Những sai lầm phổ biến cần tránh khi trở thành sinh viên
Trở thành sinh viên sẽ là một trải nghiệm quý báu của cuộc đời mỗi người. Bên cạnh sự háo hức, hồi hộp mong chờ một môi trường hoàn toàn mới thì những sai lầm sẽ là điều không thể tránh khỏi.
Hãy cùng chỉ ra những lỗi phổ biến mà không ít sinh viên Việt Nam từng mắc phải và cùng nhau tìm cách loại bỏ chúng để có những ngày tháng sinh viên tuyệt vời nhất có thể.
1. Lười khám phá
Một trong những điều tuyệt vời nhất của thời sinh viên là tự mình khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống. Đừng chỉ nhất nhất vào việc học, hãy thử các điều tuyệt vời khác “màu mè” hơn. Hãy năng động hơn bằng việc tham gia các câu lạc bộ, các hội nhóm của trường. Hãy “bụi bặm” hơn bằng các chuyến đi phượt xa nhà. Hãy uyên bác hơn khi tham gia các đề tài khoa học do khoa hay trường tổ chức. Hãy trải nghiệm hơn với những công việc làm thêm. Hãy nhiệt huyết hơn bằng việc tham gia các kì thi… Bỏ qua những điều này chính là sai lầm lớn nhất đời sinh viên của bạn.
2. Chi tiêu không hợp lí
Ăn uống, đi lại, dã ngoại, tiệc tùng, yêu đương, bạn bè,… là những điều không thể thiếu đối với mỗi người, đặc biệt là với sinh viên. Nhưng nếu không biết cách chi tiêu hợp lí thì tất yếu sẽ dẫn đến sự hoang phí. Hãy luôn nhắc nhở bản thân rằng, tiền này là ở đâu ra, kiếm được nó có dễ không,… và có cách chi tiêu thật hợp lí để không làm phí đi công sức của người kiếm ra tiền đưa cho bạn.
3. Không học ngoại ngữ
Chúng ta chẳng cần nói nhiều về tầm quan trọng của ngoại ngữ đối với sự thành công của con người trong xã hội hiện nay. Tất nhiên vẫn có những người “mù tịt” ngoại ngữ nhưng vẫn thành công, làm “ông nọ bà kia”, nhưng đó chỉ là thiểu số. Còn với xã hội hiện tại, không học ngoại ngữ là sai lầm lớn nhất của sinh viên. Bởi yếu tố quyết định đến khả năng xin việc sau khi tốt nghiệp chính là ngoại ngữ.
Video đang HOT
4. Không mở rộng các mối quan hệ
Một trong những yếu tố tạo nên thành công là các mối quan hệ. Người có mối quan hệ rộng sẽ được người khác đánh giá cao bởi chỉ có người năng động, tự tin, giỏi giao tiếp,… mới có được những mối quan hệ xã hội rộng lớn. Các mối quan hệ cũng đem lại các lợi ích không ngờ. Chính vì thế thật sai lầm nếu không chú ý việc “nâng cấp” mối quan hệ xã hội của bản thân. Hãy liên tục mở rộng các mối quan hệ của mình, mở rộng theo hướng vừa sâu vừa rộng trong xã hội.
5. Mất định hướng ngay trong ngày nhập học
Rất nhiều bạn xem nhẹ buổi định hướng trong ngày đầu tiên (các buổi học chính trị cho các khóa tân sinh viên của trường). Không phải tự nhiên mà các thầy cô lại dành thời gian cho việc mà bạn coi là “thừa thãi”. Chắc chắn sẽ có rất nhiều điều bổ ích bạn sẽ tích lũy được từ các buổi học chung đầu tiên đó.
6. Vi phạm những điều cấm
Trước khi đến bất kì nơi nào, hãy bỏ một chút thời gian để tìm hiểu về nơi đó. Và với sinh viên, hai nơi đầu tiên bạn cần tìm hiểu là trường học của bạn và nơi ở của bạn. Với trường học hãy đọc kĩ các nội quy của trường để nắm rõ các điều được làm và không được làm. Với nơi bạn ở, hãy tìm hiểu qua chủ nhà, qua bạn cùng xóm để biết được những điều cấm kỵ nơi đây. Sự vi phạm vào những điều cấm kị luôn rất khó được tha thứ dù bạn là người mới đến.
7. Để bị lừa đảo
Có hàng chục loại “tặc” mà bạn phải đề phòng khi là sinh viên. Từ các loại “tặc” nhỏ như: tăm tặc, xe ôm, ăn xin giả,… đến các loại “tặc” lớn như: bán hàng đa cấp, môi giới việc làm,… Tất cả đều đòi hỏi sự tìm hiểu kỹ lưỡng và kỹ năng đối phó của sinh viên, nếu không bạn sẽ phải “ôm hận”.
8. “Bỏ quên” gia đình
Nỗi nhớ nhà thường chỉ “rộn ràng” những tháng ngày mới xa nhà. Sau khi đã hòa nhập được với cuộc sống mới, bạn rất dễ bỏ quên gia đình. Rồi khi bạn về nhà, bạn sẽ thấy mình bị lệch pha so với mọi người. Hãy thường xuyên về thăm nhà nếu có thể, nếu không hãy thường xuyên gọi điện hỏi thăm và hỏi về tất cả những thứ liên quan về gia đình. Có nhiều nơi để đi nhưng chỉ có một nơi để về đó là gia đình và những người thân của bạn.
TheoHiến Nguyễn / MASK Online
7 nỗi sợ hãi của tân sinh viên
Đỗ đại học đã mở ra một trang mới cho cuộc đời bạn. Niềm vui và phấn khởi, tự hào còn kèm theo những nỗi sợ hãi mà chỉ có tân sinh viên mới hiểu được.
1. Sống tự lập
Phải sống tự lập và tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của riêng bạn, là vấn đề làm nhiều sinh viên sợ hãi. Học tập xa nhà, đồng nghĩa với chuyện bạn sẽ phải tự đi chợ, nấu ăn, giặt đồ và đến khi bị bệnh, cha mẹ cũng không thể ở bên để quan tâm, chăm sóc cho bạn. Bạn vẫn luôn muốn được đối xử tốt như khi còn ở nhà. Tuy nhiên, việc học đại học và bắt đầu một cuộc sống tự lập, không có ai ở bên cạnh sẽ làm tân sinh viên không ít buồn bã và lo sợ.
2. Rời xa quê hương
Đi ra khỏi thành phố là buồn vui lẫn lộn, bạn sẽ có cơ hội để bắt đầu tươi mới và gặp gỡ những người mới, nhưng nó cũng có nghĩa là bạn sẽ phải bỏ lại tất cả mọi thứ bạn đã quá quen với trong quá khứ. Có thể bạn bè thân của bạn sẽ không sống gần nơi ở và bạn không thể thường xuyên gặp gỡ, trò chuyện với họ nữa. Học kỳ cuối cùng của trường trung học rất có thể là lần cuối cùng bạn tiếp xúc với họ.
3. Tìm kiếm những người bạn mới
Mối quan tâm chính của những tân sinh viên trong ngày đầu là làm quen với những người bạn mới và tìm kiếm những người mà họ có thể tin tưởng. Đương nhiên cùng với thời gian, chúng ta sẽ tạo thành nhóm bạn bè và có thể làm nên những kết nối lâu dài. Nhưng với những buổi học đầu tiên, kết nối đó chưa thể tạo ra và đó là lý do để các tân sinh viên cảm thấy lo sợ. Mọi người đều có cảm giác sợ hãi và khó hòa nhập trong thời gian đầu.
4. Vấn đề tài chính
Đối với nhiều gia đình, vấn đề chu cấp cho một đứa con đi học đại học là một vấn đề không hề đơn giản. Bạn lên thành phố học đồng nghĩa với việc cha mẹ sẽ phải làm việc vất vả hơn để chu cấp cho những khoản tiền sinh hoạt, lẫn tiền học phí đắt đỏ ở thành phố. Rất nhiều bạn sinh viên đang phải đối mặt với nỗi lo sợ này. Nhiều sinh viên đã chi tiêu tiết kiệm hơn và cố gắng đi làm thêm để đỡ đần gia đình.
5. Điều chỉnh phong cách sống
Bạn lớn lên ở nông thôn hoặc vùng ngoại ô và việc chuyển đến sống ở những thành phố lớn ắt hẳn sẽ tạo cho bạn rất nhiều bỡ ngỡ. Rất nhiều sinh viên đã lo lắng về cách hòa nhập đối với phong cách sống, ăn mặc, suy nghĩ với những người dân ở thành phố mà họ đang sống. Sống ở một thành phố không bao giờ ngủ, mọi thứ đều chật chội, đường phố luôn đông đúc, lối sống tốc độ nhanh khiến nhiều bạn tân sinh viên phải mất một khoảng thời gian nhất định để điều chỉnh và hòa nhập.
6. Nỗi nhớ nhà
Dù muốn hay không, bạn sẽ phải trải qua nỗi buồn bã, lạc lõng trong những ngày đầu sống và học tập tại thành phố, do phải tách rời những người thân yêu và sống giữa những người xa lạ. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, bạn luôn có thể trở lại thăm nhà và với sự giúp đỡ của những dịch vụ truyền thông xã hội, bạn có thể dễ dàng duy trì kết nối với những người thân yêu.
7. Lạc lõng và cô đơn
Bạn chưa có bạn thân ở lớp mới, bạn không có bạn trai/ bạn gái, bạn không sống cùng với gia đình. Bạn cảm thấy lạc lõng và cô đơn giữa một thành phố lớn toàn những người xa lạ. Đó là cảm giác mà tân sinh nào cũng phải nếm trải. Hãy luôn nhớ rằng thời gian trôi qua sẽ mang lại cho bạn những tình bạn, tình yêu và làm tình thân của bạn thêm sâu đậm. Hãy mở lòng và mỉm cười với mọi người.
Theo Màn Ảnh Sân Khấu
Chật vật sinh viên thuê nhà trọ Việc tìm nhà trọ đã trở thành "cuộc chiến" vô cùng gay go và khốc liệt. Khi điểm chuẩn các trường đại học lần lượt được công bố thì cũng là lúc sinh viên ráo riết tìm một nơi ở trọ để chuẩn bị cho năm học mới. Tân sinh viên mới trúng tuyển đổ xô đi tìm chỗ an cư, nhiều sinh...