Những tác hại chết người của thuốc nhuộm tóc
Chị em yêu thích nhuộm tóc hãy cẩn thận trong việc chọn lựa thuốc nhuộm không sẽ gây kích ứng nghiêm trọng.
Cô Carmen Rowe, 25 tuổi, sống tại Swansea, Wale, nước Anh đã gặp một sự cố dị ứng bất ngờ sau khi sử dụng thuốc nhuộm tóc.
Cô gái này đã phải nhập viện trong tình trạng mắt sưng húp…
TS Chris Flower ở Hiệp hội Nước hoa và Mỹ phẩm cho biết, chất Paraphenylenediamine là thủ phạm chính gây ra các phản ứng phụ như trên.
Cô bạn Chloe Robins, 14 tuổi, sống tại Southampton, nước Anh đã phải tới bệnh viện sau khi nhuộm tóc.
Lauren sống ở khu Trallwn, Llansamlet, gần Swansee 16 tuổi bị dị ứng với thuốc nhuộm tóc ban đầu cô thấy ngứa sau đó phản ứng đã nặng hơn rất nhiều.
Video đang HOT
Jo Thomson sử dụng loại thuốc nhuộm tóc tại nhà của thương hiệu tên tuổi có xuất xứ từ Đức.
Từng nhuộm tóc từ năm 15 tuổi nên Jo Thompson không nghĩ rằng mình có thể gặp bất cứ vấn đề gì.
Tình trạng hiện tại của Jo.
Bà Lyn Gregory (56 tuổi) đến từ Mỹ đã phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do thuốc nhuộm tóc gây ra. Đến mức bà đã thề rằng sẽ không bao giờ nhuộm tóc thêm một lần nào nữa!
Cô bạn Chloe Robins, 14 tuổi, sống tại Southampton, nước Anh đã phải tới bệnh viện sau khi nhuộm tóc.
Theo Alobacsi
Quyền lực tóc dài
3 triệu năm trước, quá trình chọn lọc tự nhiên khiến loài người trút bỏ lớp lông để thuận tiện cho việc săn bắt. Duy chỉ mái tóc được giữ lại để bảo vệ da đầu khỏi ánh nắng và tia UV. Chẳng ai ngờ, chiều dài mái tóc sau này lại trở thành một chuẩn mực của cái đẹp và hơn thế, có lúc nó còn là một thước đo xã hội.
1. Mái tóc theo chiều dài lịch sử
Thời Hy Lạp cổ đại, các nam nhân luôn chải chuốt cẩn thận mái tóc dài nhằm mục đích phô trương phú quý và quyền lực, ngược lại, nô lệ phải cạo trọc đầu. Thời kì nước Anh đô hộ xứ Ireland, độ dài mái tóc từng được coi là thước đo chuẩn mực của người đàn ông Anh đích thực.
Mách bạn: Không nên chọn sản phẩm chăm sóc tóc chứa Parabens, Formaldehyde, Fragrance, SULFATE bởi đó là những thành phần gây nguy hại cho tóc và cơ thể.
Ở các nước Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản, mái tóc dài vẫn luôn được coi là biểu tượng của sắc đẹp thanh xuân, sự riêng tư và tính dục. Văn hóa Đông Á coi mái tóc dài buông xõa ở phụ nữ là biểu hiện gợi tình bởi thông thường, tóc phụ nữ vẫn được búi cao gọn gàng. Với họ, mái tóc dài là di sản cha mẹ để lại cho con cái, việc cắt tóc được coi như hình phạt dành cho người có tội.
Nhìn lại lịch sử Việt Nam qua tranh ảnh và những bức tượng tạc, dường như nam giới và nữ giới đều chỉ để tóc dài do ảnh hưởng của Nho giáo. Tới đầu thế kỷ 20, khi phong trào Duy Tân và Đông Kinh Nghĩa Thục bùng nổ, vua Thành Thái đã đi tiên phong trong việc cắt tóc ngắn như một cách đoạn tuyệt với cổ hủ, lạc hậu. Phụ nữ khi đó cũng bắt đầu để tóc trần, không đội nón hay vấn khăn, và mái tóc dài rẽ ngôi giữa được coi là chuẩn mực của cái đẹp.
Cùng với những biến thiên của lịch sử và xã hội loài người, chiều dài mái tóc không hề đứng im mà trở thành công cụ để họ bày tỏ ước vọng. Không riêng cánh đàn ông phương Tây thời Trung cổ muốn mượn chiều dài mái tóc để chứng tỏ sức mạnh, hay cánh đàn ông phương Đông nuôi tóc dài làm minh chứng cho nỗi sầu muộn bi ai, phụ nữ thế giới cũng từng có một cuộc cách mạng về chiều dài mái tóc để đòi quyền bình đẳng. Thập niên 60, theo phong trào nữ quyền, những mái tóc cực ngắn ở nữ giới bắt đầu trở nên phổ biến. Tóc ngắn, tóc phi dê có thể trở thành biểu hiện của sự tân tiến. Tuy nhiên, không gì thay thế được vẻ đẹp của người phụ nữ với mái tóc dài, thẳng mượt.
2. Chuyện chăm sóc tóc xưa và nay
Bất kể màu tóc đen, vàng, bạch kim hay đỏ, loài người từ thuở sơ khai vẫn luôn cố gắng giữ cho mái tóc khỏe và dày. Phụ nữ thời xưa không có sẵn dầu gội, dầu xả, mặt nạ hấp tóc, xịt dưỡng bóng tóc, máy duỗi, máy ép hay các dịch vụ salon, tuy nhiên, họ có những cách riêng để nuôi dưỡng mái tóc dài.
4000 năm trước Công nguyên, dầu gội của người Ai Cập cổ đại là thứ nước ép cam quýt hỗn hợp, còn dầu xả của họ được làm từ mỡ động vật và dầu thực vật. Phụ nữ Châu Âu còn từng có cách dưỡng tóc kỳ quặc: họ bôi lên tóc hỗn hợp từ thằn lằn chết luộc trong dầu ô-liu đun sôi.
Cũng cần phải khẳng định rằng, những công thức thảo mộc tự nhiên trong các sản phẩm chăm sóc tóc hiện đại hoàn toàn không phải là phát kiến mới mẻ. Thời Phục hưng, người Châu Âu đã gội đầu với hỗn hợp giấm, lá bạc hà, húng tây và lá hương thảo. Phụ nữ Ấn Độ suốt bao đời đều gắn bó với các loại dầu tự nhiên như dầu dừa, dầu ô-liu, dầu hạnh nhân. Các cung tần mỹ nữ Trung Hoa thường dùng dầu hoa trà chà xát lên da đầu để kích thích tóc mọc dài.
Là phụ nữ Việt Nam, hẳn bạn cũng không bao giờ quên được mùi thơm bồ kết, vị thanh mát của chanh sả, hương ngọt ngào của vỏ bưởi với hương nhu - những công thức chăm sóc truyền thống đã làm nên suối tóc dài đen mượt gắn liền với hình ảnh của những người bà, người mẹ. Để rồi mỗi khi có thể giải phóng mình khỏi bộn bề cuộc sống, lại khao khát được ướp lên tóc thứ nước bồ kết màu nâu sóng sánh hoặc từ tốn vuốt ve mái tóc còn vương lại vài cánh hương nhu thơm ngát.
Đàn ông tóc ngắn mấy khi hiểu được niềm vui này...
Đẹp Online gợi ý một số sản phẩm chăm sóc mái tóc dài:
Bộ dầu gội và dầu xả Davines - Replumping: Dưỡng ẩm và tăng độ đàn hồi, giúp bề mặt tóc bóng sáng. Không chứa sun-phát và parabens. Giá: 295.000VND (dầu gội); 256.000VND (dầu xả)
Mặt nạ dưỡng ẩm siêu nhẹ Moroccanoil - Weightless Hydrating Mask: Dành cho tóc dài, khô, mỏng với công thức dầu argan dưỡng ẩm mà không gây bết dính. Giá: 808.000VND/250ml
Tinh dầu Macadamia: Chữa trị hư tổn, giúp tóc óng ả và dễ vào nếp. Giá: 165.000VND
Máy là tóc hơi nước Steampod: Phục hồi chất tóc khô và hư tổn bằng cách cung cấp nước và độ ẩm ngay trong quá trình duỗi tóc
Theo Đẹp