Những smartphone nổi bật cách đây 10 năm
Cách đây 10 năm, khi chưa có Android, iOS và Windows Phone, thế giới smartphone thuộc sự “thống trị” của những tên tuổi khá xa lạ với nhiều người.
BenQ P50
BenQ, một thương hiệu Đài Loan, vốn được biết đến như một nhà sản xuất màn hình và camera kỹ thuật số, nhưng cũng kinh doanh luôn cả smartphone. Ra mắt vào năm 2004, P50 là một trong những chiếc smartphone hiếm hoi chạy hệ điều hành Windows Mobile 2003 SE for Pocket PC. Máy có màn hình 2,8 inch độ phân giải 240 x 320 pixel, bút cảm ứng Stylus, hỗ trợ mạng Wi-Fi và có camera 1,3 MP. BenQ P50 sở hữu vi xử lý 416 MHz của Intel và 64 MB RAM, một mức cấu hình “khủng” của thời điểm đó.
BlackBerry 7730/7750/7780
Vào thời điểm năm 2004, nhắc đến smartphone, BlackBerry như một biểu tượng công nghệ như Apple hiện nay. Với bàn phím full QWERTY đặc trưng và một hệ điều hành thông minh, nhiều model của “dâu đen” trở thành “huyền thoại”trong lòng người tiêu dùng. Chiếc 7730, 7750 và 7780 là ba model tốt nhất của hãng điện thoại Canada vào thời điểm đó.
HP iPAQ h6300 Series
Năm 2002, khi HP mua lại Compaq, công ty này cũng sở hữu luôn thương hiệu iPAQ. Những năm sau đó, HP cũng đã sản xuất nhiều mẫu HP iPAQ và mang lại những thành công nhất định. Trong đó, HP iPAQ h6300 series là dòng điện thoại mang lại nhiều tiền bạc và tên tuổi nhất cho HP. Những chiếc smartphone này (thời đó vẫn còn được gọi là Pocket PC – máy tính bỏ túi) sở hữu màn hình 3,5 inch với bàn phím QWERTY, dùng chip TI OMAP 168 MHz.
HTC Typhoon
Mang tên “cơn bão”, nhưng HTC Typhoon chưa bao giờ được bán ra dưới cái tên này. Năm 2004, hãng điện thoại Đài Loan vẫn là một công ty chuyên bán lại điện thoại OEM cho các thương hiệu lớn. Tùy theo thị trường mà Typhoon được bán ra với những cái tên như T-Mobile SDA, i-mate SP3, Qtek8010 hay Dopod 565,…. Thiết bị này cũng sử dụng hệ điều hành Windows Mobile 2003 SE, vi xử lý 200 MHz và màn hình 2,2 inch. Đây cũng là chiếc smartphone dùng Windows Mobile mỏng nhất vào thời đó.
Video đang HOT
Motorola A1000
Vào năm 2004, A1000 là thiết bị thông minh đầu tiên sở hữu kết nối 3G. Thiết bị này chạy trên hệ điều hành Symbian, màn hình 2,9 inch cảm ứng và camera 1,2 MP. Máy có thiết kế khá giống với mẫu “chiếc lá” huyền thoại của Nokia. Thiết bị này đơn giản là một chiếc PDA có khả năng kết nối mạng di động tốc độ cao – một thứ dịch vụ xa xỉ của thập kỷ trước.
Nokia 6630
Năm 2004 là một năm huy hoàng của Nokia và 6630 là một trong những smartphone tốt nhất của hãng vào thời điểm đó. Máy chạy hệ điều hành “cây nhà lá vườn” Symbian S60 2nd Edition, vi xử lý 220 MHz TI OMAP và camera 1,3 MP. 6630 cũng là model cạnh tranh với chiếc Motorola A1000 khi sở hữu kết nối 3G.
Nokia 9500 Communicator
Communicator là một series “huyền thoại” của Nokia và 9500 là một trong bốn chiếc tốt nhất của dòng này. Về kiểu dáng, 9500 là một model nắp gập ngang (trông như một chiếc laptop mini) và có thêm một màn hình nhỏ ở ngoài. Không hỗ trợ 3G, 9500 Communicator là thiết bị đầu tiên của Nokia có kết nối Wi-Fi.
Palm Treo 650
Treo 650 là một model bán chạy của Palm trong giai đoạn 2004-2008. Máy chạy trên nền tảng Palm OS, sở hữu màn hình 2,7 inch và độ phân giải 320 x 320 pixel, vi xử lý lên đến 312 MHz (một mức cấu hình “khủng” thời điểm đó). Thiết kế của Palm Treo có phần giống với những model của BlackBerry.
Sony Ericsson P910
Sony Ericsson đã ra mắt rất nhiều model chạy Symbian UQI trong những năm của thập kỷ trước, và P910 là chiếc di động thông minh tốt nhất của công ty này. Xét về thiết kế, model này cũng có một ngoại hình độc đáo khi có bàn phím dạng nắp gập, bánh răng điều hướng ở cạnh bên và màn hình cảm ứng kích thước lớn. Đáng ngạc nhiên hơn, P910 sở hữu màn hình màu 256K – một thứ trang bị hiếm gặp vào thời điểm đó (độ hiếm tương tự màn hình 2K Super AMOLED hiện nay).
Samsung i700
Trong thập kỷ trước, hãng điện thoại Hàn Quốc cũng có nhiều mẫu Pocket PC dùng hệ điều hành Windows Mobile. Mẫu SGH – i700 là một trong những chiếc điện thoại thành công nhất của hãng trong thời kỳ này. Máy có màn hình cảm ứng độ phân giải 240 x 320 pixel, vi xử lý 300 MHz, RAM 64 MB và camera độ phân giải VGA. So với những chiếc Pocket PC cùng thời, i700 có thiết kế sang trọng hơn nhờ tiết giảm số lượng phím ở mặt trước.
Theo Zing
Sony "ngang tàng" đang nỗ lực tìm lại thời hoàng kim
Tiến những bước chậm mà chắc song phảng phất chút ngang tàng, tự tin, Sony muốn lấy lại vị trí dẫn đầu của những ngày hoàng kim từ tay Apple.
Trong suốt những năm 1990, Sony từng là thương hiệu công nghệ cao cấp nhất, thống trị toàn thế giới bằng thiết kế sáng tạo và sản phẩm đỉnh cao. Tuy nhiên, thập kỷ vừa qua không hề đáng nhớ với hãng điện tử Nhật Bản.
Tập đoàn Nhật Bản đánh mất ngôi vương về tay Apple sau một loạt quyết định và chiến lược lạ lùng thay vì cấp tiến. Vì thế, khi ông Kazuo Hirai nắm quyền điều hành năm 2012, việc ông bắt tay làm đầu tiên là ổn định lại con tàu. Hai năm sau, Kaz vẫn đang từng bước lấp lỗ hổng và sẵn sàng trở lại tốp đầu.
Dưới triều đại Hirai, Sony đi những bước chậm mà chắc. Một Sony Ericsson trúc trắc đã biến thành một Sony Mobile Communications nổi tiếng và có lãi. Máy ảnh không gương lật giúp Sony có vị trí dẫn đầu ngành ảnh, ngày càng nhiều người chơi ảnh chuyển sang dòng Alpha (NEX) thay vì máy ảnh ống rời DSLR mà Canon, Nikon từng thống trị. Gần nhất, hệ máy chơi game PlayStation 4 qua mặt đối thủ Xbox One của Microsoft về doanh số.
PlayStation Now và truyền hình đám mây
Tại Triển lãm Điện tử tiêu dùng CES 2014, Hirai cùng Sony cũng về nếp cũ: dẫn đầu thay vì theo đuôi hãng khác, tiến về phía trước thay vì chắp vá mọi thứ. Thông báo lớn nhất của Sony tại đây chính là PlayStation Now, cuộc cách mạng phương thức chơi game và thống nhất danh mục sản phẩm rộng lớn của hãng về một mối. PlayStation Now cho phép phát các trò chơi trực tiếp đến tivi, máy tính bảng, smartphone và máy chơi game. Như vậy, người dùng có thể tiếp cận trò chơi từ bất kỳ nơi nào trên thế giới, bất kể là thiết bị nào. Nó trở nên vô cùng giá trị khi muốn mở rộng vòng đời của máy chơi game PlayStation Vista hay biến thư viện trò chơi thành điểm thu hút cho hệ thiết bị Xperia.
Sony thể hiện đầy đủ tham vọng với PlayStation Now song còn cả con đường gập ghềnh phía trước để mở rộng dịch vụ. Trong ngắn hạn, PlayStation Now chỉ dành riêng cho thị trường Mỹ và Sony đang đi những bước cẩn trọng để đưa dịch vụ lên mạng. Có thể, đây là sự khác biệt rõ nhất giữa Sony của Hirai và công ty của cựu Tổng Giám đốc Howard Stringer: một Sony cũ luôn thúc đẩy mọi thứ quá nhanh, trong khi Sony mới muốn cân bằng mọi thứ.
Không chỉ phát trò chơi đến mọi thiết bị, Sony còn muốn cung cấp dịch vụ truyền hình đám mây toàn diện dựa trên nền dịch vụ Entertainment Network sẵn có. Tuy nhiên, dịch vụ này còn nhiều câu hỏi cần giải đáp hơn PlayStation Now. Nếu Sony có thể tìm ra cách thống nhất mọi tài sản giải trí dưới một dịch vụ duy nhất, chắc chắn sẽ có hiệu quả.
Xperia Z1 Compact
Nói về nỗ lực của Hirai về thương hiệu "One Sony", phải nhắc đến dòng sản phẩm Xperia. Ngôn ngữ thiết kế từng thay đổi thất thường trong quá khứ đã trở nên vững chắc hơn và phổ biến trên mọi thiết bị, kể cả trong dòng phụ kiện. Tầm quan trọng của Z1 Compact dễ bị xem nhẹ song thiết bị 4.3 inch này một lần nữa cho thấy Sony đang đi theo con đường ngược lại với số đông. Mọi nhà sản xuất Android khác đều chế tạo sản phẩm cao cấp kích thước lớn tầm 5 inch, còn Sony lại đối đầu trực diện với iPhone.
Z1 Compact vừa là một thành tựu về mặt công nghệ, vừa thể hiện sự tự tin của Sony khi không cần phải lớn hơn hay lòe loẹt hơn iPhone mà vẫn cung cấp được điện thoại tốt hơn. Việc nâng cấp màn hình lên IPS cũng chứng tỏ Sony nhận thức rõ điểm yếu của mình là gì và khắc phục nó.
Life Space UX
Ngoài ra, sự tồn tại của mô hình không gian sống thông minh Life Space UX càng khắc họa rõ nét khía cạnh lan truyền cảm hứng của Sony. Hòa trộn công nghệ tiêu dùng và không gian sống gia đình làm một thực thể khó tách rời, đó là tầm nhìn tương lai mà chúng ta từng nghe thấy và nhìn thấy trước đó. Những bức tường, cửa kính trở thành màn hình, đồ nội thất chuyển hóa thành thiết bị có tính tương tác. Điều khác biệt ở Life Space chính là Sony sẵn sàng đưa mọi thứ thành hiện thức bằng máy chiếu Ultra Short Throw Projector vào mùa hè 2014.
Ngoài loạt thông báo đáng chú ý tại CES, Sony tiếp tục xúc tiến nỗ lực khác. Công ty muốn trở thành người tiên phong trong lĩnh vực video 4K và hiện có hơn 140 tựa chương trình độ nét cao; hợp tác nội dung cùng YouTube, Netflix; hay máy quay phim cầm tay 4K. Nỗ lực máy ảnh của Sony có bước tiến mới vào cuối năm 2013 với dòng máy ảnh không gương lật Alpha 7 và 7R cũng như A5000 tại CES, tiếp tục xu hướng giản hóa yêu cầu vật lý để có kết quả hình ảnh đẹp mắt.
"Công thức" cho cuộc hồi sinh của Sony pha trộn giữa sự thận trọng và nét ngang tàng. Không thể phủ nhận lòng dũng cảm và tham vọng ở những sản phẩm, dịch vụ của công ty song chúng đều nằm trong kế hoạch dài hơi và kiên nhẫn. Có thể quá sớm để nói rằng Sony của thời hoàng kim đang quay trở lại, tuy nhiên hãng công nghệ Nhật chắc chắn đã làm được quá nhiều điều khiến chúng ta một lần nữa "phải lòng".
Theo ICT News/Theverge
BlackBerry hợp tác với Foxconn sản xuất điện thoại dưới 200 USD Hợp tác với hãng gia công Trung Quốc giúp BlackBerry tập trung phát triển phần mềm, tiết kiệm chi phí nhưng tất cả smartphone vẫn giữ thương hiệu BlackBerry. Thông báo tại CES 2014, Giám đốc điều hành BlackBerry, ông John Chen cho biết công ty đang hợp tác với Foxconn để xây dựng một smartphone trang bị màn hình cảm ứng có...