Những sai lầm thường gặp khi ăn mít
Hàm lượng đường trong mít rất cao, nếu ăn vào lúc đói có thể gây tăng đường huyết đột ngột khiến hoa mắt chóng mặt.
Mít là loại quả quen thuộc vào mùa hè, giàu kẽm, canxi, sắt… Trừ lớp vỏ gai, phần còn lại của quả mít hầu như đều ăn được. Múi mít chín, ngọt. Xơ mít để ăn hoặc muối chua. Quả mít non còn dùng để nấu canh, kho cá, trộn gỏi… Lá mít tươi giã nát đắp lên những mụn nhọt đang sưng đau hoặc dùng lá mít khô nấu thành cao, bôi lên những vết lở loét rất hiệu quả.
Mít bổ sung vitamin C, vitamin A làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp duy trì đủ độ ẩm giúp da hồng hào và hạn chế nếp nhăn.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết tuy mít giàu dinh dưỡng nhưng không phù hợp những người thường bị mụn nhọt, rôm sảy, nóng trong người. Hàm lượng đường cao trong mít làm tăng đường huyết đột biến, gây choáng váng, hoa mắt.
Trừ lớp vỏ gai, phần còn lại của mít đều có lợi cho sức khoẻ nếu ăn đúng cách. Ảnh: Health
Ăn mít lúc đói sẽ khiến hàm lượng đường trong máu của cơ thể đột ngột bị tăng cao, đầy bụng, khó tiêu. Bạn chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm một hoặc hai giờ, nhất là vào mùa nóng để tránh gây hại cho sức khoẻ.
Ăn mít vào buổi tối có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa vì hàm lượng chất xơ cao nhất là hạt mít. Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Khi ăn cần nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối. Nếu người nóng trong, hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít cần bổ sung đủ nước và rau xanh.
Không dám ăn mít do sợ gây tăng cân. Điều này không đúng. Mít chứa nhiều vitamin tốt. Bạn có thể uống 1 ly nước ép mít sau ăn một giờ vừa tốt cho sức khoẻ, vừa giảm cân hiệu quả.
Video đang HOT
Người bị gan nhiễm mỡ, tiểu đường, suy thận mạn tính, người bị suy nhược, sức khỏe yếu…cần thận trọng khi ăn mít. Người bị tiểu đường và gan nhiễm mỡ cần tuyệt đối kiêng mít.
Những người đang muốn mang thai nên tránh ăn mít bởi chúng có thể gây giảm ham muốn tình dục, giảm cảm giác khi được kích thích tình dục và giảm khả năng, sức lực ở nam giới.
Trẻ em bị mụn nhọt, rôm sẩy cũng hạn chế không nên ăn do lượng đường trong máu cao thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh ngoài da phát triển như liên cầu, tụ cầu …
Thuỳ An
Theo VNE
Sáng ngủ dậy thường bị hoa mắt chóng mặt, nguyên nhân là do đâu?
Nhiều cô nàng thường gặp phải tình trạng hoa mắt chóng mặt sau khi thức dậy, liệu đây có phải là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đó hay không? Cùng tìm hiểu qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết này nhé!
Buổi sáng luôn là khoảng thời gian tràn đầy năng lượng nhất nên nếu thường gặp phải tình trạng hoa mắt chóng mặt hay buồn nôn mỗi khi ngủ dậy thì bạn nên đặc biệt chú ý. Nhiều khả năng, đây là dấu hiệu ban đầu cảnh báo một vài vấn đề sức khỏe đang tiềm ẩn trong cơ thể mà bạn không hề hay biết. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng này mà bạn nên nắm rõ.
Bị rối loạn tuần hoàn não
Thông thường sẽ có một lượng máu nhất định lưu thông lên não bộ để nuôi dưỡng não. Tuy nhiên, khi bạn ngủ dậy có thể bị thay đổi thăng bằng đột ngột do cơ thể điều chỉnh từ tư thế nằm sang tư thế đứng khiến máu lưu thông lên não không kịp. Điều này vô tình gây thiếu máu não và dẫn đến trường hợp hoa mắt chóng mặt vào buổi sáng.
Độ cao gối nằm chưa phù hợp
Ít người biết rằng, độ cao của gối nằm cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Bởi nếu gối nằm quá cao sẽ gây khó chịu và không tốt cho đốt sống cổ. Còn nếu gối quá thấp sẽ khiến lượng máu dồn xuống não nhiều, từ đó gây ra cảm giác hoa mắt, chóng mặt, đau đầu vào buổi sáng. Lúc này, bạn nên lựa chọn gối nằm phù hợp, với độ cao chỉ khoảng từ 8 - 15cm để giúp giấc ngủ ban đêm sâu hơn và ngăn chặn tình trạng chóng mặt sau khi thức dậy xuất hiện.
Thức khuya dùng điện thoại, máy tính
Nhiều người hay có thói quen dùng điện thoại, máy tính bảng trước khi ngủ nhưng điều này vô tình gây ảnh hưởng xấu tới não bộ và thị lực của bạn. Sóng điện thoại và tia bức xạ điện từ có thể gây ảnh hưởng tới quá trình bài tiết hormone melatonin, từ đó khiến bạn khó ngủ hơn. Do vậy, bạn nên bảo đảm đi ngủ trước 10 giờ đêm và tắt hết các thiết bị điện tử trước khi lên giường.
Không tắt đèn khi ngủ
Hormone melatonin sẽ không thể sản sinh ra khi bạn ngủ trong điều kiện ánh sáng vẫn đang chiếu rọi. Chính vì vậy, nếu không tắt hết đèn trong phòng khi ngủ thì giấc ngủ của bạn sẽ bị gián đoạn và dễ gây ra tình trạng hoa mắt chóng mặt sau khi ngủ dậy.
Mắc chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là tình trạng thở tắc nghẽn, gây khó khăn trong việc hô hấp vào ban đêm. Một số người to béo, cổ ngắn là đối tượng dễ gặp phải chứng bệnh này. Khi bị gián đoạn nhịp thở thì bạn sẽ không có đủ oxy cung cấp lên não và dẫn đến tình trạng chóng mặt vào buổi sáng.
Một vài cách giúp ngăn ngừa tình trạng chóng mặt vào buổi sáng xuất hiện:
- Uống một ly nước ấm ngay sau khi ngủ dậy.
- Sau khi ngủ dậy, hãy nghiêng người sang một bên rồi từ từ ngồi dậy chứ không nên bật dậy nhanh và mạnh.
- Rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên.
- Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây và các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng.
- Không dùng các chất kích thích như đồ có cồn, cà phê trước khi ngủ.
- Không dùng điện thoại, ipad hay máy tính trước khi ngủ khoảng 2 tiếng.
Source (Nguồn): Health
5 thực phẩm gây tổn thương não bộ có thể bạn chưa biết Một số loại carbs (carbohydrate) có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến não. Thực phẩm có chỉ số glycemic cao cũng có thể làm cho đường huyết tăng lên. Dưới đây là 5 thực phẩm gây tổn thương não bộ có thể bạn chưa biết. 1. Đậu phụ Ăn nhiều đậu phụ có liên quan với tăng nguy cơ suy giảm nhận...