệp đổ xô làm hướng dẫn viên du lịch

Netizen

21:42:23 15/12/2024
Ngày càng nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ công việc bàn giấy, chuyển sang làm hướng dẫn viên du lịch. Họ hy vọng sự phát triểncủa du lịch trong nước sẽ mang lại thu nhập ổn định hơn, theo Bloomberg.
Jeon So Min làm việc ở quán cà phê sau khi rời 'Running Man'

Jeon So Min làm việc ở quán cà phê sau khi rời 'Running Man'

Sao châu á

21:42:00 15/12/2024
Nữ diễn viên Jeon So Min vừa có những chia sẻ thẳng thắn về sự nghiệp của mình sau khi rời khỏi chương trình giải trí Hàn Quốc - Running Man vào năm 2023 sau 6 năm gắn bó.
Bắt "chuyên gia" sản xuất pháo lậu, thu giữ gần 2 tạ pháo

Bắt "chuyên gia" sản xuất pháo lậu, thu giữ gần 2 tạ pháo

Pháp luật

21:13:08 15/12/2024
Ngày đầu đợt ra quân tấn công trấn áp tội phạm bảo đảm an ninh, trật tự Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công an huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương đã phát hiện, bắt giữ đối tượng sản xuất, tàng trữ trái phép 192 kg pháo nổ.
Tổng thống Argentina được trao quốc tịch Ý, nhiều người bất bình

Tổng thống Argentina được trao quốc tịch Ý, nhiều người bất bình

20:25:57 15/12/2024
Nhiều người bức xúc vì Tổng thống Argentina Javier Mile dễ dàng xin được quốc tịch Ý trong chuyến thăm quốc gia châu Âu và gặp Thủ tướng Giorgia Meloni.