Những sinh viên đại học nhỏ tuổi nhất thế giới
Với thành tích học tập đáng nể, những sinh viên này được nhắc đến như những thần đồng với tư duy vượt trội. Có sinh viên bước vào cánh cổng đại học khi mới 10 tuổi.
9 tuổi vào ĐH, 12 tuổi tốt nghiệp
Nhắc đến cậu bé thần đồng Sho Yano theo học tại trường ĐH Chicago, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng vì thành thích học tập ấn tượng của cậu: biết đọc năm 2 tuổi, biết viết năm 3 tuổi, 4 tuổi chơi piano, 5 tuổi bắt đầu sáng tác nhạc, vào ĐH lúc 9 tuổi và tốt nghiệp hạng ưu tại ĐH Loyola ở tuổi 12.
Sau khi tốt nghiệp, Yano đăng ký vào một số trường y khoa ở Mỹ nhưng đều bị từ chối. Họ cho rằng cậu bé còn quá nhỏ bởi độ tuổi trung bình của sinh viên vào trường y ở nước này là 23 tuổi.
Sho Yano vào ĐH lúc 9 tuổi và tốt nghiệp hạng ưu tại ĐH Loyola ở tuổi 12
Năm 2003, Trường y khoa Pritzker thuộc ĐH Chicago đã nhận Yano khi cậu bé mới 12 tuổi. Được học tập và phát triển trong môi trường thuận lợi, Yano nhanh chóng vượt xa chúng bạn về kết quả học tập. Đầu tháng 6/2012, Yano vinh dự trở thành sinh viên trẻ nhất từ trước tới nay được ĐH Chicago (Mỹ) trao bằng tiến sĩ y khoa khi mới 21 tuổi.
Sinh viên ĐH nhỏ tuổi nhất Ấn Độ
Sushma Verma, cô bé 11 tuổi được ban biên tập sách kỷ lục Guinness của Ấn mang tên Limca Book of Record trao bằng chứng nhận “Sinh viên ĐH nhỏ tuổi nhất” khi trở thành sinh viên ngành Khoa học Trường ĐH Lucknow, miền bắc Ấn Độ năm 9 tuổi.
Sushma Verma, cô bé 11 trở thành sinh viên đại học
Từ nhỏ, Sushma Verma đã nổi tiếng bởi bộ óc thông minh và những thích học tập vượt trội dù cha em chỉ là một công nhân làm thuê và mẹ là người phụ nữ mù chữ. Sushma Verma cũng cho biết cô bé chưa bao giờ cảm thấy căng thẳng khi học chung với các anh chị gấp đôi tuổi mình. Trả lời phỏng vấn báo chí, Sushma Verma mong muốn trở thành một bác sĩ và mở được một bệnh viện của riêng em.
Nữ sinh viên… 10 tuổi
Video đang HOT
Cô bé có tên gọi Dafne Almazán Anaya vừa nhập học Viện Công nghệ Monterrey (Mexico) để lấy bằng Tâm lý học. Với thành tích này, Dafne Almazán Anaya được công nhận là sinh viên ĐH trẻ tuổi nhất ở Mexico.
Bé Dafne bắt đầu học tiểu học khi 6 tuổi, nhưng chỉ sau 4 năm, em đã tốt nghiệp tiểu học, cấp hai, cấp ba và hiện tiếp tục học lên ĐH. Dù được xem là một thần đồng nhưng Dafne không đánh mất đi sự hồn nhiên, trong sáng mà lứa tuổi em đang có. Cha mẹ Dafne cho biết: em khá năng động và thường xuyên bày trò tinh nghịch chọc phá các anh chị em trong gia đình.
Sinh viên trẻ nhất ĐH Cambridge
Thiên tài toán học tuổi 15 Arran Fernandez ở hạt Surrey (miền Nam nước Anh) đã trở thành SV trẻ nhất trong hơn 200 năm qua của trường ĐH danh tiếng Cambridge.
Arran Fernandez 15 tuổi là sinh viên trẻ nhất của trường trường ĐH danh tiếng Cambridge
Theo thông tin từ gia đình cậu bé, Arran Fernandez chỉ học tại nhà, những bài giảng đều do bố cậu – Tiến sĩ – nhà kinh tế chính trị học Neil Fernandez chỉ dạy. Không chỉ giỏi toán, Arran còn tham gia viết sách về các vở kịch của Shakespeare. Arran cũng tâm sự rằng trong tương lai sẽ theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu toán học.
Sinh viên ĐH trẻ nhất nước Anh
Dù mới ở tuổi 12, thần đồng Toán học Xavier Gordon-Brown đã trở thành sinh viên ĐH Mở của Anh. Ngay từ nhỏ, Xavier Gordon-Brown đã khiến cha mẹ ngạc nhiên khi biết tự lập thời gian biểu vào năm 4 tuổi; trước khi vào học lớp 1, cậu đã biết tính nhẩm các phép tính 2 con số; 8 tuổi, vượt qua được kì thi GCSE (kì thi văn hóa toàn diện dành cho học sinh lớp 10 ở Anh; 10 tuổi, chinh phục được chương trình A level (tương đương với lớp 11 và 12 ở Anh).
12 tuổi Xavier Gordon-Brown chính thức trở thành sinh viên ĐH Mở của Anh
Ngoài niềm đam mê với toán học, cậu bé còn rất chăm chỉ học tập và nâng cao khả năng của mình ở nhiều lĩnh vực khác như: đàn piano, violin và ngoại ngữ. Dù bận rộn với bài vở nhưng Xavier không đánh mất tuổi thơ của mình bởi cậu vẫn dành thời gian để vui chơi và sinh hoạt cùng bạn bè.
Theo Tiin
Nữ sinh người dân tộc Ê đê chuyên "săn" học bổng nước ngoài
Là nữ sinh người dân tộc Ê đê đầu tiên của Đại học Tây Nguyên được học bổng toàn phần ngành vật lý tại Cu Ba, sau khi tốt nghiệp, H'Linh H'Mok tiếp tục giành học bổng ở Mehico. Cô gái này trở thành niềm tự hào của buôn làng mình.
"Siêu" săn học bổng
Với lợi thế tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh tốt, nữ sinh H'Linh H'Mok biết cách kiếm bội tiền trong những chuyến về thăm quê bằng nghề làm hướng dẫn viên du lịch cho du khách nước ngoài. Ngày đầu năm mới, cô nữ sinh người dân tộc Ê Đê này đã "bật mí" về bí kíp săn học bổng và kiếm tiền để trang trải cuộc sống.
Sinh năm 1987, ở nơi miền đất đỏ cao nguyên của huyện EaH'Leo, tỉnh Đăk Lăk, dù gia cảnh khó khăn nhưng nữ sinh H'Linh H'Mok của Trường THPT dân tộc nội trú Nơ Trang Long liên tục dẫn đầu lớp về thành tích học tập. Vì đam mê môn vật lý và nghề giảng dạy nên năm 2005, Linh đã thi đậu vào ngành Sư phạm Vật lý của Trường ĐH Tây Nguyên. Năm đầu của chương trình đại học, Linh đạt được thành tích cao trong học tập và năm 2006 em được vinh dự nhận bằng khen cấp tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc trong học tập và hoạt động công tác đoàn năm học 2005 - 2006. Kết thúc năm nhất, Linh nhận được học bổng toàn phần cử nhân ngành vật lý của Trường ĐH Tổng hợp La Habana, Cu Ba.
Nữ sinh người dân tộc Ê đê H'Linh H'Mok - niềm tự hào của buôn làng.
"Có người hỏi tại sao con gái mà học Vật lý và ở Cu Ba, ai nghe đến ngành này cũng sợ vì ngành này rất khó nhưng em thích vật lý và toán nên càng học càng thấy thú vị, đặc biệt là nghiên cứu lại càng thú vị hơn nữa", H'Linh chia sẻ.
Khi sang nước bạn, H'Linh có 8 tháng để học ngoại ngữ. Nhờ sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các anh chị đồng hương khóa trước, H'Linh đã hòa nhập nhanh với cuộc sống nơi đây.
Mặc dù đất nước bạn còn gặp nhiều khó khăn nhưng với H'Linh, người dân Cu Ba thật tuyệt vời. Linh đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía thầy cô, bạn bè và các gia đình người Cu Ba cả về học tập lẫn cuộc sống. Ngoài việc học tập, Linh còn tham gia nhiều event khoa học, tham gia viết báo để gởi đăng các tạp chí khoa học...
Năm 2012, sau khi tốt nghiệp ở Cu Ba, H'Linh lại nhận được học bổng toàn phần của Hội đồng Khoa học và Công nghệ Quốc gia Mehico (CONACYT) để tiếp tục học lên chương trình thạc sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu khoa học và giáo dục đại học của Ensenada, Baja California (CICESE).
Kiếm bội tiền nhờ làm hướng dẫn du lịch
Ngày khăn gói ra nước ngoài học tập, H'Linh nghĩ chắc phải 5 - 6 năm mới có điều kiện về thăm nhà vì chi phí cho một chuyến bay từ đất nước cách nửa vòng trái đất về Việt Nam rất đắt đỏ. Gia cảnh khó khăn, lại phụ thuộc hoàn toàn kinh phí học bổng tài trợ nên những ngày đầu, H'Linh "cắn răng" để quên đi nỗi nhớ nhà.
"Nhiều lần em nghe tin mẹ ốm mà lo lắng không yên, đã bao lần em ngủ mơ hay nhớ đến bố mà khóc. Bố em mất thì hơn một tháng sau em nhận được giấy báo du học. Giá như lúc ấy bố vẫn còn sống chắc sẽ hạnh phúc lắm", H'Linh bồi hồi về quá khứ và chia sẻ.
H'Linh (mặc áo đỏ) cùng các sinh viên nước ngoài đang khai tiệc sinh nhật tại gia đình chủ nhà người Cu Ba.
May mắn thay, nơi nước bạn, H'Linh luôn được những anh chị đồng hương và người xứ bản địa yêu thương, chia sẻ. Sau 3 năm xa nhà, H'Linh đã biết cách kiếm tiền về thăm gia đình nhờ vốn ngoại ngữ của mình. Linh giỏi tiếng Tây Ban Nha trong khi rất ít hướng dẫn viên người Việt Nam biết ngôn ngữ này, vì vậy mảng du khách đến từ các nước nói tiếng Tây Ban Nha ở Việt Nam là một thị trường rộng lớn. H'Linh trở thành hướng dẫn viên du lịch bất đắc dĩ nhưng được nhiều công ty du lịch săn đón với số tiền lương... khủng. Thế là, mỗi dịp hè, H'Linh lại bay về Việt Nam vừa để thăm gia đình vừa làm hướng dẫn viên du lịch. H'Linh được các công ty du lịch "săn đón" vì cô nói tiếng Tây Ban Nha tốt trong khi rất ít hướng dẫn viên biết ngôn ngữ này. Khách du lịch đến Việt Nam không những chiêm ngưỡng những danh lam thắng cảnh của Việt Nam mà ngoài ra họ còn muốn hiểu biết thêm vế lịch sử, văn hóa, món ăn Việt Nam... chính vì thế mà lúc nào H'Linh cũng nhiệt tình giải thích cũng như giúp đỡ khách để khách có một chuyến đi đáng nhớ và không quên lưu giữ những hình ảnh tốt đẹp của Việt Nam khi họ trở về nước.
Cô gái người dân tộc giàu nghị lực này luôn mong muốn quay về phát triển buôn làng.
Một tháng hè ở Việt Nam, Linh chỉ có vài ngày ghé thăm nhà ở Đăk Lăk, còn lại, Linh đưa du khách đi thăm quan Hội An, Huế... Thu nhập trong tháng hè của H'Linh vì thế cũng ngót nghét 100 triệu đồng. H'Linh dành hơn phân nửa số tiền này trang trải chi phí vé máy bay, còn lại cũng bỏ túi "rủng rỉnh" để lo cho cuộc sống cá nhân...
"Em thấy làm hướng dẫn viên du lịch cũng rất thú vị. Em rất thích công việc này vì ngoài được thực hành ngoài ngữ ra em còn được đi du lịch miễn phí rất nhiều nơi", H'Linh tâm sự.
Trước khi chia tay lên đường sang Mehico tiếp tục chương trình học bổng, cô gái người dân tộc Ê đê này cho biết sẽ phấn đấu hoàn thành một cách tốt nhất chương trình thạc sĩ để tiếp tục học lên chương trình tiến sĩ.
H'Linh cho biết, cô luôn nghĩ và mong mỏi một ngày không xa lại trở về Việt Nam để được cống hiến, để có thể làm gì đó giúp đỡ các em nhỏ đăc biệt là các em người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh gia đình khó khăn, học giỏi.
"Em chưa có sự hình dung rõ rệt về việc mình cần phải làm để có thể đóng góp cho sự phát triển của ngưới dân tộc Ê đê nhưng em sẽ luôn tìm kiếm cơ hội để có thể giúp đỡ người đồng bào mình" - H'Linh chia sẻ.
Công Quang
Theo dân trí
Mẹo hay học Sử Để học tốt được môn Lịch Sử không có niềm yêu thích, mà bạn phải có kĩ năng và phương pháp học đúng đắn. Ngoài ra cũng cần có tư duy và những bí quyết riêng... Áp dụng bốn kĩ năng cơ bản của môn Tiếng Anh Nghe Chăm chú nghe thầy cô giáo giảng bài trên lớp. Vừa nghe giảng và kết...