Những tai nạn thảm khốc và lỗi kỹ thuật nghiêm trọng của Su- 30MK2
Trang mạng tiếng Nga bmpd từng tiết lộ sự cố nghiêm trọng đối với 2 máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Indonesia. Trong khi đó, một số vụ tai nạn nghiêm trọng cũng đã xảy ra với Su-30MK2.
Máy bay tiêm kích Su-30MK2 đang hoạt động trong Không quân của một số quốc gia như Việt Nam, Indonesia, Uganda, Venezuela và Trung Quốc.
Năm 2012, một sự cố nghiêm trọng khác cũng xảy ra với Su-30 MK2 trong quá trình bay thử nghiệm ở Nga. Chiếc Su-30 MK2 đã bị rơi ở vùng Viễn Đông Nga cách 130km về phía đông bắc. Cả hai phi công bị đẩy ra ngoài, mặc dù một trong số họ đã bị tổn thương khi hạ cánh. Vụ tai nạn này được ghi nhận một động cơ của Su-30Mk2 đã bốc cháy trong quá trình bay.
Vụ tai nạn gần nhất (9.2015) liên quan đến Su-30 MK2 được ghi nhận xảy ra với tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Venezuela, chiếc máy bay đã bị rơi ở miền Nam nước này, gần thị trấn Elorza sau khi cất cánh để đánh chặn một phi cơ nhỏ xâm nhập không phận, trong vụ việc trên cả hai phi công đều thiệt mạng.
Trong khi đó, 2 chiếc Su-30MK2 gặp lỗi nghiêm trọng nằm trong hợp đồng mua 6 chiếc Su-30MK2 mà Indonesia ký với Tập đoàn Rosoboronexport vào tháng 12.2011. Theo đó, vào ngày 18.09.2013, động cơ bên phải của chiếc Su-30MK2 số hiệu 87835 (số hiệu trong biên chế của Không quân Indonesia là TS-3009) đã bị chim va vào. Trong khi tiến hành thay thế động cơ bị hỏng vào ngày 23-09-2013, Indonesia phát hiện vết nứt trên các mối hàn của khung thân.
Video đang HOT
Đến ngày 9.10.2013, lỗi tương tự được phát hiện trên chiếc Su-30MK2 số hiệu 87836 (TS-3010) và chiếc máy bay này cũng phải tạm dừng bay.
Ngày 28.11.2013, tiếp tục đến động cơ bên phải của chiếc Su-30MK2 số hiệu 87834 (TS-3008) va phải chim và sau đó được thay thế bằng động cơ còn lại trên chiếc Su-30MK2 số hiệu 87836.
Phía Indonesia đã gửi trả lại nhà máy Komsomolsk-on-Amur (nơi chế tạo Su-30MK2 cho Không quân Indonesia) 2 chiếc số hiệu 87835 và 87836 để thay thế khung thân. Sau khi được tháo rời, phía Nga đã phát hiện hàng loạt lỗi nghiêm trọng trong thiết kế của máy bay.
Tính đến nay, có khoảng 10 vụ tai nạn xảy ra đối với mẫu tiêm kích Su-30, trong đó, Không quân Ấn Độ gặp 6 vụ, Không quân Nga 3 vụ, Không quân Venezuela một vụ. Không quân Nga Cụ thể, chiếc Su-30 đầu tiên bị rơi vào ngày ngày 12.6.1999, thuộc về Không quân Nga. Chiếc máy bay đã gặp nạn tại Triển lãm Hàng không Paris (Pháp) nhưng may mắn cả hai phi công Su-30 đã nhảy dù thoát khỏi may bay và thoát chết. Tiếp đó, ngày 10.6.2006, cũng tại Triển lãm hàng không Paris, một chiếc Su-30MK của Không quân Nga lại bị rơi. Hai phi công đều nhảy dù an toàn. Sáng 28.2.2012, một chiếc Su-30 bị rơi ở vùng Viễn Đông Nga do động cơ bốc cháy trong lúc bay thử nghiệm. Không quân Ấn Độ Ngày 30.4.2009, 1 chiếc Su-30MKI của Không quân Ấn Độ rơi ở Pokhran, lý do là tắt nhầm hệ thống điện tử điều khiển bay. Phi công nhảy dù an toàn ra khỏi máy bay. Tháng 11 cùng năm, một chiếc Su-30MKI khác cũng của Không quân Ấn Độ rơi ở vùng Rajasthan vì cháy động cơ. Tiếp đó, tháng 12.2011, một chiếc Su-30MKI rơi ở Pune do trục trặc hệ thống điện tử. Tháng 2.2013, một chiếc Su-30MKI bị nổ cánh khi bay thử nghiệm ở Pokhran.
Theo Danviet
Thành lập Sở chỉ huy tìm kiếm máy bay Su-30MK2 tại Đảo Mắt
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Nghệ An đang phối hợp với các ngành và các địa phương liên quan tích cực tìm kiếm máy bay Su 30Mk2 bị mất liên lạc trên vùng biển Nghệ An.
Đảo Mắt
Thông tin từ Bộ chỉ huy Biên phòng Nghệ An cho biết theo thông báo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, sáng 14-6, máy bay Su 30Mk2 số hiệu 8585 bay huấn luyện tại khu vực đảo Hòn Mắt, cách thành phố Vinh, Nghệ An khoảng 40km thì bị mất liên lạc.
Sau khi nhận được thông báo trên, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Nghệ An đã chỉ đạo các đồn biên phòng tuyến biển thông báo cho chính quyền địa phương và ngư dân hoạt động ở khu vực đảo Hòn Mắt và vùng biển xung quanh tiến hành tìm kiếm.
Hải đội Biên phòng cũng đã điều 3 tàu (CN 09, BP 061901, BP 061201) cùng 35 cán bộ tiến hành ra tìm kiếm ở khu vực trên.
Cùng với việc tìm kiếm, hiện các đồn biên phòng tuyến biển ở Nghệ An đã chuẩn bị sẵn phương tiện, lực lượng sẵn sàng cơ động khi có lệnh.
Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An cũng đã báo cáo vụ việc đến Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn và các ban, ngành liên quan biết để phối hợp, chỉ đạo việc tìm kiếm.
Trưa 14-6, tỉnh Nghệ An quyết định thành lập Sở chỉ huy nhẹ tại Đảo Mắt để thường trực tìm kiếm máy bay bị mất liên lạc.
Hai phi công trên chiếc máy bay Su 30Mk2 bị mất liên lạc vào lúc 6h50 phút ngày 14/6, máy bay Su 30Mk2 mang số hiệu 8585 của Trung đoàn 923, Sư đoàn 371, thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân làm nhiệm vụ bay huấn luyện đã bị mất liên lạc. Phi công bay huấn luyện trên máy bay gồm: Thượng tá Trần Quang Khải (quê xã Tân Rĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang), Phó Trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn 923, Sư đoàn 371; Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường (quê xã Nghĩa Hồ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang), Phi đội trưởng. Nguyên nhân mất liên lạc của máy bay Su 30Mk2 mang số hiệu 8585 đang được các cơ quan chức năng phối hợp điều tra làm rõ.
Máy bay Su-30 (được NATO định danh là "Flanker-C") là máy bay chiến đấu đa năng được phát triển bởi Công ty hàng không Sukhoi của Nga, đưa vào hoạt động năm 1996. Đây là loại máy bay chiến đấu đa chức năng, tốc độ siêu âm, có thể đảm nhiệm cả nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không và nhiệm vụ cường kích (tấn công mặt đất, mặt biển).
Theo_An ninh thủ đô
Báo Nga: Việt Nam sẽ tự sửa chữa tiêm kích Su-27, Su-30 Trang tin quốc phòng VPK của Nga đưa tin Việt Nam sẽ tự sửa chữa và nâng cấp tiêm kích Su27, Su30 tại nhà máy mới ở Đà Nẵng. Ngày 3/6, trang tin quốc phòng VPK của Nga đã đăng tải bài viết với tiêu đề "Su 27/30: Việt Nam sẽ tự sửa chữa ở trong nước". Theo đó, Việt Nam đang xây...