Những smartphone thất bại của năm
Bên cạnh một số sản phẩm ấn tượng, đây là những mẫu smartphone thất bại đáng chú ý trong năm 2020.
Nokia 8.3 được HMD Global ra mắt vào tháng 3. Đây là mẫu smartphone tầm trung với thiết kế bóng bẩy, cấu hình cao và mạng 5G. Tuy nhiên phải đến nửa năm sau, sản phẩm mới được bán chính thức. Ảnh:
Theo Android Authority , lý do khiến Nokia 8.3 bán trễ đến từ việc No Time To Die , phần phim mới của James Bond (HMD là đối tác cung cấp điện thoại) bị hoãn chiếu. Sau khi lên kệ, Nokia 8.3 cũng không thành công khi nhiều smartphone 5G được đánh giá cao hơn đã xuất hiện như Google Pixel 4a 5G, Poco F2 Pro hay OnePlus Nord.
Năm 2019, Microsoft gây bất ngờ khi ra mắt Surface Duo , mẫu smartphone Android 2 màn hình với khả năng gập, giao diện được tối ưu cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Đến tháng 8/2020, sản phẩm này được lên kệ.
Tuy nhiên, Surface Duo không được đánh giá cao khi phần mềm nhiều lỗi, ít ứng dụng hỗ trợ 2 màn hình. Giá bán cũng là vấn đề bởi nếu bỏ 1.400 USD cho Surface Duo, người dùng chỉ nhận được chip xử lý Snapdragon 855 của năm 2019, không có sạc nhanh, thiếu sạc không dây và chỉ có mạng 4G.
Anh trai của trùm ma túy Pablo Escobar từng giới thiệu Escobar Fold – smartphone màn hình gập giá 350 USD vào năm 2019. Tuy nhiên, sản ph ẩm thực chất là mẫu Royole Flexpai được đổi tên. Đến năm 2020, công ty này trình làng Escobar Fold 2 với giá 400 USD, chỉ là Galaxy Z Fold2 được che tên. Tất nhiên, những người đặt trước sản phẩm sẽ không bao giờ nhận được hàng.
Motorola đã gây chú ý khi ra mắt phiên bản mới của điện thoại nắp gập Razr . Ngoài thiết kế vỏ sò quen thuộc, smartphone mới sử dụng màn hình gập, chạy Android với cấu hình hiện đại. Tuy nhiên khi bán ra đầu năm 2020, thiết bị lại có giá quá cao so với cấu hình. Với giá 1.500 USD, người dùng chỉ nhận được chip xử lý tầm trung năm 2018, nền tảng Android 9, dung lượng pin thấp và thông số camera kém.
Motorola Razr bị đánh giá thấp hơn Samsung Galaxy Z Flip – smartphone gập vỏ sò trang bị màn hình kính siêu mỏng, chất lượng hoàn thiện tốt hơn, cấu hình cao và giá bán rẻ hơn. Cuối năm 2020, Motorola trình làng phiên bản 5G của Razr với camera kép, nâng cấp cấu hình nhưng không thể tạo ra sức hút.
Trái ngược với thành công của Galaxy Note20 Ultra, Galaxy Note20 không được nhiều người đón nhận. So với Galaxy S20 FE giá rẻ hơn, Galaxy Note20 thiếu đi màn hình 120 Hz, không có khe thẻ nhớ microSD, dung lượng pin thấp hơn. Dù có một sợ lợi thế như RAM 8 GB, quay video 8K và hỗ trợ bút S Pen, mức giá cao hơn đến 300 USD khiến Galaxy Note20 không phải lựa chọn hợp lý so với Galaxy S20 FE.
OnePlus đã có một năm 2020 thành công với smartphone cao cấp OnePlus 8 Pro (ảnh). Máy trang bị màn hình Quad HD 120 Hz, cấu hình mạnh, camera cao cấp và khả năng kháng nước. Ngay cả dòng tầm trung OnePlus Nord cũng khá nổi bật, trừ OnePlus Nord N10 .
Cụ thể, OnePlus Nord N10 chỉ rẻ hơn OnePlus Nord một chút nhưng không có màn hình OLED, chip xử lý cũng yếu hơn. Trong khi đó, Nord 100 (ảnh) chỉ là bản đổi tên của Oppo A53 được đánh giá không quá xuất sắc. Giao diện mới của Oxygen OS, cùng cam kết chỉ nâng cấp một bản Android cho dòng Nord N của OnePlus cũng gây nhiều tranh cãi.
Samsung Galaxy Z Fold2 vs. Microsoft Surface Duo: Cuộc chiến giữa hai gã smartphone dị biệt
Bạn sẽ chọn gã dị biệt nào nếu có trong tay 50 triệu đồng?
Video đang HOT
Galaxy Z Fold2 và Surface Duo là 2 đại diện mới nhất mang đến công nghệ tiên tiến và trải nghiệm độc đáo cho người dùng. Nếu đã quá chán ngán với kiểu form factor truyền thống thì đây là lúc để bạn đón nhận cơ hội trải nghiệm mới hơn.
Tuy nhiên mỗi sản phẩm này đều có ngôn ngữ thiết kế khác nhau, từ đó dẫn đến cách tương tác khác nhau, thậm chí có thể thay đổi cả thói quen sử dụng của chúng ta hàng ngày. Và điều đặc biệt nhất, mức giá rơi vào khoảng 50 triệu đồng cũng không phải là dễ tiếp cận nên người dùng cũng phải đắn đo hơn. Hãy cùng có cái nhìn cận cảnh và so sánh kỹ hơn về hai gã dị biệt này để biết đâu là sản phẩm phù hợp với bạn.
Thiết kế: Kẻ sang trọng, người giản đơn
Ngay từ đầu, thiết kế của 2 sản phẩm này đều khác biệt nhau. Với Galaxy Z Fold2, Samsung sử dụng công nghệ màn hình gập để trang bị cho chiếc flagship mới nhất của họ, vì vậy tạo được hiệu ứng ấn tượng ngay từ lần gặp (và cả lần gập) đầu tiên.
Galaxy Z Fold2 không chỉ hấp dẫn ở mỗi công nghệ màn hình gập mà nó còn mang vẻ bên ngoài rất sang trọng, được Samsung chăm chút nhiều hơn và nhờ thế không còn quá thô kệch như phiên bản đầu tiên nữa.
Cầm trên tay chiếc điện thoại này, ngoài việc thể hiện mình là kẻ khác biệt giữa đám đông, người dùng còn chứng tỏ được độ "chanh xả" và đẳng cấp ngay từ những đường nét thiết kế sang trọng.
Màn hình khi mở rộng ra thành 7,6 inch, trông khá vuông vức và vô cùng thích hợp để xem các nội dung như báo online hay đọc e-book.
Galaxy Z Fold2 sử dụng tấm nền Dynamic AMOLED 2x giống như trên Galaxy Note20, màn hình này cho tốc độ quét 120Hz cùng công nghệ tự động điều chỉnh độ quét phù hợp với nội dung hiển thị, cho chuyển động mượt mà với nhiều tác vụ khác nhau. Nói chung, về khả năng hiển thị phục vụ nhu cầu giải trí, Galaxy Z Fold2 cũng thuộc hàng top bảng hiện nay.
Quay sang đối thủ đến từ Microsoft, ta có một chiếc smartphone màn hình kép với thiết kế có phần giống cuốn sổ điện tử hoặc kim từ điển hơn là điện thoại.
Thiết kế Surface Duo khác với Galaxy Z Fold2 và thậm chí nếu so về độ sang trọng, Microsoft đã thua một nước với nhà sản xuất đến từ Hàn Quốc.
Surface Duo được làm rất đơn giản ở mặt ngoài, gần như không có bất kỳ điểm nhấn nào ngoại trừ logo cửa sổ sáng bóng. Nhìn từ bên trong, ta sẽ thấy rõ hơn thiết kế 2 màn hình riêng biệt của Duo, sử dụng tấm nền OLED với kích thước 5,6 inch/màn (độ phân giải 1800 x 1350), tỷ lệ 4:3 và có thể ghép lại thành một màn hình có kích thước lớn 8.1 inch với không gian hiển thị lớn hơn (3:2).
So về kích thước hiển thị, Surface Duo có tổng kích thước bên trong lên đến 8.1 inch, rộng hơn 0,5 inch so với Galaxy Z Fold2. Tuy nhiên, phần viền màn hình trên và dưới của Surface Duo cộng với bản lề đột nhiên trở thành "kẻ thứ ba" khiến cho bất kỳ ai muốn có trải nghiệm hình ảnh liền mạch sẽ vỡ mộng.
Dù đơn giản nhưng nói như thế không có nghĩa là chiếc điện thoại này không có ưu điểm. Thứ nhất, cơ chế bản lề của Surface Duo được thiết kế giống với các dòng laptop lai tablet, tức có thể xoay gập 360 độ và nhờ đó đa dạng hơn trong thao tác sử dụng. Thứ hai, cũng nhờ dùng hai màn hình riêng biệt nên chắc chắn màn hình của Surface Duo cũng bền hơn và đặc biệt là ta có thể dán miếng dán màn hình thông thường để bảo vệ chứ không "kén cá chọn canh" như ở Galaxy Z Fold2.
Ưu điểm của kiểu thiết kế màn hình kép là tạo cảm giác yên tâm hơn về độ bền, bên cạnh đó cũng được trang bị kính cường lực Gorilla Glass 5.
Sử dụng thực tế: Mỗi người một hoàn cảnh
Ngoài thiết kế, cả hai sản phẩm này cũng có cách sử dụng khác nhau.
Đi vào tính năng đơn giản nhất chính là gọi điện thoại. Galaxy Z Fold2 có thiết kế màn hình phụ nên người dùng dễ dàng nhận biết được có ai gọi đến, thậm chí cũng có loa thoại ở đây nên bạn dễ dàng nhấc lên và nghe.
Việc cầm Galaxy Z Fold2 để nghe điện thoại vô cùng tự nhiên, không khác gì các smartphone truyền thống cả.
Nhưng với Surface Duo, bạn sẽ được trải nghiệm cảnh có người gọi điện nhưng không biết là ai, trừ khi phải mở màn hình ra xem và đặc biệt hơn là áp nguyên cái màn hình to bự lên mặt vì máy không hề có loa thoại ở mặt ngoài.
Nghe điện thoại trên Surface Duo trông rất thô, mất đi vẻ sang trọng và hơn hết là lần nào nghe điện thoại cũng phải lật màn hình ra vì loa thoại nằm ở mặt trong...
Chuyển sang phần nhập liệu, người dùng sẽ hơi bối rối đôi chút khi bàn phím để nhập liệu chỉ nằm 1 bên màn hình và lúc này nếu muốn gõ cả bàn phím "full màn" thì một là bạn phải kéo bung cửa sổ ấy trên cả 2 màn, hoặc là phải gập màn hình lại và chỉ dùng 1 cho dễ gõ.
Bàn phím nằm 1 bên thế này sẽ vô cùng khó gõ...
Giải pháp là nên dùng 1 màn hình thôi.
Với Galaxy Z Fold2, việc này dễ dàng hơn hẳn bởi chiều ngang của màn hình Fold2 khi mở ra vẫn chấp nhận được cho thao tác nhập liệu.
Không quá khó để nhập liệu trên Galaxy Z Fold2
Nếu tay không đủ tầm với, Samsung vẫn cho lựa chọn chia nửa bàn phím sang hai bên khá tiện dụng.
Tiếp đến là khả năng cầm nắm, vì Surface Duo có kích thước lớn hơn về bề ngang nên có vẻ như ai cũng nghĩ rằng nó rất khó cầm. Nhưng không, ta phải cảm ơn phần bản lề và viền màn hình ngay lúc này.
Sử dụng màn hình có độ bền cao hơn, không dùng màn hình uốn gập như Fold2, cũng như có viền màn hình dày giúp người dùng có thể bấu chặt ngón tay cái vào phần này để giữ máy mà không lo đến chuyện hỏng hóc.
Nhưng với màn hình gập của Galaxy Z Fold2, đố bạn dám bấu mạnh ngón tay vào đấy. Vậy nên ta chẳng còn cách nào khác ngoài việc đỡ trọn máy từ mặt lưng hoặc cầm bằng 2 tay.
Nói sâu hơn về màn hình của hai sản phẩm này giúp ích gì cho việc sử dụng hàng ngày, nhất là giải trí, người viết phải công nhận rằng nó rất là phê. Cả hai đều mang không gian trải nghiệm cực lớn trên một thân hình gọn vừa đủ (khi gập lại) và gần như không có gì phải phàn nàn về nó. Thậm chí, mỗi sản phẩm sẽ có độ tùy biến khác nhau về việc sử dụng hai màn hình này và đều có ưu/nhược riêng.
Chẳng hạn như Surface Duo khi mở phim (hay đọc sách/báo) full màn hình sẽ bị mất một phần nội dung ở bản lề.
Ở Galaxy Z Fold2 lại không gặp bất kỳ vấn đề nào, bởi về cơ bản nó vẫn là một màn hình duy nhất.
Nhưng khi đến đa nhiệm, dù Samsung cho phép mở đến 3 cửa sổ một lúc nhưng không gian hiển thị chưa đủ rộng rãi khiến mọi thứ chưa thật sự tối ưu ở khía cạnh này.
Surface Duo do là hai màn hình độc lập và có không gian hiển thị rộng rãi nên người dùng có thể thoải mái mở cửa sổ hai bên và trông mọi thứ được tách bạch hơn. Nhìn chung nếu xét về xử lý công việc, chiếc máy đến từ Microsoft tạo cảm giác thoải mái hơn hẳn.
Thậm chí, Microsoft còn ăn điểm khi giúp việc thao tác kéo thả, chia cửa sổ màn hình vô cùng dễ dàng.
Galaxy Z Fold2 bị hạn chế hơn bởi không phải app nào cũng có thể pair với nhau và cách chia màn hình cũng chiếm nhiều thao tác hơn.
Về sức mạnh, Surface Duo chạy Snapdragon 855, 6GB RAM, 128/256GB bộ nhớ trong và pin dung lượng 3577 mAh. Ở Galaxy Z Fold2, ta có cấu hình cao hơn với Snapdragon 865 , RAM 12GB cùng bộ nhớ trong 256GB.
Galaxy Z Fold2 có thể chơi được game ở cả màn hình trong lẫn màn hình ngoài, tất cả đều rất mượt mà.
Nhưng ở Surface Duo, bạn có thể chơi game ở 1 màn hình, hoặc thậm chí là mỗi màn hình 1 game khác nhau. Ví dụ cụ thể hơn, bạn có thể mở 1 game style AFK để nhân vật tự cày cuốc, còn màn hình còn lại chơi game khác, quá tiện để theo dõi.
Cuối cùng, với những ai quan tâm đến việc chụp ảnh, Galaxy Z Fold2 sẽ là sự lựa chọn hợp lý bởi Samsung trang bị cụm camera ở cả mặt trước, mặt sau lẫn mặt trong màn hình nên bạn sẽ không bao giờ lỡ mất khoảnh khác nào. Còn với Surface Duo, máy chỉ có 1 camera duy nhất bên trong màn và nếu muốn biến nó thành camera sau thì ta buộc lòng phải lật nó ra mà thôi.
Nhìn chung, ở mỗi khía cạnh sử dụng hai kẻ dị biệt này đều có ưu và nhược điểm khác nhau và tất nhiên sự lựa chọn vẫn còn tùy vào nhu cầu của người dùng. Nếu cầm 50 triệu trong tay, bạn sẽ lựa chọn mua chiếc smartphone nào trong số này?
Chùm ảnh thực tế chiếc smartphone 2 màn hình Surface Duo của Microsoft Surface Duo, chiếc smartphone đầu tiên của Microsoft sở hữu hai màn hình và chạy nền tảng Android, đã chính thức được bán ra với mức giá 1.399 USD. Sau khi được Microsoft giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 9 năm ngoái, Surface Duo đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của giới công nghệ, không chỉ bởi đây là chiếc...