Những sản phẩm của Apple bị lãng quên
Trải qua hơn 37 năm trên thương trường, Apple đã thiết kế, tiếp thị hàng ngàn sản phẩm lớn nhỏ khác nhau và không thể tránh khỏi một số sản phẩm bị lãng quên theo thời gian.
Trải qua hơn 37 năm trên thương trường, Apple đã thiết kế và tiếp thị hàng ngàn sản phẩm lớn nhỏ khác nhau, chưa kể tới việc các công ty đua nhau sản xuất và cho ra những dòng sản phẩm mới, do vậy không thể tránh khỏi sẽ có một số sản phẩm của Apple bị lãng quên theo thời gian. Dưới đây là một số sản phẩm phần cứng của Apple rơi vào thế “bi đát”, không chỉ bị lãng quên mà còn bị liệt trong “danh sách đỏ”, thậm chí trong số đó còn có những sản phẩm không thể tìm kiếm thông tin trên Internet.
Cluster Controller (1983)
Đến nay đã 30 năm kể từ lần đầu tiên Apple cho ra mắt điều khiển cụm (cluster controller). Đây là một trong những phần cứng hiếm nhất và lạ nhất trong lịch sử của Apple. Điều khiển cụm đóng vai trò làm cổng nối giữa máy tính Apple (tại thời điểm đó là dòng máy Lisa) và hệ thống máy chủ của IBM. Một mô hình điều khiển cụm có thể cho phép lên tới 7 máy tính Apple kết nối với mạng lưới IBM 3270. Như vậy có thể thấy điều khiển cụm chứa một CPU riêng và như chiếc máy tính thu nhỏ nhưng thông số kĩ thuật lại rất khó nắm bắt.
Apple cũng đã phát hành một sản phẩm cực hiếm khác với mục đích tương tự như điều khiển cụm vào năm 1985 với tên gọi Bộ chuyển đổi giao thức AppleLine (AppleLine Protocol Converter), sản phẩm này cho phép các dòng máy tính của Apple như Lisa, Mac, Apple II kết nối với mạng lưới IBM 3270.
Video đang HOT
Hiện nay cả hai loại phần cứng đều rất hiếm trên thị trường công nghệ đến nỗi không chắc có người nào trên Internet lại sở hữu một trong hai phần cứng này. May chăng cũng chỉ thấy sự hiện diện “vô hình” của điều khiển cụm và bộ chuyển đổi trên các tạp chí cũ nói về máy tính Lisa hay Mac.
Apple Presentation System (1994)
Hệ thống thuyết trình của Apple cung cấp hộp chuyển đổi video (do công ty Focus Enhancements sáng tạo) với tên gọi LTV Portable Pro, cho phép những người sử dụng Mac phản chiếu đầu ra video tới TV dành cho mục đích thuyết trình. Ngoài ra, hệ thống này cũng được vận chuyển sang nước ngoài kèm theo một đĩa giới thiệu CD ROM đa phương tiện và tất cả các loại cáp cần thiết để treo thiết bị lên. Hầu hết mọi hệ thống đều được bán cho các trường học để phục vụ công tác học tập và giảng dạy.
AppleColor Monitor 100 (1984)
Mặc dù những người sử dụng máy tính Apple II có thể sử dụng TV thông thường làm màn hình nhưng hình ảnh lại bị mờ và nhiễu. Vì vậy mà nhiều chủ sở hữu Apple II đã chuyển sang kết nối video đa hợp trực tiếp vào một màn hình chuyên dụng có thể loại bỏ nhược điểm hình ảnh bị mờ và nhiễu, đó chính là màn hình AppleColor Monitor 100. Ngoài ra, loại màn hình này còn mang lại hình ảnh sắc nét, rõ ràng tuyệt đối và màu sắc sống động.
Vào những năm 1980, Apple đã bán đồng thời màn hình màu AppleColor Monitor 100 cùng với card video RGB cho màn hình. Căn bản màn hình có thể mang lại hình ảnh sắc nét là nhờ kết nối video RGB đã tách riêng rẽ tín hiệu video thành các loại dây khác nhau do vậy mà hình ảnh sẽ không còn bị nhiễu. Bên cạnh ưu điểm này, AppleColor monitor còn có một tính năng rất mới lạ thể hiện ở sự điều chỉnh góc cơ giới. Vớ một nút bấm, người dùng có thể nghiêng màn hình lên trên hoặc xuống trong phạm vi khung bên ngoài. Không có một dòng màn hình nào trước đó có thể làm được điều này.
Cả hai sản phẩm đều rất đắt nên không bán được nhiều trong thời gian đó, vì vậy mà chúng càng hiếm ở thời điểm hiện tại.
Apple TechStep (1991)
Vào năm 1991, Apple đã phát hành một công cụ chẩn đoán đặc biệt có tên gọi TechStep, cho phép kĩ thuật viên của Apple khắc phục sự cố phần cứng máy tính Macintosh. Sản phẩm này bao gồm một thiết bị cầm tay nhỏ với màn hình LCD 4 dòng 16 kí tự và bàn phím số. TechStep có thể tiếp nhận đầu máy quay đĩa ROM chứa phần mềm được sử dụng để chẩn đoán một số sản phẩm nhất định của Apple.
Mặc dù Apple không bán TechStep cho khách hàng nhưng lại có nhiều thông tin về sản phẩm nhiều nhất trên Internet so với các sản phẩm khác trong danh sách này. Nhìn chung thì hiện nay TechStep vẫn thuộc dạng hiếm có.
Apple II video Overlay Card (1989)
Theo một ấn bản năm 1989 của tạp chí InCider, Apple coi Apple II video overlay card là phần cứng phức tạp nhất trong số các phần cứng mà họ sản xuất (tính tại thời điểm đó). Nhận định đó xuất phát từ việc phần cứng này chứa một bản sao hoàn chỉnh mạch điện video của Apple II cùng với các thành phần video bổ sung để xử lý đầu vào và đầu ra của những video NTSC chất lượng cao. Mạch điện cho phép người dùng soạn và chèn văn bản, đồ họa trên một nguồn video trực tiếp và sau đó cho ra kết quả để ghi hình. Tuy nhiên kết quả cuối cùng sẽ không phải là những video kĩ thuật số.
Tại thời điểm Video Overlay được bán ra thị trường, nó có giá 549 USD tương đương với 1030 USD theo tỉ giá hiện nay, với giá cả đắt đỏ như vậy chắc chắn lượng khách hàng đã rất ít và do vậy khả năng sản phẩm không được lưu truyền cho đến ngày nay là rất cao.
Theo GenK