Những sai phạm, thiếu sót thường gặp về công tác chuyên môn ở trường phổ thông
Thầy Hữu Sơn nhận thấy các trường học thường mắc một số sai phạm, thiếu sót phổ biến về công tác chuyên môn sau đây.
Là một thầy giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở trường học phổ thông, tôi nhiều lần được Sở Giáo dục và Đào tạo mời đi kiểm tra, đánh giá công tác quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng tại nhiều trường trên địa bàn toàn tỉnh.
Qua kiểm tra, tôi thấy các trường học thường mắc một số sai phạm, thiếu sót phổ biến về công tác chuyên môn sau đây.
Đó là thiếu một số cột điểm ở các bộ môn văn hóa, nghề phổ thông theo quy định tại Thông tư 58 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá, xếp loại học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.
Đó là đánh giá, xếp loại không đúng về học sinh. Học sinh bị xếp loại hanh kiểm yếu cả năm mà nhà trường vẫn không tổ chức rèn luyện trong hè.
Học sinh bị điểm dưới 3,5 một môn học mà nhà trường vẫn xếp loại học lực trung bình, không phải thi lại, được lên lớp thẳng.
Công tác quản lý chuyên môn ở trường phổ thông rất quan trọng. (Ảnh minh họa: vtv.vn)
Trong sổ điểm lớn và học bạ, có học sinh tổng số buổi, ngày nghỉ học trên 50 buổi, ngày nghỉ nhưng nhà trường vẫn cho lên lớp bình thường. (Đúng ra phải cho ở lại lớp, vì nghỉ quá 45 buổi, ngày học tại trường).
Đó là sai sót, vi phạm, không thống nhất trong khâu chấm điểm, nhập điểm, chỉnh sửa điểm đối với diện học sinh phải thi lại các môn văn hóa gây mất công bằng trong học sinh.
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam mới phản ánh: “ Tại Trường trung học phổ thông Giồng Ông Tố, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức đoàn thanh tra, kết luận rằng, trong năm học 2016 – 2017, trong kỳ kiểm tra lại của học sinh khối 10, có một số em không đủ điều kiện lên lớp, nhưng năm học sau đó vẫn được lên lớp 11 học như bình thường.
Hiệu trưởng và bộ phận nhập điểm đã điều chỉnh điểm kiểm tra lại trong hè năm học đó từ rớt thành đậu.
Trong số 12 bài kiểm tra lại có số điểm dưới 3,5, Hiệu trưởng đã phân công cho 2 giáo viên khác chấm lại.
Video đang HOT
Kết quả chấm: Lần 1 có 6 học sinh đạt trên 3,5 điểm và lần 2 thì có 12 bài đều trên 3,5 điểm.
Điểm đã được thay đổi, tăng từ 0,5 đến 1 điểm, đã dẫn đến việc thay đổi kết quả lên lớp của 6 học sinh khối 10.
Dù có thay đổi kết quả chấm điểm, nhưng nhà trường khi đó đã không tổ chức trao đổi, đối thoại giữa giáo viên chấm lần 1 và lần 2.
Không có sự thống nhất, hội ý giữa hai cặp chấm kiểm tra lại môn Toán khối 10.
Theo cơ quan quản lý, việc này đã vi phạm vào các quy định về chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các hướng dẫn mà Sở Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra.” (Trong bài “Có nhiều sai phạm, hai hiệu trưởng bị điều về làm chuyên viên Sở Giáo dục” đăng ngày 08/02/2020 của tác giả Phương Linh).
Đó là một số trường hợp nhận học sinh chuyển đến không đủ thủ tục theo quy định, giáo viên đứng lớp không có chuyên môn sư phạm đã từng xảy ra ở Trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Diệu theo kết luận thanh tra của Đoàn thanh tra của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, nhà trường còn thiếu ban hành một số loại văn bản, kế hoạch, quyết định… theo quy định, hướng dẫn của cấp trên.
Đến lúc kiểm tra thì mới chạy tìm, làm bổ sung một cách vội vã, đối phó.
Việc sắp xếp, lưu trữ các loại hồ sơ, sổ sách cũng đang là khâu yếu, tồn tại ở nhiều đơn vị, thường rất bề bộn, lộn xộn, thiếu khoa học và ngăn nắp.
HỮU SƠN
Theo giaoduc.net.vn
Bản mẫu sách giáo khoa chỉ là con săn sắt
Ngoài chọn sách theo độ dày phong bì, theo mối quan hệ đi đêm, rõ ràng cuộc chiến thị phần sách giáo khoa là cuộc chiến của số lượng bản mẫu.
Trong khi dư luận ở nhiều địa phương lên tiếng "Giáo viên chưa tiếp cận được sách giáo khoa", "Giáo viên phải mua chịu sách giáo khoa"... thì địa phương tôi có gần đủ bản mẫu của tất cả các đầu sách được Bộ duyệt.
Việc có đủ bản mẫu sách giáo khoa mới thể hiện tầm lãnh đạo tuyệt vời của cán bộ quản lý giáo dục địa phương.
Ai phải trả tiền bản mẫu sách giáo khoa? Câu trả lời của lãnh đạo là: "Các đồng chí cứ triển khai chọn sách đúng quy trình, chọn đúng bộ sách mình cần, học sinh cần là mối quan tâm nhất; việc sách mẫu để Sở lo".
Tâm lý giáo viên muốn lựa chọn bộ sách nào? (Ảnh minh hoạ: TTXVN)
Giáo viên có nhận xét về sách mới như thế nào?
Ngữ liệu phong phú, in ấn đẹp, bắt mắt là nhận xét chung về hình thức; "nặng ... không thua sách cũ" là nội dung.
Cô giáo N. dạy lớp 1 "có thâm niên" nhận xét "Chương trình vẫn vậy, không giảm, sách giáo khoa chỉ khác phương pháp tiếp cận kiến thức, nên nội dung vẫn "nặng" là điều tất yếu".
Giáo viên có chọn sách giáo khoa của cùng một bộ không?
Thăm dò tại địa phương, đã có tình trạng chung là sách giáo khoa giáo viên "sơ chọn" không cùng một bộ, đã xảy ra tình trạng phổ biến "râu ông nọ chắp cằm bà kia".
Ví dụ sách Tiếng Việt thì chọn bộ này, sách Toán thì chọn sách bộ kia, Tự Nhiên và Xã hội thì bộ nọ v.v...
Phụ huynh học sinh có được chọn sách giáo khoa không?
Phần đa các hiệu trưởng đều cho biết: Nhà trường cũng mời ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia, đọc, chọn sách nhưng họ đề "từ chối khéo léo"; "Chúng tôi đồng ý theo ý kiến của giáo viên; thầy cô cứ lập biên bản, chúng tôi đến ký; thực ra chúng tôi cũng không có nghiệp vụ để chọn".
Anh P., một kỹ sư xây dựng, Trưởng ban cha mẹ học sinh nói: "Tôi có bằng kỹ sư, thế nhưng làm sao biết sách nào tốt nhất cho thầy và trò được? Nay nhà trường mời chọn sách, chối thì không phải phép, chọn thì không biết chọn; nhất trí với nhà trường, chọn bộ nào, chúng tôi ký đồng ý bộ đó".
Tâm lý giáo viên muốn lựa chọn bộ sách nào?
Cô giáo L., một hiệu phó chuyên môn, tâm sự: "Trước khi chọn bộ sách nào, yêu cầu giáo viên đọc hết các bộ sách có bản mẫu được cấp, rút ra cái hay, cái dở, lý do chọn, lý do không chọn.
Mỗi bộ sách có ba giáo viên đọc, thẩm định, ba người này sẽ có ý kiến riêng, sau đó thống nhất cùng nhau, cùng của ban giám hiệu thống nhất chọn bộ sách nào.
Tâm lý chung, bộ sách nào tiếp cận kiến thức nhẹ nhàng, giản đơn, dễ dạy, dễ hiểu là giáo viên thích, giáo viên chọn.
Ngoài ra, giáo viên có tâm lý tin vào bộ sách nào có đủ bản mẫu sách cho cả bộ; họ lý luận chỉ bộ sách "đủ tự tin" mới "dám đầu tư" giới thiệu sách mẫu cho "xã hội".
Bản mẫu sách giáo khoa là con săn sắt... bắt con cá rô?
Cha ông ta có câu "Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn"; với "sách giáo khoa" lớp 1 mới "Bản mẫu đi trước là ... bản mẫu khôn" hoàn toàn đúng với tâm và thế của giáo viên chọn sách.
Ngoài chọn sách theo độ dày phong bì, theo mối quan hệ đi đêm, rõ ràng cuộc chiến thị phần sách giáo khoa là cuộc chiến của số lượng bản mẫu.
Việc định hướng chọn bộ nào, ít có lãnh đạo nào dám "chỉ đạo" tại hội nghị khi "thế giới phẳng" như hiện nay; thế nhưng không thể không có việc "chỉ đạo ngầm"; đơn giản nhất là cung cấp bản mẫu.
Bộ sách nào có đủ bản mẫu, giáo viên sẽ tin tưởng chọn lựa
Vì thế, để đảm bảo tính khách quan cao nhất cho việc chọn sách giáo khoa, số lượng bản mẫu của mỗi bộ sách phải được cung cấp ngang nhau về số lượng đầu sách; tránh tình trạng bộ A chỉ có 1 đầu sách, bộ B có đủ đầu sách cả bộ.
Chọn sách giáo khoa cho mình dạy, cho học trò học, cần nhất ở tấm lòng khách quan, vô tư, trong sáng của mỗi giáo viên, chọn đúng bộ sách mình cần là chọn đúng con đường mình và học trò sẽ đi, chọn đúng đường đi là thành công trong sự nghiệp giáo dục của mỗi giáo viên, mỗi nhà trường.
Lê Mai
Theo giaoduc.net
Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp phải có những tiêu chí, phẩm chất nào? Năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp được coi là yếu tố quyết định chất lượng đào tạo nghề. Những chuyển biến tích cực trong công tác đào tạo nghề trong nhiều năm qua đã khẳng định chủ trương phát triển đào tạo nghề của Đảng và Nhà nước là rất đúng đắn, tạo ra bước...