Những ’siêu thực phẩm’ chống oxy hóa mạnh
Luôn có nhiều hơn một cách để giải quyết những gốc tự do gây tổn hại cho sức khỏe cơ thể.
Trong cà chua có chứa lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Một trong những cách đó là bạn có thể bổ sung các thực phẩm có khả năng chống oxy hóa mạnh sau vào thực đơn hằng ngày, theo tổng hợp từ The Guardian.
Cà chua nấu chín
Trong cà chua có chứa lycopene, một chất chống oxy hóa đã được chứng minh. Nghiên cứu cũng cho thấy cơ thể sẽ hấp thụ lycopene trong cà chua hiệu quả hơn nếu được chế biến thành nước sốt cà chua, hay nước ép. Lycopene sẽ được lắng đọng trong gan, phổi, tuyến tiền liệt, da và ruột kết.
Trường đại học Harvard đã tiến hành một nghiên cứu đối với 47.000 nam giới và kết luận rằng, những người ăn nước sốt cà chua, cà chua nấu chín trung bình từ hai lần/tuần sẽ giảm 20% nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt.
Video đang HOT
Nghệ
Curcumin là tinh chất chống lão hóa tế bào được tìm thấy trong nghệ. Theo nhiều báo cáo nghiên cứu tinh chất nghệ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer. Ngoài ra, nó còn có khả năng chống viêm, thải độc.
Trái cây màu đỏ, màu tím và màu xanh đen như nho đen hay việt quất có thành phần hoạt chất là nhóm chất anthocyanidins có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Nhóm chất này có thể ngăn chặn sự phá vỡ collagen – loại protein đàn hồi trong da, khớp, tĩnh mạch và động mạch, đồng thời mang chất dinh dưỡng cho não.
Glucosinolates trong bông cải xanh có khả năng phá vỡ những chất độc hại, bảo vệ tế bào khỏi oxy hóa, ngăn chặn ung thư mạnh mẽ, kích thích hệ thống miễn dịch tự nhiên.
Hành tây
Theo kết quả nghiên cứu, trong hành có chứa chất chống oxy hóa được gọi là quercetin. Chất này không chỉ có trong hành tây, mà còn có trong táo, trà đen, rượu vang đỏ, và có khả năng giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành, ngăn chặn đục thủy tinh thể cũng như các chứng dị ứng, hen suyễn.
Phương Anh
Theo Thanhnien
Nhiều lợi ích từ cà tím có thể bạn chưa biết
Ở Ấn Độ người dân ăn cà tím thường xuyên vì hương vị và giá trị dinh dưỡng của nó, theo Boldsky.
Nhiều lợi ích từ cà tím có thể bạn chưa biết. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Cà tím chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa: axit caffeic, axit chlorogenic và nasunin.
Nasunin là một chất chống oxy hóa mạnh được chứng minh chống lại hoạt động của gốc tự do trong cơ thể. Axit chlorogenic cũng có thể được coi là chất chống oxy hóa mạnh với rất nhiều ưu điểm đã được chứng minh.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà tím có thể giúp làm hạ cholesterol tổng thể thấp hơn trong cơ thể và giúp cải thiện dòng chảy của máu. Các chất chống oxy hóa có trong cà tím hỗ trợ ngăn chặn sự oxy hóa trên hệ tim mạch và do đó làm giảm nguy cơ gặp vấn đề nhồi máu cơ tim và cơ tim.
Cà tím cũng là nguồn chất xơ tuyệt vời cần thiết để duy trì sức khỏe tim mạch. Chất xơ trong cà tím có thể giúp giảm cholesterol và thư giãn mạch máu, cho thấy nó đóng vai trò hiệu quả trong việc duy trì sức khỏe tim mạch tốt.
Ngoài ra, vitamin B có trong cà tím đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động thích hợp của hệ thần kinh, hệ năng lượng, cân bằng nội tiết tố của cơ thể và chức năng gan khỏe mạnh. Cà tím chứa nasunin, có thể giúp khuyến khích các chức năng não khỏe mạnh. Nasunin tạo lá chắn cho việc hình thành chất béo ở não bởi gốc tự do vốn làm tăng lipid não. Nasunin cũng được cho là giúp cân bằng lượng đường huyết và giảm cholesterol. Cà tím cũng rất giàu vitamin và ít calo, nên tuyệt vời cho kế hoạch chế độ ăn uống.
Cà tím chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như mangan, kali, magiê và đồng để duy trì xương khỏe và mạnh. Nhiều bác sĩ và các nhà khoa học tin rằng cà tím hiệu quả trong điều trị một số loại ung thư da. Các phytochemical, được gọi là BEC5, hiện diện trong cà tím, được cho là có thể tiêu diệt tế bào ung thư mà không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của bắp cải Là một loại rau phổ biến trong mùa thu - đông, bắp cải không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn chữa được nhiều bệnh. Trong bắp cải có chứa lượng vitamin cao hơn nhiều so với các loại rau củ khác như: cà rốt, khoai tây, hành tây. Theo nghiên cứu, hàm lượng vitamin A và vitamin P trong bắp...