Những sáng tạo từ cơ sở góp phần đổi mới giáo dục
Hoc sinh Trương tiêu hoc Ban Xen thưc hanh chăm soc vât nuôi. Anh: SY ĐIÊN
Nhắc đến vùng núi phía bắc là nói đến những khó khăn, vất vả do địa hình dốc núi cheo leo, kinh tế – xã hội còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đáng kể đến phát triển giáo dục. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương trong vùng, các thầy, cô giáo đã chủ động đổi mới phương pháp, sáng tạo và xây dựng các mô hình học tập gắn với hoạt động thực tiễn hiệu quả, phát huy tốt nhất năng lực của mỗi học sinh.
ên Trường tiểu học Bản Xen, huyện Mường Khương (Lào Cai), dù là cơ sở giáo dục vùng cao còn hạn chế về cơ sở vật chất, nhưng trường được thiết kế, sắp xếp sạch sẽ, gọn gàng với khuôn viên nhà trường thoáng mát, thu hút sự chú ý của bất kỳ ai khi đến thăm. Bên cạnh các lớp học, nhà hiệu bộ là cả một khu “nông nghiệp” với tên gọi Nông trại trường học có đủ vườn rau, ao cá, chuồng chăn nuôi chim bồ câu, dê, gà, ngan, ngỗng… Hằng ngày, các nhóm lớp được phân công chăm sóc khu Nông trại trường học. Em Nông Thị Hương Lan, lớp 5A1 vừa cùng các bạn chăm sóc vườn rau, vừa chia sẻ: Các thầy, cô giáo hướng dẫn kỹ thuật, sau đó chúng em thực hành. Mặc dù việc chăm sóc vật nuôi, trồng rau, thả cá cũng giống như những việc bố mẹ thường làm ở nhà nhưng khi có giờ học kỹ năng sống, được các thầy cô hướng dẫn chi tiết các thao tác, em thấy hứng thú với công việc và học tập nhiều hơn. Theo cô giáo Trần Thị Bình, Hiệu trưởng Trường tiểu học Bản Xen, trước nhu cầu đổi mới giáo dục, nhà trường đã xây dựng mô hình học tập gắn với thực tiễn. Khi triển khai mô hình Nông trại trường học đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh. Học sinh vô cùng thích thú với việc được tự tay chăm sóc những con vật nuôi, thả cá, vun xới những luống rau,… iều này giúp các em không chỉ học tập dựa trên thực hành mà còn giúp các em biết yêu thiên nhiên, yêu động vật và cảm thấy trường học là nơi thân thiện và gần gũi, tạo cho các em tăng cường kỹ năng giúp đỡ gia đình trong những công việc thường ngày.
Trong khi đó, Trường tiểu học Tả Phìn, huyện Sa Pa (Lào Cai) lại đổi mới phương pháp, đưa các nội dung dạy trải nghiệm thực tế thông qua phát huy lợi thế du lịch và truyền thống văn hóa địa phương vào giảng dạy. Nhà trường mời các nghệ nhân trong vùng đến giảng dạy, trình diễn cho học sinh kiến thức về thuốc gia truyền, nghề thổ cẩm, làm khèn, sáo… Trường còn phối hợp phụ huynh cho học sinh đi trải nghiệm thực tế lấy lá, chế biến thuốc; thực hành dệt tại các gia đình nghệ nhân. Cùng với Trường tiểu học Bản Xen, Trường tiểu học Tả Phìn, các trường tiểu học khác trên địa bàn tỉnh Lào Cai như Trường tiểu học Lũng Vài (Mường Khương), Trường tiểu học Lê Ngọc Hân (TP Lào Cai) khi triển khai mô hình trường học mới đã xây dựng các nội dung học tập gắn với thực tiễn một cách hiệu quả. Các mô hình đều gắn với hoạt động thường xuyên của người dân địa phương, tạo cho học sinh ý thức, kỹ năng trong cuộc sống.
Khác với Lào Cai, ngành giáo dục tỉnh Hòa Bình lại có cách làm mới, đồng bộ, tập trung nâng cao chất lượng ở những vùng khó khăn. Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và ào tạo (GD và T) ặng Quang Ngàn, toàn ngành tập trung vào nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn với chủ đề “Năm giáo dục vùng khó khăn”. Sau hai năm triển khai, chất lượng dạy và học ở những vùng khó khăn trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực. Ở các trường đều tổ chức đổi mới sinh hoạt chuyên môn cụm trường, theo môn học, theo hướng tập trung vào học sinh để rút kinh nghiệm, tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Ngành GD và T chọn cử cán bộ quản lý, giáo viên vùng đặc biệt khó khăn đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; tham mưu với UBND huyện, thành phố điều động cán bộ quản lý, giáo viên từ vùng thuận lợi đến vùng đặc biệt khó khăn; huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo vùng khó khăn nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn. Nhiều địa phương chú trọng tập trung cho giáo dục vùng khó như huyện Lạc Sơn, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học với tổng kinh phí hơn 11 tỷ đồng; huyện Yên Thủy đầu tư xây dựng một nhà hiệu bộ, 14 phòng học, hai nhà vệ sinh, một công trình nước sạch cho các trường vùng khó khăn… Riêng năm học 2014-2015 có hơn 196 nghìn học sinh, sinh viên theo học, cho nên ngoài việc thực hiện những nhiệm vụ chung, ngành GD và T tỉnh Hòa Bình tập trung đầu tư phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường phổ thông vùng dân tộc thiểu số; cử cán bộ, giáo viên ở những trường thuận lợi đến vùng khó khăn… nhằm tạo động lực nâng cao chất lượng giáo dục.
Video đang HOT
Theo Bộ GD và T, trong đổi mới giáo dục phổ thông, ngành GD và T triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn. Toàn ngành, chủ động rà soát, điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản, loại bỏ những phần trùng lặp, hàn lâm, xa rời thực tế và không phù hợp với trình độ, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Ngoài ra, bộ giao quyền chủ động và hướng dẫn nhà trường, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học và thực hiện chương trình giáo dục một cách linh hoạt, phù hợp với đối tượng học sinh và gắn với các di sản văn hóa, lịch sử và thực tiễn địa phương; xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội. Việc các trường triển khai các mô hình, phương pháp dạy học đổi mới, sáng tạo, phù hợp và thiết thực với học sinh làm không khí nhà trường sôi động hơn. Giáo viên thường xuyên gần gũi, quan tâm giúp đỡ đến từng học sinh ngay trong quá trình học tập, kịp thời sửa lỗi, hỗ trợ những khó khăn vướng mắc cho học sinh trong mỗi nhiệm vụ được giao. áng chú ý, đã có một sự thay đổi rất lớn trong nhận thức của lãnh đạo địa phương và cộng đồng, chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục của các nhà trường. Phụ huynh học sinh tích cực tham gia cùng nhà trường về quản lý, điều hành tổ chức các hoạt động trong và ngoài giờ học…
Những cách làm mới, sáng tạo không chỉ ở Lào Cai hay Hòa Bình mà còn ở một số địa phương đang góp phần tích cực vào lộ trình thực hiện đổi mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục…
Theo Nhandan.org.vn
GS Hồ Ngọc Đại mở trường thực nghiệm thứ 2 tại Hà Nội
Trường tiểu học Công nghệ Giáo dục Hà Nội được xây dựng trên mô hình Thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại. GS cùng con trai Hồ Thanh Bình nằm trong hội đồng cố vấn của trường.
Tháng 3/2013, trường tiểu học Công nghệ Giáo dục Hà Nội - CGD School thành lập và được duy trì trên quan điểm giáo dục tiên tiến của GS Hồ Ngọc Đại: "Nhà trường là nơi học sinh được sống một cuộc sống thực". Sau gần 2 năm ổn định, đầu năm 2015, mô hình trường Thực nghiệm thứ 2 tại Hà Nội chính thức công bố về hình ảnh.
GS Hồ Ngọc Đại cùng học sinh trong trường.
Ngày 6/2, trường tiểu học Công nghệ Giáo dục Hà Nội tổ chức hoạt độngXuân lan tỏa yêu thương đón chào năm mới.
Học sinh có được những trải nghiệm như tự tay gói bánh chưng mang về biếu gia đình, làm hoa mai, hoa đào trưng bày cho ngày Tết thêm đẹp. Những trò chơi như nhảy sạp, ném còn, múa lân được học sinh hưởng ứng. Bên cạnh đó, nhà trường còn quyên góp từ thiện Áo ấm bản xa gửi đến các bạn nhỏ ở Lào Cai.
Những hoạt động này giúp các em nhỏ học tập trên cả 3 lĩnh vực là khoa học - nghệ thuật - lối sống.
Hào hứng khi sản phẩm gần được hoàn thiện.
Cô Trương Thị Cẩm Tú, hiệu trưởng CGD School - nguyên phó hiệu trưởng trường tiểu học Thực nghiệm cho biết: "Đi học là hạnh phúc. Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui" - là điều nhà trường luôn mong muốn đem lại cho học sinh.
Trong một tiết học hội họa tại trường.
Trước đó, năm 2012, nhiều phụ huynh đã đạp đổ cổng trường, xô đẩy để đăng ký cho con vào trường Thực nghiệm tại Hà Nội. Sự việc cho thấy mô hình giáo dục Thực nghiệm - cái nôi đào tạo những nhà khoa học tên tuổi như GS Ngô Bảo Châu đã nhận được sự quan tâm và tin tưởng của đông đảo phụ huynh.
Theo Zing
Học sinh Phú Yên nghỉ Tết từ ngày 16/2 GD&TĐ - Sở GD&ĐT Phú Yên vừa có kế hoạch nghỉ Tết Ất Mùi. Theo đó, giáo viên, học sinh các cấp mầm non, THCS, THPT của tỉnh nghỉ Tết và nghỉ bù từ ngày 16/2 (28 Tết) đến hết 24/2 (hết mùng 6 Tết). Riêng cấp tiểu học và hệ giáo dục thường xuyên nghỉ Tết và nghỉ bù từ ngày 16/2...