Những sự kiện nổi bật đáng ghi nhớ của ngành giáo dục năm 2015

Theo dõi VGT trên

(GDVN) – Năm 2015 được coi là năm giáo dục có nhiều sự kiện “gây bão” thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Dưới đây những sự kiện giáo dục nổi bật nhất năm 2015.

LTS: Kết thúc năm 2015 với rất nhiều sự kiện giáo dục gây tác động mạnh mẽ bên cạnh những thành tựu, thì vẫn còn đâu đó những nỗi lo, trăn trở xuất phát từ học sinh, từ phụ huynh và ngay cả chính những nhà quản lý, thầy cô giáo khắp nơi trong cả nước.

Dưới đây là những sự kiện được các chuyên gia và Báo điện tử Giáo dục Việt Nam bình chọn.

Tòa soạn hoan ngênh và tiếp thu các ý kiến đóng góp của độc giả cả nước vè các bình chọn này, cũng như bổ sung khác!

Kỳ thi THPT quốc gia 2015

Lần đầu tiên Bộ GD&ĐT tổ chức kỳ thi hai trong một, tức là một kỳ thi nhưng kết quả được sử dụng vào hai mục đích xét tốt nghiệp và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

Từ nhiều kỳ thi, thí sinh chỉ còn kỳ thi duy nhất cần vượt qua; từ vài cụm thi ở thành phố lớn, hàng chục cụm thi được tổ chức ở khắp các tỉnh thành đã giảm được áp lực cho thí sinh và toàn xã hội. Cơ hội vào đại học của học sinh cũng tăng lên khi biết kết quả mới làm hồ sơ xét tuyển vào trường phù hợp.

Tuy nhiên, kỳ thi cũng bộc lộ nhiều yếu kém khi để “vỡ trận” ở những khâu công bố điểm thi và rút-nộp hồ sơ ở những phút chót.

Ngay sau đó, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phải đứng ra nhận trách nhiệm vì tình trạng xáo trộn trong đợt xét tuyển đầu tiên và đưa ra các biện pháp khắc phục cho những đợt sau.

Kỳ thi đ.ánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Quốc gia Hà Nội là trường duy nhất được Bộ GD&ĐT giao thí điểm thiđánh giá năng lực lấy kết quả tuyển sinh vào Đại học. Bài thi gồm 140 câu hỏi trắc nghiệm, chia làm 3 phần riêng biệt gồm: Tư duy định lượng, tư duy định tính và tự chọn, thời gian làm bài 195 phút trên máy tính.

Kết quả bài thi có giá trị dùng để đăng ký xét tuyển vào Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời gian 24 tháng kể từ ngày thi.

Sau hai đợt thi vào tháng 5 và 8, các trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội đã tuyển đủ chỉ tiêu. Kỳ thi được đ.ánh giá là thành công khi đạt được các mục tiêu đặt ra, kết quả thi đ.ánh giá năng lực tương ứng với kết quả thi THPT quốc gia.

Tích hợp môn Lịch sử

Sau khi công bố, dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nhận được sự quan tâm của xã hội khi môn Lịch sử không còn tên trong chương trình học bắt buộc.

Video đang HOT

Theo Dự thảo môn Lịch sử lại bị tích hợp vào các môn khác, cụ thể ở lớp 1, 2, 3 là môn “Cuộc sống quanh ta”; lớp 4, 5 là “Tìm hiểu xã hội”, THCS là “Khoa học xã hội” và THPT là môn “Công dân với Tổ quốc”.

Trong khi các giáo sư đầu ngành lên án mạnh mẽ và yêu cầu Bộ GD&ĐT giữ Lịch sử là môn bắt buộc, độc lập, nhất là trong điều kiện chủ quyền biển đảo đang bị đe dọa nghiêm trọng, Bộ GD&ĐT vẫn giữ quan điểm cho rằng Lịch sử không bị xóa bỏ, thậm chí còn xuất hiện nhiều hơn, trong nhiều môn học khác nhau.

Những sự kiện nổi bật đáng ghi nhớ của ngành giáo dục năm 2015 - Hình 1

Những sự kiện nổi bật của ngành giáo dục năm 2015

Sức nóng của sự kiện này lan đến cả nghị trường Quốc hội khi trong phiên chất vấn trực tiếp, đại biểu Lê Văn Lại gửi câu hỏi đến Bộ trưởng Phạm Vũ Luận:

“Gần đây dư luận xôn xao, hay nói đúng hơn là có sự xáo trộn tận tâm can về một vấn đề nhạy cảm, đó là thay đổi việc giảng dạy môn Lịch sử từ môn học độc lập thành môn tích hợp. Xin Bộ trưởng nêu chính kiến, nhất là tính ưu việt và tính đúng đắn của nó”.

Bộ trưởng Luận tái khẳng định “dự thảo đang lấy ý kiến không có ý định giảm môn Lịch sử. Vấn đề thảo luận là để riêng môn Lịch sử hay để Lịch sử gắn bó với các môn học khác”.

Tuy nhiên, cuối kỳ họp Quốc hội đã nêu rõ “tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới”.

Bộ GD&ĐT cấm thi tuyển vào lớp 6

Đầu tháng 3, Bộ GD&ĐT phát đi thông báo cấm các trường (cả trường công lẫn trường tư) tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 6.

Nếu cơ sở giáo dục có số lượng học sinh đăng ký vào lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh thì phải xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp, trình cấp có thẩm quyền ở địa phương quyết định.

Quy định này lập tức gây xôn xao dư luận, bởi nhiều trường ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có lượng hồ sơ đăng ký rất lớn. Các năm trước, kỳ thi vào lớp 6 ở những trường này diễn ra khá căng thẳng với tỷ lệ chọi cao.

Một số trường sau đó đã trình phương án đo chỉ số IQ (chỉ số thông minh), EQ (chỉ số cảm xúc), phỏng vấn bằng tiếng Anh, nhưng không được chấp nhận vì vẫn tạo ra áp lực mới cho học sinh.

Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)

Năm học 2015 – 2016 có 2.508 trường tiểu học đăng ký. Theo Bộ GD&ĐT, kể cả các trường nhân rộng từng phần (trên 2.000 trường), trong năm học 2015 – 2016, đã có hơn 1/3 số trường tiểu học trên cả nước tổ chức lớp học theo VNEN.

Mô hình này cũng đã được áp dụng thí điểm ở cấp THCS với số lượng tăng lên rất nhiều so với năm học trước.

Ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, nếu năm học 2014-2015 cả nước có 24 trường trung học cơ sở thuộc 6 tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình, Khánh Hòa, Đắc Lắc, Kon Tum áp dụng thực hiện VNEN thì năm học 2015-2016 cả nước có 1.600 trường THCS đăng ký thực hiện.

Ở nhiều địa phương đã thấy thành công mà mô hình mang lại như giúp học sinh tự tin, sôi nổi trong các giờ học, chủ động, tích cực trong các hoạt động tập thể, các lớp học được cấp kinh phí để trang trí lớp, được tự mua bàn ghế phù hợp, được sửa chữa về điện, nước, sửa cửa lớp, sơn lại tường…được cấp máy tính, máy in, máy chiếu, ti vi.

Học sinh toàn trường được cấp đủ sách, học sinh ở điểm trường lẻ được hỗ trợ ăn trưa tại trường nên đi học đều.

Học theo VNEN, học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức, sáng tạo trong cách tiếp cận bài học, được nhìn sự vật trực quan, sinh động… Mô hình trường học mới hoạt động trên nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên sẽ là người cụ thể hóa mục tiêu, thiết kế và tổ chức các hoạt động học phù hợp với học sinh.

Trong khi đó, học sinh được chia thành các ban tự quản và chủ động, sáng tạo hơn trong việc tiếp nhận, chia sẻ kiến thức.

Mô hình này đề cao việc cá nhân tự trải nghiệm, khám phá và cũng chấp nhận sự khác biệt về thời gian, tốc độ học của học sinh. Giáo viên sẽ là người chủ động quan sát, phát hiện và kịp thời hỗ trợ cho những học sinh yếu.

Được biết, mô hình trường học mới bắt nguồn từ Colombia vào những năm 1995 – 2000 với những lớp ghép ở miền núi khó khăn.

Thay vì nhìn lên bảng xem cô giảng bài, mô hình trường học mới cho phép học sinh ngồi quây quần theo nhóm và tự tìm tòi, khám phá kiến thức mới trên cơ sở “hướng dẫn học tập” của giáo viên.

Tuy nhiên, triển khai áp dụng rộng rãi chương trình VNEN vào giảng dạy với mong muốn xóa bỏ cách dạy truyền thống xưa nay là đọc, chép để học sinh tự tìm kiến thức nhưng tự tìm theo kiểu mớm sẵn bài bằng cách học sinh chỉ cần điền vài từ, vài số là đã hoàn thành bài tập làm văn, bài toán. Nhiều ý kiến cho rằng ngành giáo dục đang tự tạ ra những bản photocopy.

Mà việc tu sửa phòng học, trang trí lớp theo mô hình VNEN, tổ chức lại lớp, sách giáo khoa, phân công chuyên môn, thiết bị dạy học…rất tốn kém mà ngân sách trong trường thì không có khiến nhiều trường rơi vào cảnh vay nợ để triển khai VNEN.

Hơn nữa, hiện hầu hết bàn, ghế học sinh ở các lớp VNEN hiện nay không đúng chuẩn nên trẻ học ở trường thực hiện mô hình trường học mới VNEN mà để học sinh cong vênh cột sống và loạn thị…

Vụ Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiếp thu các ý kiến đóng góp nêu trên và đang trong quá trình tìm hiểu để có các giải pháp phù hợp.

Du học sinh nên ở hay về?

Câu hỏi “Vì sao 13 cháu du học, 12 cháu không về?” của đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Hòa (TP.Hồ Chí Minh) sáng 2/11 tại diễn đàn Quốc hội một lần nữa thu hút sự quan tâm, mổ xẻ của nhiều người.

Theo ông Hòa, chuyện 13 học sinh nhận học bổng của cuộc thi “Đường l.ên đ.ỉnh Olympia” đi du học, 12 cháu ở lại nước ngoài làm việc chỉ là một ví dụ minh họa cho tình trạng bức xúc trong sử dụng nhân tài.

Vấn đề này càng được hâm nóng dịp cuối năm qua câu chuyện của TS Doãn Minh Đăng – người từng thi Đường l.ên đ.ỉnh Olympia – có nguy cơ bị Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ buộc thôi việc sau khi nói xấu trường trên Facebook.

Sau đó, Á quân Đường l.ên đ.ỉnh Olympia mùa đầu tiên Nguyễn Thành Vinh cho rằng, về nước là sự lãng phí khi môi trường và cơ chế làm việc ở Việt Nam chưa phù hợp cho người tài phát triển.

Nhiều du học sinh khác chia sẻ quan điểm này và cho rằng, ở đâu cũng tốt nếu có đóng góp cho quê hương.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng tự phong giáo sư

Giữa tháng 9, Đại học Tôn Đức Thắng, TP.Hồ Chí Minh chủ trương phong giáo sư, phó giáo sư cho cán bộ giảng viên trong trường, nhận được sự quan tâm của dư luận.

Theo lãnh đạo nhà trường, hướng dẫn được soạn ra để làm nguồn tham khảo cho việc bổ nhiệm và đề bạt các chức vụ chuyên môn (trợ lý giáo sư, phó giáo sư, giáo sư) của trường. Sau đó, nhiều ý kiến trao đổi liệu trường đại học có được tự phong giáo sư, phó giáo sư?

Ngày 13/10, Đại học Tôn Đức Thắng công bố tiêu chuẩn bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư. Đến ngày 18/11, nhà trường thay đổi chức vụ thành giáo sư trợ lý, giáo sư dự bị, giáo sư thực thụ và bỏ tên gọi giáo sư, phó giáo sư.

Tuy nhiên, ông Bùi Mạnh Nhị, Chánh văn phòng Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước khẳng định việc này không đúng quy định và cần dừng lại.

Đáp lại, giáo sư Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Đại học Tôn Đức Thắng cho rằng trường không làm sai và sẽ không dừng việc bổ nhiệm giáo sư.

Bạo lực học đường

Năm 2015 xảy ra nhiều vụ việc bảo mẫu, cô giáo mầm non b.ạo h.ành trẻ. Một trong những vụ việc nghiêm trọng là nhóm giáo viên tại điểm trông giữ trẻ Sơn Ca (đường Hữu Nghị, TP Đồng Hới, Quảng Bình) t.rói c.hân, nhét khăn vào miệng trẻ ngay trong lớp học.

Ngày 9/10, cơ quan điều tra Công an TP Đồng Hới (Quảng Bình) đã khởi tố 2 bảo mẫu.

Theo thống kê của Tổ chức phát triển cộng đồng tập trung vào t.rẻ e.m (Plan Internationnal) và Trung tâm nghiên cứu quốc tế về phụ nữ (ICRW), Việt Nam có tỷ lệ b.ạo h.ành thứ hai (71%) trong số các quốc gia Campuchia, Indonesia, Nepal, Pakistan.

Theo GDVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin đang nóng

Nóng: Á hậu Vbiz nghi bể nợ đến nỗi "mất tích" và bán tháo cả kênh cá nhân
07:18:38 20/09/2024
Nghịch lý nhà giàu: "Sếp em Mailisa" ở biệt phủ 4000m2, con trai riêng chỉ mơ sống ở nơi mà nhiều người chê, nghe lý do mới nể phục
09:43:52 20/09/2024
Tôi bất lực nhìn chồng chiếm lấy căn nhà cho nhân tình, mẹ chồng lại bước ra trước tòa nói một điều khiến ai nấy kinh ngạc
07:11:17 20/09/2024
Lòng tôi như lửa đốt khi vừa nghe tin tôi mang thai thì mẹ người yêu nhất quyết đòi gặp mặt, đến nơi thái độ của bà khiến tôi choáng váng
07:37:11 20/09/2024
Chồng cầu xin tôi nhận "con rơi" sau khi anh ấy qua đời
08:54:18 20/09/2024
Tôi buột miệng nói mức lương 40 triệu/tháng, bạn gái cười nói bằng cô ấy, nghe xong tôi lặng lẽ chia tay
10:27:23 20/09/2024
Nam NSND nổi tiếng: 4 đời vợ, U70 tưởng được yên hưởng t.uổi già thì biến cố ập đến
08:39:43 20/09/2024
Hoa hậu Hoàn vũ VN trình diễn giữa mưa và loạt chi tiết gây tranh cãi ở Miss Cosmo quốc tế 2024
08:25:21 20/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cô giáo ở Thanh Hóa bị cành cây trong sân trường đè trúng đã qua cơn nguy kịch

Tin nổi bật

14:01:35 20/09/2024
Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Hà Trung, ông Mai Việt Dũng thông tin: Đến trưa nay (20-9) cô giáo Th đã được chuyển ra Bệnh viện Việt Đức Hà Nội điều trị và cô đã qua cơn nguy kịch.

'Để tôi tỏa sáng' nhá hàng loạt ảnh 'nóng': Triệu Lộ Tư tình tứ bùng nổ với Trần Vỹ Đình

Phim châu á

13:52:58 20/09/2024
Để tôi tỏa sáng vừa mới nhá hàng loạt ảnh mới với sự kết hợp của hai ngôi sao Triệu Lộ Tư và Trần Vỹ Đình, hứa hẹn phản ứng hóa học bùng nổ.

Phim Việt mới chiếu nửa ngày đã đứng top 1 phòng vé, còn lập kỷ lục chưa từng có mới đáng nể

Hậu trường phim

13:45:40 20/09/2024
Tính tới trưa ngày 20/9, doanh thu phim đã vượt mốc 7 tỷ, giúp Cám bỏ xa hàng loạt đối thủ nặng ký ngoài phòng vé để giành vị trí top 1 lượng vé bán ra ngay ngày đầu công chiếu.

Brazil tiếp tục cấm mạng xã hội X hoạt động

Thế giới

13:43:50 20/09/2024
Mạng xã hội X có khoảng 22 triệu người dùng tại Brazil. Mặc dù không phổ biến bằng Facebook hay Instagram, nền tảng này vẫn đóng vai trò quan trọng trong các cuộc tranh luận chính trị và tác động lớn đến chính trị gia, nhà báo và dư luậ...

Căng: 1 Anh Tài có người yêu nhưng nghi "xào couple" với đồng nghiệp, hội fan thông báo tan rã

Sao việt

13:41:36 20/09/2024
Bùi Công Nam và Duy Khánh được fan đẩy thuyền bởi những tương tác ngọt ngào trong chương trình Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai

MC quốc dân Yoo Jae Suk bị điều tra

Sao châu á

13:36:29 20/09/2024
Ngày 20/9, tờ Wikitree đưa tin MC hàng đầu showbiz Hàn Quốc Yoo Jae Suk đã trải qua 1 cuộc điều tra thuế chuyên sâu.

10 cách mặc trang phục denim vừa trẻ trung vừa thanh lịch tới công sở

Thời trang

13:15:24 20/09/2024
Combo áo blouse sáng màu và quần jeans xanh trở nên thanh lịch hơn khi được khoác ngoài chiếc áo blazer. Tổng thể trang phục trên còn có sự trẻ trung, tươi sáng nhờ tông màu trắng và xanh denim làm chủ đạo.

Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa - Tập 24: Yên vô tình tạo cơ hội cho t.iểu t.am

Phim việt

12:55:02 20/09/2024
Yên hiếm hoi đồng ý cho chồng đi nhậu nhưng còn giao Hào gửi giúp cho chị chủ shop online ít quà cảm ơn vì đã cho chồng một công việc tốt.

Những kiểu làm đẹp đắt đỏ nhất trên thế giới

Làm đẹp

12:42:54 20/09/2024
Bee Venom Facial không chỉ là một phương pháp làm đẹp mà còn được coi là liệu pháp cải lão hoàn đồng , giúp ngăn chặn quá trình lão hóa và tái tạo làn da.

Nhìn lại tình trường chuyên "lái phi công" của Ngân Sát Thủ, đã từng có một câu chuyện buồn

Netizen

12:09:12 20/09/2024
Ngân Sát Thủ tên thật là Huỳnh Kim Ngân. Cô nàng vốn có xuất thân từ idol mạng chuyên hát và nhảy trên nền tảng live stream TalkTV từ năm 2015

5 món ăn ngon "chứa progesterone tự nhiên", phụ nữ sau 30 t.uổi nên ăn nhiều hơn để có làn da mềm mại và trông trẻ hơn

Ẩm thực

11:54:28 20/09/2024
5 món ăn này không chỉ đáp ứng nhu cầu protein và vitamin của cơ thể phụ nữ mà còn thúc đẩy sự cân bằng nội tiết tố thông qua các thành phần tự nhiên.