Những tấm bằng bị … xếp xó

Theo dõi VGT trên

Ra trường đi làm công nhân may mặc và hiện giờ T. vừa xin được vị trí… đứng bán nước yến với mức lương 2 triệu đồng. Với những công việc đó, hơn hai năm nay T. chẳng có cơ hội dùng đến tấm bằng tốt nghiệp Đại học loại Khá của mình.

“Hạ chuẩn” công việc

Tốt nghiệp loại Khá Trường ĐH Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TPHCM) năm 2010, T. không nghĩ tìm một công việc thích hợp lại khó đến mức vậy. Thời gian đầu, cũng như nhiều cử nhân khác, T. tìm xin những công việc, vị trí theo chuyên ngành học của mình. Chờ mãi không có có kết quả, T. phải đối diện với thực tế cần tiền để nuôi sống bản thân vì không thể ra trường mà cứ ngửa tay xin tiền bố mẹ nên cô đành nới rộng diện tìm việc. Không chỉ tìm việc trái ngành mà T chỉ thấy cơ hội khi “hạ chuẩn” ở những việc… chẳng cần đến bằng ĐH.

Để giải quyết vấn đề trước mắt, T theo người quen xin vào làm công nhân may mặc ở Đồng Nai với mức lương chỉ hơn 2 triệu đồng. Mới đây, cũng với mức lương đó, T trở lại TPHCM làm nhân viên đứng bán nước yến cho một cửa hàng.

Những tấm bằng bị ... xếp xó - Hình 1

Nhiều cử nhân ra trường phải chấp nhận làm những công việc chỉ duy nhất với mục đích kiếm sống.

Ra trường đã lâu không phụ giúp được gia đình mà còn không lo nổi cho bản thân chứ chưa nói đến có công việc như chuyên môn và mong muốn, T. trở nên thu mình. Cô thấy sợ mỗi khi bố mẹ hỏi han về công việc, còn với bạn bè cô cũng rất ngại giao lưu, tiếp xúc.

Học cùng trường với T., ra trường thời gian dài mà không xin được việc, Ng. đành chấp nhận làm “chân chạy” cho một công ty bán bảo hiểm xe máy. Công việc của Ng. là tiếp cận các bãi gửi xe máy ở khắp thành phố để… rải tờ rơi và mời mọc khách hàng với mức lương 2,2 triệu đồng. Công việc này Ng. làm cùng SV làm thêm, lao động phổ thông nên tấm bằng loại Khá của cô chỉ nằm xếp xó chẳng có giá trị gì.

Để bám trụ ở thành phố, sau cả ngày “chạy bạc mặt” ngoài đường, Ng. đi gia sư nguyên tuần kiếm thêm thu nhập không chỉ để lo trang trải cuộc sống hàng ngày mà còn tích cóp để gửi về phụ giúp bố mẹ.

Trước đây, nếu SV tốt nghiệp ở các trường có tiếng như ĐH Ngoại thương, Bách khoa, Kinh tế, Ngân hàng… không quá khó để tìm công việc phù hợp thì một hai năm trở lại đây, họ cũng phải xoay xở tìm đến những công việc “ngoài nghề” hoặc làm những công việc tự do để chờ đợi cơ hội.

Giấu cha mẹ đi bốc vác, bán hàng đa cấp

Tại xưởng hàng ở Lâm Đồng với hàng chục công nhân lao động phổ thông làm việc, không ai nghĩ “Tình bốc vác” quê ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An có “vốn dắt lưng” lại có tấm bằng Cử nhân khoa Văn, Trường ĐH Đà Lạt. Nhưng giờ cậu đang đi làm và nhận mức lương cùng những người chỉ học hết cấp 1, cấp hai, thậm chí có người không biết chữ.

Tình buồn bã cho biết để có tiền cho con theo học, bố mẹ cậu phải vay mượn tiền ngân hàng. Khi ra trường cậu chỉ mong tìm được nơi dạy học nhưng xin nhiều lần không có kết quả, Tình chẳng còn muốn hy vọng nên phải tìm việc để kiếm sống và lo trả nợ.

Video đang HOT

“Chỉ dựa vào năng lực mà không có quen biết thì rất khó xin đi dạy. Muốn về quê thì phải có tiền, quê em SV Sư phạm ra trường muốn đi dạy phải mất cả trăm triệu, nhiều gia đình lo được cho con nhưng nhà em thì không thể”, Tình nói.

Những tấm bằng bị ... xếp xó - Hình 2
Tốt nghiệp đại học nhưng nhiều SV ra trường không tìm được công việc đúng chuyên ngành.

Sợ bố mẹ buồn, Tình giấu việc mình đi bốc vác mà dối mình đang hợp đồng đi dạy. Hàng ngày cậu phải chi tiêu vô cùng tằn tiện, gần như không tiêu gì ngoài ngày ba bữa cơm ăn ăn chắc bụng để làm việc còn để góp tiền về cho bố mẹ trả nợ.

Chàng trai trẻ bi quan đến nỗi tự trách mình đã… quyết tâm vào ĐH bằng được. “Học xong đại học cũng đi bốc vác. Giá như hồi đó em kiếm việc làm luôn thì giờ đã ổn định hơn mà gia đình không vướng vào nợ nần”.

Ra trường 3 năm chưa tìm được việc đúng chuyên ngành nên Đức (yêu cầu đổi tên), tốt nghiệp ĐH Giao thông vận tải TPHCM trải qua rất nhiều việc như bảo vệ, gia sư, giao hàng… Quá mệt mỏi, Đức chẳng còn muốn nghĩ đến những hoài bão theo đuổi công việc mình yêu thích và đã theo học mà lái mục tiêu sang việc kiếm tiền để sống.

Hơn nửa năm nay, được bạn bè rủ rê, cậu tham gia vào việc bán hàng đa cấp về sản phẩm dược, chuyên đi tìm cách chèo kéo người tham gia để trích hoa hồng. Đức cũng cho biết, rất nhiều cử nhân ra trường vì không xin được việc đúng chuyên ngành nên nhắm mắt tham gia việc bán hàng đa cấp.

“Ở nhà bố mẹ không biết về công việc của em, họ vẫn tưởng em đang làm việc ở một công ty xây dựng. SV ra trường mà không xin được việc phải gánh rất nhiều áp lực, không chỉ để kiếm sống mà tâm lý cũng rất nặng nề”, Đức nói.

Nếu như trước đây, cử nhân khó kiếm việc chủ yếu tập trung ở một số ngành nghề thì hiện nay tình trạng này trải dài ở các nghề, ngay các nghề được xem là luôn “ nóng” như ngân hàng, tài chính, kế toán – kiểm toán… Và ngay nhiều SV tốt nghiệp ở những trường có tiếng cũng chật vật xin việc. Nhiều người phải đi bán hàng ở siêu thị, phát tờ rơi, làm gia sư… Tại các khu công nghiệp ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai ngày càng dễ bắt gặp những công nhân là… cử nhân.

Không thể phủ nhận suy thoái kinh tế là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến cơ hội việc làm với tất cả mọi đối tượng, trong đó có cả SV tốt nghiệp ĐH. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng các yếu tố mang tính chủ quan như việc đào tạo từ nhà trường còn quá “vênh” so với nhu cầu xã hội, SV ra trường quá yếu kỹ năng… góp phần cho những chiếc bằng tốt nghiệp ĐH SV chật vật theo học sau nhiều năm nhưng lại không sử dụng đến.

(Còn tiếp)

Hoài Nam

Theo dân trí

Tốt nghiệp THPT sẽ dựa vào quá trình học tập

Tiếp tục với việc công bố thông tin trong đề án đổi mới giáo dục, kết quả xếp loại bằng tốt nghiệp được đánh giá đồng thời dựa trên hai cơ sở: quá trình học tập và kết quả thi.

Phân loại bằng tốt nghiệp không chỉ dựa vào điểm thi tốt nghiệp

Tại hội thảo quốc tế về Xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông, nhiều vấn đề quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 của Việt Nam đã được đưa ra, trong đó việc tổ chức và đánh giá kết quả tốt nghiệp THPT cũng được đề cập đến.

Trong dự thảo đổi mới toàn diện chương trình giáo dục được nêu tại hội nghị, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành quy chế thi, phôi bằng và xây dựng ngân hàng câu hỏi, bài tập cho kỳ thi tốt nghiệp THPT; còn Sở GD-ĐT sẽ có nhiệm vụ tổ chức thi và xử lý kết quả thi.

Tốt nghiệp THPT sẽ dựa vào quá trình học tập - Hình 1

Bằng tốt nghiệp được đánh giá dựa trên hai tiêu chí sẽ giúp cho thí sinh đỡ vất vả trong thời gian ngắn của mùa thi. Ảnh Đặng Sinh.

Bằng tốt nghiệp được cấp cho học sinh trên cơ sở kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi. Như vậy, kết quả xếp loại bằng tốt nghiệp được đánh giá đồng thời dựa trên hai cơ sở: quá trình học tập và kết quả thi.

Dự thảo thay đổi này thể hiện quan điểm đánh giá học sinh phổ thông đã có sự chuyển hướng từ việc đánh giá dựa trên khối lượng kiến thức học sinh thu được sang đánh giá dựa trên năng lực.

"Trước đây chúng ta đánh giá căn cứ vào khối lượng kiến thức học sinh thu nhận được, còn đánh giá năng lực ở đây là học sinh nào có năng lực thực hiện được những bài, hoạt động yêu cầu sáng tạo lớn nhất thì em đó sẽ được đánh giá cao hơn, đó là hai hệ tiếp cận khác nhau", GS.TS Đinh Quang Báo, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học sư phạm cho biết.

Để làm được điều này đỏi hỏi một sự thay đổi đồng bộ từ mô tả chương trình, biên soạn sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học...

Về vấn đề này, GS.TS Đinh Quang Báo - Ủy viên Hội đồng quốc gia giáo dục khẳng định: "Để thực hiện được những đổi mới trong ngành giáo dục đòi hỏi phải có sự quyết định căn bản và toàn diện ở cấp vĩ mô".

Hàng loạt vấn đề nan giải cần giải quyết để đổi mới thành công

Hiện nay thực trạng nền giáo dục của Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều khiếm khuyết, thậm chí là những khiếm khuyết trầm trọng.

Tốt nghiệp THPT sẽ dựa vào quá trình học tập - Hình 2

Những nội dung được chia sẻ tại hội thảo nhận được sự đồng tình của khá đông dư luận. Ảnh Hoàng An.

Giáo dục phổ thông đang vướng vào tình trạng, đó là tập trung trang bị cho học sinh một khối lượng kiến thức và làm cho nó quá tải. GS.TS Đinh Quang Báo cho rằng "những kiến thức ấy mang tính hàn lâm và khả năng ứng dụng rất ít".

Theo ông: "Chỉ khi nào học sinh được dạy cách vận dụng kiến thức ấy trong thực tiễn và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn thì lúc bấy giờ mới trở thành những kiến thức sống, kiến thức vốn có của học sinh".

Có thể thấy, trước đây, chúng ta đã quá nặng nề về việc cung cấp kiến thức mà không coi trọng việc cung cấp cách xử lý, sử dụng kiến thức ấy, làm hạn chế năng lực của học sinh.

Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục phân luồng hay phân hóa theo ban: xã hội, tự nhiên và cơ bản trước kia để lại nhiều điều chưa giải quyết được. Vấn đề này sắp tới cũng phải được nghiên cứu và giải quyết, để người học với học vấn phổ thông cơ bản được chuẩn bị tốt nhất trước khi bước vào đời.

Vấn đề quan trọng nhất vẫn là đội ngũ giáo viên. Thực trạng hiện nay cho thấy đội ngũ giáo viên còn lúng túng trong việc dạy học theo hướng phát triển năng lực.

Phải khẳng định rằng, chất lượng phổ thông không thể vượt khỏi chất lượng nhà giáo. Tuy nhiên hậu quả từ giáo viên có thể không phải từ chính họ, bởi đánh giá trong giáo dục theo kiểu nào thì giáo viên phải dạy theo kiểu đó.

Chất lượng giáo viên là vấn đề cần được Bộ GD&ĐT hết sức quan tâm. Vừa qua, Bộ cũng đã đưa ra hệ thống chương trình phát triển giáo viên, phát triển hệ thống sư phạm.

Ngoài ra, việc xây dựng chương trình theo hướng Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng một chương trình chuẩn mà học sinh phổ thông cần đạt. Bởi chương trình bao giờ cũng phải xác định cái chuẩn, thì mới xác định các yếu tố để đạt chuẩn, đưa cách đánh giá để đạt chuẩn ấy.

Theo đó, Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng một chương trình cấp quốc gia, và là thể hiện của chuẩn còn sách giáo khoa do từng giáo viên và học sinh lựa chọn miễn là thực hiện đúng chương trình ấy để đạt được mục tiêu quy định.

Thực tế cho thấy tiến hành đổi mới việc đánh giá học sinh phổ thông còn nhiều khó khăn và vướng mắc. Tuy nhiên, GS Đinh Quang Báo nhấn mạnh: "Đánh giá là khâu làm rung chuyển tất cả, khi đánh giá khác thì học sinh cũng sẽ học khác, giáo viên cũng sẽ dạy khác". Đổi mới là đúng đắn nhưng cần tìm ra và xây dựng một mô hình giáo dục phù hợp và đem lại lợi ích nhiều nhất cho người học.

AN HOÀNG

Theo Infonet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chuyện cô giáo ở TP.HCM trả lại phong bì 50 ngàn đồng: Muốn tỏ rõ thành ý với giáo viên, 3 câu sau còn hiệu quả hơn tặng quà
18:30:43 18/11/2024
Hồng Loan đột ngột chia sẻ chuyện tang sự của gia đình
19:21:08 18/11/2024
Bán 3 tài khoản ngân hàng được 9 triệu, cả gia đình bị phạt gấp 14 lần
19:31:52 18/11/2024
Vợ cũ của 'chàng Vượng' Quách Tấn An hứng chỉ trích sau ly hôn
22:02:21 18/11/2024
Khung hình hot nhất hiện tại: Hoa hậu Thùy Tiên đọ sắc cực căng bên Miss Universe 2024
18:11:15 18/11/2024
Tự nguyện donate hơn 2 tỷ cho nữ streamer để xin gặp gỡ, sau khi thấy "người trong mộng", người đàn ông quyết định gọi cảnh sát
20:54:10 18/11/2024
Nghẹn ngào cái ôm cuối má dành cho ba trước lúc rời xa cõi tạm: Không nỗi đau nào bằng nỗi đau ly biệt
19:27:47 18/11/2024
Vụ đâm chết người ở quán nhậu tại TPHCM là do ghen tuông
19:25:16 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Miss International 2024 Thanh Thủy được fan vây kín mến mộ sùng bái

Sao việt

23:15:03 18/11/2024
Sau một tuần đăng quang Hoa hậu Quốc tế - Miss International 2024, Huỳnh Thị Thanh Thủy trở về Việt Nam và có buổi gặp gỡ với truyền thông.

Chuyện thật như đùa: Sao nam đình đám mới 23 tuổi nhưng đã "trải qua" 4 cuộc đời khác nhau

Sao châu á

22:54:47 18/11/2024
Công việc sau khi giải nghệ của Lại Quán Lâm lại chẳng hề có một chút liên quan nào tới nghệ thuật. Không ít netizen còn đùa rằng, Lại Quân Lâm đã trải qua 4 cuộc đời khác nhau khi chỉ mới 23 tuổi.

Bộ phim dở nhất 2024

Phim âu mỹ

22:49:04 18/11/2024
Mới đây, hàng loạt tựa báo và bài đánh giá phim đã cùng đem tới kết quả cuối cùng về bộ phim dở nhất năm nay - Megalopolis.

Chị đẹp nhả một chữ khiến Bích Phương chỉ còn là cái tên

Nhạc việt

22:45:07 18/11/2024
Khi thể hiện câu hát Em trao anh con tim sao anh trao cho em một cú lừa , chữ lừa được ca nương Kiều Anh luyến láy vô cùng đặc biệt, khiến người nghe vô cùng ấn tượng.

Bắt giữ bị can trốn truy nã 14 năm

Pháp luật

22:41:35 18/11/2024
Sau 14 năm trốn lệnh truy nã về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, Lê Văn Thuận (61 tuổi) bị công an bắt giữ.

Hình ảnh gây sốc của nhóm tân binh đẹp nhất Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

22:38:09 18/11/2024
Màn tái xuất của tân binh nghìn máu của Teddy - nhà sản xuất âm nhạc đứng sau thành công của BLACKPINK khiến dân tình trông chờ.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

Tin nổi bật

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não

Thế giới

22:26:44 18/11/2024
Tờ The Washington Post đưa tin cụ ông gốc Việt 71 tuổi đã nhập viện hơn 2 tuần rưỡi kể từ khi bị cảnh sát Gibson quật xuống đất trong một vụ chặn xe nhằm xử phạt vi phạm giao thông.

Ronaldo tranh cử Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Brazil

Sao thể thao

22:14:48 18/11/2024
Cựu danh thủ Ronaldo De Lima, còn gọi là Ronaldo béo , sẽ tranh cử chức Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Brazil (CBF) vào năm 2025.

Thực đơn 3 món tuyệt ngon cho bữa cơm ngày đầu tuần

Ẩm thực

22:07:26 18/11/2024
Để có bữa cơm ngon miệng ngay cả từ những nguyên liệu đơn giản thì bạn hãy tham khảo ngay thực đơn dưới đây nhé!

Phim 'Vĩnh dạ tinh hà' kết thúc mở khiến khán giả hụt hẫng

Phim châu á

21:57:57 18/11/2024
Trong tập cuối Vĩnh dạ tinh hà , mối lương duyên giữa hai nhân vật chính Lăng Diệu Diệu (Ngu Thư Hân) và Mộ Thanh (Đinh Vũ Hề) đã được hé lộ.