Những ’sao già’ tỏa sáng trên mạng xã hội Trung Quốc
Từ chỗ không được ai biết tới, các video của Tan Zhouhai tới thu hút 1,6 triệu người theo dõi sau khi người ông 83 tuổi của anh xuất hiện.
Đầu năm ngoái, Tan Zhouhai, 30 tuổi, vẫn còn là một nông dân bình thường ở tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc, chuyên quay những video ngắn về cuộc sống nông thôn và đăng lên mạng để thu hút khách mua nông sản địa phương.
Tan đã quen với việc video của anh chỉ nhận được hàng chục, đôi khi vài trăm lượt thích, từ người xem trên mạng xã hội. Nhưng mọi thứ thay đổi khi anh đăng video người ông 83 tuổi của mình nhảy một bài hát quen thuộc mang tên “Quả táo nhỏ” và thu hút tới 10.000 lượt thích.
Tận dụng thành công bất ngờ, Tan đã mời ông của mình xuất hiện thường xuyên trong các video quay cảnh anh nấu ăn cho ông. Ông cụ đã rụng hết răng, đeo chiếc kính đen tròn làm tăng độ hài hước cho các video. Nhờ đó, tài khoản của Tan hiện có 1,6 triệu người theo dõi và tích lũy được ít nhất 3 triệu lượt thích.
Tan Zhouhai và người ông nổi tiếng của mình ở tỉnh miền trung Hồ Nam. Ảnh: SCMP.
“Trước khi ông tham gia cùng, những gì tôi có trên mạng xã hội chỉ là một tài khoản bình thường về ẩm thực và không được chú ý”, Tan nói. “Khi ông xuất hiện trong các video, tài khoản của tôi thể hiện lòng hiếu thảo, tình yêu thương gia đình và sự đồng hành. Nhiều người hâm mộ của tôi đã nói rằng họ rất xúc động, họ thích ông tôi và thấy ông thật dễ thương”.
Ông của Tan chỉ là một trong số những người già gây bão trên mạng xã hội Trung Quốc khi phá vỡ định kiến chung về tầng lớp lớn tuổi.
Video đang HOT
Hai ứng dụng video ngắn hàng đầu ở Trung Quốc là Douyin và Kuaishou đều có hơn 400 triệu người dùng hàng tháng. Hơn 70% là người dưới 35 tuổi và trong số đó, 1/3 là 24-30 tuổi, theo Yu Siyao, một nhà phân tích thuộc Viện Nghiên cứu LeadLeo.
“Các video xuất hiện thế hệ ông bà, bố mẹ của những người trẻ có xu hướng nhận được nhiều lượt thích và bình luận hơn”, Yu nói. “Nhóm những người nổi tiếng trực tuyến này mang lại cho khán giả sự tươi mới và bất ngờ vì sự trái ngược với tưởng tượng, họ đã lớn tuổi nhưng tâm hồn họ không già”, bà nói, thêm rằng ấn tượng khắc sâu rằng người già chậm chạp, ốm đau nằm liệt giường, sống cuộc sống tẻ nhạt đã bị thời trang và công nghệ mới bỏ lại phía sau.
Một trong những “ sao già” nổi tiếng trên mạng Trung Quốc là cụ bà 99 tuổi ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Với biệt danh “Food Aficionado Granny” (Cụ bà yêu thích đồ ăn), cụ đã có 6,6 triệu fan cho các video ăn mọi món, từ lẩu đến kẹo, hamburger, kèm theo vài chai rượu. Trong số những món ăn kỳ lạ mà bà lựa chọn có đồ uống có gas và sầu riêng.
Một người già được yêu thích khác “Bà Wang chỉ đi giày cao gót”, 79 tuổi, nổi tiếng bởi vóc dáng đẹp, gu thời trang thanh lịch, sành điệu, có 16 triệu người theo dõi. “Ông của Yaoyang”, cụ ông 80 tuổi chia sẻ những câu chuyện hài hước về cuộc sống hàng ngày bằng phương ngữ đông bắc Trung Quốc, cũng có tới 13 triệu người theo dõi.
Bà Jiang Minci, một kỹ sư đường sắt về hưu 89 tuổi ở thành phố Quảng Châu, nổi tiếng 4 tháng qua sau khi ra các video ngắn trên mạng xã hội hàng đầu bilibili. Các video ghi lại buổi sáng hàng ngày của bà, cho thấy bà nấu các món ăn địa phương, thường xuyên tràn ngập những lời “Chào bà” từ người xem.
“Tôi rất vui được tương tác với những người trẻ. Tôi cảm nhận được sức sống của họ và tôi cảm thấy mình trẻ hơn trước. Cứ như tôi có thêm nhiều cháu”, bà Jiang nói.
Bà Jiang Minci, 89 tuổi ở thành phố Quảng Châu, tra từ điển khi chuẩn bị làm một video. Ảnh: SCMP.
Jiang không xa lạ với công nghệ vì bà thường liên lạc với bạn bè qua WeChat và mua sắm qua các ứng dụng trực tuyến. Bà trở nên yêu thích các video ngắn sau khi thấy cháu trai 16 tuổi xem chúng và cười sung sướng. Bà quyết định chia sẻ đời sống riêng của mình với thế hệ sau, cho họ hiểu biết sâu sắc hơn về quá khứ của Trung Quốc.
Với sự giúp đỡ của cháu trai, mỗi video bà mất tới 3 tiếng để chuẩn bị, nhưng Jiang cho hay bà đang học kỹ năng chỉnh sửa video và hy vọng không còn phải nhờ tới cháu nữa.
Bắc KinChen Duan, một chuyên gia kinh tế dữ liệu và chuyên gia truyền thông từ đại học Tài chính và Kinh tế ở h, cho rằng sự phát triển của công nghệ đã giúp người già dễ dàng sử dụng các công cụ số hóa, đưa nhiều người trở thành fan và blogger bằng những video ngắn.
“Không phải mọi người già đều có thể nổi tiếng trên Internet. Điều đó phụ thuộc vào cảm quan truyền thông của họ, cảm xúc của họ trước camera và kỹ năng diễn xuất”, Chen nói.
Trung Quốc có gần 250 triệu người dùng mạng trên 60 tuổi, chiếm 18% dân số, theo số liệu mới nhất từ cuối năm 2018. Liu Jing, nhà nghiên cứu ở Viện 60 Plus, nơi chuyên nghiên cứu về vấn đề tuổi tác, cho biết làm các video là một cách để người già thể hiện bản thân và làm cho cuộc sống của họ trở nên phong phú hơn.
“Tuy nhiên, thách thức là rõ ràng. Người trẻ có thể quay video không ngừng nghỉ suốt 12 tiếng, người già thì không”, Liu nói.
Sức khỏe của ông là một vấn đề với Tan. Anh không để ông phải diễn quá nhiều trong các video vì sợ ông mệt.
“Một khó khăn khác là cả ông và tôi đều không phải các chuyên gia làm video. Tôi không tự tin về các màn biểu diễn của mình”, anh nói.
Vũ Hán: Các trường hoạt động trở lại
Các nhà chức trách cho biết, Vũ Hán - thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) và là nơi khởi phát đại dịch Covid-19, sẽ cho phép tất cả các trường học và nhà trẻ mở cửa trở lại vào ngày 1/9.
Học sinh Vũ Hán phải đeo khẩu trang khi trở lại trường.
Cuối tuần qua, chính quyền địa phương thông báo, có tới 2.842 cơ sở giáo dục trên toàn thành phố sẽ mở cửa đón gần 1,4 triệu học sinh, khi học kỳ mùa thu bắt đầu. Trong khi đó, Trường Đại học Vũ Hán đã mở cửa trở lại vào đầu tuần trước.
Lãnh đạo thành phố cho biết đã vạch ra các kế hoạch khẩn cấp và luôn sẵn sàng chuyển sang hình thức giảng dạy trực tuyến, trong trường hợp có sự thay đổi về mức độ rủi ro. Các nhà chức trách đồng thời khuyến cáo học sinh đeo khẩu trang khi đến trường và tránh sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, nếu có thể.
Các trường học đã được yêu cầu dự trữ những thiết bị kiểm soát dịch bệnh và thực hiện diễn tập cũng như huấn luyện, nhằm chuẩn bị cho các đợt bùng phát mới. Những tổ chức giáo dục này cũng phải hạn chế các cuộc tụ tập đông người không cần thiết và nộp báo cáo hằng ngày cho cơ quan y tế.
Tuy nhiên, học sinh và giáo viên nước ngoài chưa nhận được thông báo từ trường học tại Vũ Hán sẽ không được phép trở lại thành phố. Vũ Hán - thành phố tại miền Trung Trung Quốc và là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do đại dịch, đã bị phong tỏa hơn 2 tháng kể từ cuối tháng 1.
Số ca tử vong do Covid-19 tại Vũ Hán là 3.869. Con số này chiếm hơn 80% tổng người thiệt mạng do dịch bệnh tại Trung Quốc. Tình hình tại Vũ Hán đã ổn định trở lại kể từ tháng 4, khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ và không có báo cáo nào về các ổ dịch mới kể từ ngày 18/5.
Vương Nghị nói Covid-19 chưa hẳn khởi phát từ Trung Quốc Ngoại trưởng Trung Quốc nói chưa rõ liệu Covid-19 có phải khởi phát ở Trung Quốc, nghi ngờ quan điểm của chuyên gia y tế và chính phủ nước ngoài. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng Trung Quốc là nước đầu tiên báo cáo sự tồn tại của nCoV cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhưng "điều đó không...