Những sáng kiến vì học trò ở đất mỏ
Những cái ôm kèm nụ cười yêu thương dành cho trẻ tự kỷ, hay đưa trò chơi vào dạy Sử là những sáng kiến của các cô giáo ở Cẩm Phả, Quảng Ninh.
Cô Trần Hải Ngọc trong một tiết học trên lớp. Ảnh: TG
Những sáng kiến này được các cô áp dụng hiệu quả vào giờ học trực tiếp trên lớp cũng như lan tỏa tới đồng nghiệp.
Giúp trẻ tự kỷ hòa nhập
Năm học 2021 – 2022, ngành Giáo dục Cẩm Phả (Quảng Ninh) có 250 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở được công nhận của UBND TP. Trong đó có nhiều sáng kiến được áp dụng hiệu quả vào giờ học trực tiếp trên lớp của các trường.
14 năm công tác tại Trường Mầm non Quang Hanh, cô Trần Hải Ngọc (36 tuổi) đã chăm sóc, dạy dỗ hàng chục trẻ tự kỷ. Nhiều năm gắn bó với nghề, cô Ngọc luôn đau đáu trong lòng, phải tìm ra những phương án thiết thực nhất, giúp trẻ tự kỷ hòa nhập với môi trường xung quanh.
Năm học 2021 – 2022, cô Ngọc có sáng kiến kinh nghiệm “Thấu hiểu và hỗ trợ giúp trẻ rối loạn phổ tự kỷ 5 đến 6 tuổi hòa nhập trong trường mầm non”. Sáng kiến đưa ra giải pháp quan tâm đến tâm lý trẻ rối loạn phổ tự kỷ; phối hợp cùng phụ huynh trong việc giúp trẻ hòa nhập, điều chỉnh môi trường học tập thân thiện; quan tâm giúp đỡ trẻ hòa đồng với cô giáo và bạn bè, từ đó lập kế hoạch theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của trẻ.
“Để thấu hiểu và giúp đỡ trẻ tự kỷ, tôi nghĩ việc đầu tiên phải làm là tạo được một lớp học đầy ắp tình yêu thương. Tình yêu của tôi dành cho trẻ bắt đầu từ điều nhỏ nhất. Đôi khi đơn giản chỉ là cái ôm, vỗ về hay nụ cười yêu thương kèm lời động viên đến quan tâm chăm sóc trẻ trong mọi hoạt động”, cô Ngọc tâm sự.
Theo cô Ngọc, đa số trẻ tự kỷ không tương tác bằng mắt. Điều này khiến cha mẹ khi giao tiếp với con cảm thấy mình vô nghĩa. Nhiều người thấy khổ sở khi con không trao cho mình ánh mắt yêu thương mà không biết rằng, trẻ không nhìn thẳng mà nhìn liếc qua do cảm giác sợ hãi, bị tổn thương vì ánh nhìn của người đối diện.
Với khứu giác nhạy cảm, trẻ dùng chúng để nhận biết người thân. Mùi không quen thuộc hoặc thay đổi mùi cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ cáu gắt, bực bội, căng thẳng. Tuy nhiên, trẻ lại khó khăn khi phản hồi những thông điệp này…
Video đang HOT
Qua theo dõi cho thấy, muốn trẻ tự kỷ hòa nhập, cần có không gian riêng và được khuyến khích làm những việc có thể làm. Đảm bảo các yếu tố hứng thú, nhu cầu, kỹ năng, thế mạnh của mỗi trẻ đều được đánh giá đúng và tôn trọng. Đây cũng là những việc cô Ngọc đang triển khai hiệu quả tại lớp học của mình với trẻ bình thường và trẻ tự kỷ.
Cô Vũ Thị Lan Anh áp dụng trò chơi trực tuyến vào tiết học môn Lịch sử. Ảnh: TG
Học Lịch sử qua trò chơi
Khác với sáng kiến của cô Ngọc ở bậc học mầm non, cô Vũ Thị Lan Anh (31 tuổi) giáo viên dạy môn Lịch sử, Trường THCS Cửa Ông lại có sáng kiến “Vận dụng tổ chức trò chơi trong dạy học trực tuyến môn Lịch sử nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh”. Sáng kiến này được áp dụng vào giảng dạy trong nhà trường từ năm học 2021 – 2022.
Với kỹ năng tin học của mình, cô Lan Anh đã biên soạn câu hỏi của các bài giảng môn Lịch sử, sau đó đưa vào trò chơi để tạo sức hấp dẫn. Khi dạy học trực tuyến, cô Lan Anh xây dựng các trò chơi trên bài giảng PowerPoint như khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập và vận dụng sao cho phù hợp với nội dung bài, với học sinh; kết hợp các trò chơi trên phần mềm trực tuyến ở phần luyện tập.
“Đối với học trực tiếp, tôi sẽ tiết chế các phần mềm tương tác vì không phải học sinh nào cũng có thiết bị kết nối Internet. Thay vào đó sử dụng phần mềm trình chiếu để học sinh trả lời. Các trò chơi trả lời nhanh, ô chữ, chọn phương án đúng thì không cần học sinh có điện thoại, thay vào đó lớp học chỉ cần tivi, máy chiếu là được”, cô Lan Anh nói.
Các trò chơi được xây dựng phù hợp với thời gian tiết học, với tên gọi đa dạng như: Trò chơi tiêu diệt virus Corona; Ô chữ bí mật; Đường lên đỉnh Olympia… “Ứng dụng các trò chơi trong dạy học môn Lịch sử tạo hứng thú đặc biệt, thu hút học sinh vào hoạt động học tập, thay đổi tư duy của người học về một môn học xưa nay vốn định kiến là khô khan, nhàm chán. Nhờ tích cực đổi mới phương pháp dạy và cách học, học sinh dần yêu thích môn học và có mong muốn tìm hiểu về lịch sử dân tộc nhiều hơn”, cô Lan Anh nói.
Em Ngô Quỳnh Hương, học sinh lớp 6A4, Trường THCS Cửa Ông, cho biết, những ngày đầu học ở ngôi trường mới, em rất ấn tượng với môn Lịch sử do cô Lan Anh dạy. Tiết học có phần trò chơi, tạo cho em cảm giác thoải mái, không bị nhàm chán khi học. Em được học theo cách này cũng dễ nhớ bài hơn.
Đánh giá cao sáng kiến của cô Ngọc liên quan đến trẻ tự kỷ, bà Phạm Thị Thúy Bình – Phó Trưởng phòng GD&ĐT TP Cẩm Phả – cho hay, TP chưa có trường công lập giáo dục riêng cho trẻ tự kỷ. Các em vẫn học chung với học sinh bình thường. Trong trường, các cô có giải pháp giáo dục riêng, nhưng với trẻ tự kỷ rất cần sự chăm sóc đặc biệt.
“Cô Ngọc đã tự bỏ tiền ra để đi học những lớp đào tạo cấp chứng chỉ về dạy học trẻ khuyết tật. Cô cũng theo đuổi đam mê và có tấm lòng yêu trẻ, hết mình vì nghề nghiệp. Trẻ tự kỷ qua bàn tay cô Ngọc chăm sóc đã có sự khác biệt, tiến bộ rõ rệt. Những sáng kiến của cô được tỉnh công nhận”, bà Bình chia sẻ đồng thời thông tin: Phòng sẽ nhân rộng sáng kiến này ra các khối trường. Để làm được việc đó, sẽ tổ chức buổi tập huấn, hướng dẫn các cô.
“Sáng kiến của cô Lan Anh bám sát thực tế. Có những hướng đi, giải pháp rất tích cực. Như môn Lịch sử, học sinh rất ngại học, nhưng khi cô Lan Anh đưa trò chơi vào giảng dạy, các em thích thú với môn học hơn”, bà Bình nói.
“Sau khi ra trường năm 2008, tôi công tác tại Trường Mầm non Quang Hanh. Đến năm 2010, bắt đầu dạy trẻ tự kỷ. Những ngày đầu tiếp xúc, tôi nhớ như in một em tự kỷ không cảm xúc, thu mình, sợ ánh mắt nhìn của những người xung quanh. Các bạn trong lớp thì sợ hãi, xa lánh. Từ lúc đó, bản thân luôn cố gắng kiên trì để thấu hiểu trẻ tự kỷ. Từ quan sát những chi tiết nhỏ, làm bạn và chơi cùng trẻ. Sau thời gian dài, trẻ đã trao cho tôi ánh nhìn. Dù chỉ là cái nhìn vội vàng nhưng cũng đủ làm tôi khóc. Bởi điều đó khẳng định trẻ đã chấp nhận, mở lòng chia sẻ với cô”. – Cô Trần Hải Ngọc, Trường Mầm non Quang Hanh.
Quận Gò Vấp: Trường học thiếu giáo viên, sĩ số cao so với quy định
Chiều 14-9, Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM tiếp tục có buổi làm việc với UBND quận Gò Vấp về tình hình thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2020-2022.
Tại buổi làm việc, bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM cho biết, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ngoài việc truyền đạt kiến thức còn hướng đến việc tăng cường giáo dục kỹ năng sống, kiến thức lịch sử địa phương, qua đó phát triển năng lực và phẩm chất cho người học.
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM Văn Thị Bạch Tuyết trăn trở về các vấn đề thiếu giáo viên, trang thiết bị dạy học tại các đơn vị
Tuy nhiên, qua quá trình triển khai đã phát sinh nhiều vấn đề như thiếu giáo viên, yêu cầu về trang thiết bị dạy học...
Báo cáo tình hình triển khai chương trình sách giáo khoa (SGK) mới tại địa phương, ông Trịnh Vĩnh Thanh, Trưởng phòng GD-ĐT quận Gò Vấp cho biết, tỉ lệ học sinh học 2 buổi/ngày của quận Gò Vấp đạt 82,86% (tăng nhẹ so với cùng kỳ năm học 2021-2022). Trong đó, ở bậc tiểu học, có 73,30% học sinh được học 2 buổi/ngày. Bậc THCS đạt tỉ lệ 96,93%.
Toàn cảnh buổi làm việc giữa Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM và UBND quận Gò Vấp
Đại diện Phòng GD-ĐT quận Gò Vấp thừa nhận các trường chưa đáp ứng hết nhu cầu học 2 buổi/ngày của học sinh, sĩ số học sinh/lớp còn cao so với quy định.
Bên cạnh đó, số lượng giáo viên dạy tiếng Anh và tin học còn thiếu, quá trình tuyển dụng gặp khó khăn do có ít ứng viên tham gia tuyển dụng.
Để giải quyết các khó khăn đó, quận Gò Vấp kiến nghị UBND TPHCM tiếp tục quan tâm đầu tư nguồn vốn để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học, đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất khi thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa.
Làm rõ hơn những khó khăn đang gặp phải, cô Lê Thị Hồng Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm (quận Gò Vấp) thông tin, trường có 17/38 lớp có sĩ số trên 45 học sinh/lớp, 21/38 lớp có sĩ số trên 40 học sinh/lớp, gây hạn chế trong việc tổ chức hoạt động dạy học của thầy và trò.
Cô Lê Thị Hồng Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm (quận Gò Vấp) phát biểu tại buổi làm việc
Hiện nay, Trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm chưa đủ phòng học để tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày.
Song song đó, trang thiết bị chỉ đáp ứng cơ bản các hoạt động giáo dục, trong đó trang thiết bị dạy học tối thiểu của lớp 3 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 chưa được cung cấp kịp thời để phục vụ việc dạy và học.
Tương tự, tại Trường THCS Gò Vấp, Hiệu trưởng Hoàng Thị Thu bày tỏ, đơn vị còn thiếu giáo viên ở các bộ môn Ngữ văn, Lịch sử, Toán, Sinh học, Âm nhạc và Thể dục.
Trong đó, đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ về cơ cấu bộ môn, các giáo viên được phân công giảng dạy các môn tổ hợp (Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý), các môn và hoạt động giáo dục mới (Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp, Giáo dục địa phương) gặp rất nhiều khó khăn do giáo viên chỉ được đào tạo đơn môn hoặc phải dạy kiêm nhiệm những môn mới chưa được đào tạo chính quy.
Hiệu trưởng Trường THCS Gò Vấp Hoàng Thị Thu nêu những khó khăn tại trường mình
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị, ông Trần Ngọc Huy, Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, Sở này đã phối hợp với Trường Đại học Sài Gòn tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng giáo viên. Trước đây, do giáo viên được đào tạo đơn môn nhưng đảm nhận nhiệm vụ dạy đa môn trong chương trình mới nên gặp khó khăn là khó tránh khỏi.
Hành trình vượt top cuối trở thành đơn vị dẫn đầu của trường học miền núi Hương Sơn Từ ngôi trường gặp nhiều khó khăn, Trường Tiểu học Sơn Trường (Hương Sơn - Hà Tĩnh) có bước chuyển mình mạnh mẽ, là 1 trong 2 trường học ở huyện Hương Sơn đón nhận Cờ thi đua của UBND tỉnh về 'Đơn vị dẫn đầu các phong trào thi đua' năm học 2021 - 2022. Trường Tiểu học Sơn Trường được trang...