Những tác hại không ngờ của sữa chua nếu sử dụng không đúng cách
Giống như bất kì thực phẩm nào khác, sữa chua rất có lợi, nhưng cũng có hại cho sức khỏe. Vậy những tác hại của sữa chua nếu không biết sử dụng hợp lý là gì?
Sữa chua cũng có nhiều tác hại nếu bạn không biết sử dụng hợp lý. Ảnh đồ họa: P.Công
Sữa chua là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein (với nhiều axit amin cần thiết, nhất là Lysin), Glucid, Lipid, các muối khoáng (nhất là canxi) và vitamin, chủ yếu là vitamin nhóm B và A. Ngoài giá trị dinh dưỡng, sữa chua còn có giá trị chữa bệnh tốt, nhất là các bệnh về đường ruột.
Tuy nhiên, sữa chua cũng có những tác hại mà nhiều người không biết tới, đặc biệt là nếu bạn dùng loại thực phẩm này quá nhiều và không hợp lý.
Khó tiêu: Nếu ăn quá nhiều sữa chua trong ngày sẽ dẫn đến tình trạng đau bụng, đầy hơi, buồn nôn hoặc tiêu chảy.
Gây béo phì: Mặc dù sữa chua có thể giúp trọng lượng cơ thể bạn ổn định nhưng nếu ăn nhiều sẽ gây ra béo phì vì trong sữa chua có chứa đường.
Dị ứng: Nếu bạn bị ứng với sữa hoặc sữa chua thì không nên dùng vì nó sẽ gây ra tình trạng khó thở, phát ban thậm chí là nôn mửa.
Bệnh nhân có bệnh nền cần chú ý: Bệnh nhân tiểu đường, xơ vữa động mạch, viêm túi mật và viêm tụy tốt nhất nên tránh loại sữa chua có đường và hàm lượng chất béo cao nếu không muốn bệnh tình ngày càng trầm trọng.
Ngoài ra một số loại vi khuẩn trong sữa chua và những chất có tính axit có thể gây tổn hại cho răng.
Video đang HOT
Nên sử dụng sữa chua như thế nào?
Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn 2 hộp sữa chua, thời điểm ăn sữa chua sau bữa ăn từ 1 đến 2 tiếng hay vào buổi tối là hợp lý nhất.
Ăn sữa chua sau bữa ăn giúp các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5 (điều kiện để vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại).
Còn khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2, do đó các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt. Nếu không còn vi khuẩn có lợi thì tác dụng của sữa chua sẽ không bằng sữa uống thông thường.
Bảo quản sữa chua trong tủ lạnh ngay sau khi mua về, nên sử dụng sữa chua trong vòng 1 tuần kể từ ngày mua. Khi mua cần xem kỹ hạn sử dụng.
Cua lông là món "cực phẩm" mùa thu nhưng có vài điều cần lưu ý khi ăn món này để tránh hút độc tố vào người
Bạn nên "thuộc nằm lòng" những lưu ý sau đây trước khi thưởng thức món cua lông nhé!
Cua lông là một món đặc sản có giá khá "đắt đỏ" nhưng lại rất được ưa chuộng vào khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch hàng năm. Với kích thước không quá to nhưng bù lại phần thịt cua đậm vị, mềm ngậy, đặc biệt có nhiều gạch cua nên vô cùng giàu dinh dưỡng.
Dù biết cua lông có nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên đây cũng là loại thực phẩm dễ ẩn chứa những nguy cơ trong quá trình chế biến hoặc lựa chọn thực phẩm. Vì vậy, trước khi mua cua lông về nhà ăn trong thời điểm này, bạn nên nắm rõ một vài điều lưu ý sau đây đã nhé!
*Những điều cần chú ý khi ăn cua lông:
1. Không phải phần cua nào cũng ăn được
Thịt cua lông khá ngọt với hàm lượng đạm cùng axit béo cao nên bạn có thể ăn thoải mái. Thế nhưng, phần ruột cua, bao tử cua, mang cua hay tim cua thì nhất quyết không được ăn. Bởi ruột và dạ dày cua thuộc bộ máy tiêu hóa, mang cua là cơ quan hô hấp. Đây đều là những bộ phận dễ tích tụ chất bẩn, ăn vào có thể gây dị ứng, tiêu chảy.
2. Không ăn cua đã chết
Bạn có biết rằng, sau khi cua chết thì vi khuẩn sẽ sinh sôi và ăn mòn các axit amin có trong thịt cua. Đồng thời, lượng histamine sinh ra trong quá trình phân giải protein còn có thể gây nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, kèm theo các triệu chứng khác. Vậy nên, khi lựa chọn cua lông, bạn cần kiểm tra kỹ xem cua còn sống hay không.
Bạn có thể thử cho cua vào một chậu nước để phán đoán xem nếu cua còn sống thì sẽ thấy nước trong chậu sủi bọt. Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra bằng cách bóp vào lưng và lắc nhẹ để xem chuyển động. Hãy nhớ rằng, nếu cua đã chết thì tuyệt đối không được ăn. Còn nếu đã lỡ ăn rồi mà gặp phải các triệu chứng lạ thì cần tới bệnh viện kiểm tra ngay.
3. Mang găng tay khi tiếp xúc với cua
Vi khuẩn ăn thịt là loại vi khuẩn thường bám trong vây cá, tôm hùm hoặc càng cua, nếu dính vào tay bạn có thể gây viêm cân mạc hoại tử. Trong quá trình xử lý cua sống, càng cua có thể làm bạn bị thương, từ đó sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn ăn thịt xâm nhập vào cơ thể người thông qua những vết thương nhỏ. Do đó, hãy thận trọng khi sơ chế cua và nhớ đeo găng tay lúc cầm nắm cua để tránh bị thương.
*Ai không thích hợp ăn cua lông?
Cua lông tuy ngon và có giá trị dinh dưỡng cao nhưng 5 đối tượng dưới đây tốt nhất không nên ăn:
1. Người có cơ địa dị ứng
Nếu bạn bị dị ứng với hải sản thì không nên ăn cua. Bởi ăn cua dễ gây ra các phản ứng dị ứng như phát ban da và hen suyễn.
2. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
Cua là loại thực phẩm giàu đạm, dễ làm tăng gánh nặng chuyển hóa của gan và thận. Trong khi đó, chức năng gan của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn chưa mạnh, không thích hợp để tiêu thụ.
3. Người có dạ dày kém
Những người khó tiêu đạm hàng ngày, thiếu axit dịch vị, tiêu chảy, đầy hơi, người có cơ địa dị ứng nên cẩn thận khi ăn cua để tránh các triệu chứng khó chịu. Những người bị viêm dạ dày, viêm ruột, loét tiêu hóa, các bệnh về gan, túi mật và các vấn đề khác cần cẩn thận, không nên tham mà ăn nhiều.
4. Bệnh nhân mắc bệnh mãn tính
Cua lông thường chứa nhiều chất béo và cholesterol, đặc biệt là càng cua vàng, ăn quá nhiều dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm túi mật, viêm tụy... Vì vậy, người bị cao huyết áp, tim mạch vành, túi mật nên tránh ăn cua. Những người bị viêm và các bệnh khác ăn càng ít hoặc không ăn càng tốt.
5. Người bị bệnh gút không được ăn cua
Đối với những người mắc bệnh gút và thích ăn cua, nếu thực sự thèm thì có thể ăn một chút chứ không nên tham lam.
Chỉ số CA 19-9 tăng cao có phải đã mắc ung thư tụy? Chỉ số CA 19-9 là dấu ấn ung thư đầu tiên của ung thư tụy, tuy nhiên nó cũng tăng cao trong một số bệnh lý không phải ung thư như xơ gan, viêm tụy, viêm túi mật. Ở người lớn CA 19-9 chỉ có một lượng nhỏ trong một số cơ quan như tụy, gan, bàng quang và phổi. CA 19-9 là...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sự thật về vắc-xin 6 trong 1 mà bố mẹ không thể bỏ qua

Thói quen buổi sáng giúp bụng êm, người nhẹ tênh cả ngày

Uống cà phê khi đói: Lợi và hại cần cân nhắc

6 món ăn bài thuốc thanh nhiệt, giải độc cơ thể mùa hè

Cách bổ sung canxi tốt nhất cho người ăn chay

Loại rau được ví như 'vàng xanh mùa hè', hút mỡ máu

Ba loại đồ uống hạn chế đường tốt cho sức khỏe đường ruột

Yếu tố nguy cơ gây loãng xương

Người bị gan nhiễm mỡ có cần dùng thuốc bổ gan?

Cách ăn trứng tốt cho người tăng huyết áp

Những tiến bộ trong điều trị sỏi thận

5 tác dụng của gừng trong ngăn ngừa bệnh tim
Có thể bạn quan tâm

Thêm một bom tấn phim được chuyển thể thành game, hứa hẹn sẽ là siêu phẩm không nên bỏ qua
Mọt game
07:53:13 13/05/2025
Giải mã cơn sốt bóng đen con mèo - "kitten shadow": Người nổi tiếng rủ nhau đu trend, đã có bức ảnh triệu like
Netizen
07:48:30 13/05/2025
Thời cơ để Arda Guler giành di sản của Luka Modric trước mũi Kylian Mbappe
Sao thể thao
07:45:17 13/05/2025
Tung màn cosplay Natra phiên bản táo bạo, nữ streamer khiến fan nam quên luôn bản gốc
Cosplay
07:39:33 13/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 37: Bị Nguyên bơ, An thẫn thờ nhớ nhung
Phim việt
07:35:28 13/05/2025
'Anh họ' U60 của Hiền Hồ: qua đời, mẹ vợ chia sẻ lý do sốc, sao Vbiz bị réo tên?
Sao việt
07:22:03 13/05/2025
Mỹ nhân Việt được khen xinh như Baifern Pimchanok, sở hữu 1 đặc điểm khiến vạn người xin vía
Hậu trường phim
07:19:58 13/05/2025
Luật sư Kim Sae Ron quyết kéo Kim Soo Hyun 'xuống nước', lộ video thiếu đạo đức
Sao châu á
07:11:57 13/05/2025
'Soi' dàn trai xinh gái đẹp trong 'Sinners' - Phim ma cà rồng hot nhất màn ảnh hè 2025
Phim âu mỹ
07:10:20 13/05/2025
5 siêu phẩm giật gân Hàn Quốc hay nhất 5 năm qua: Cả thế giới mê mẩn, bỏ ngủ mất ăn vì quá ám ảnh!
Phim châu á
07:06:01 13/05/2025