Những sai lầm khi uống nước chanh không đúng cách
Nước chanh có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, nước chanh lại gây ra nhiều tác hại không mong muốn.
1. Uống nước chanh để giảm cân
Nhiều người thường có thói quen uống một cốc nước chanh vào buổi sáng để giúp giảm cân. Nhưng phương pháp sẽ gây hại cho dạ dày nếu bạn uống nước chanh lạnh, hoặc uống khi đói. Tốt nhất bạn nên pha loãng với nước ấm và cho thêm một chút mật ong vào.
Uống nước chanh kết hợp với nước ấm sẽ giúp rửa sạch hệ thống, hỗ trợ tiêu hóa, chống lại cơn thèm ăn và tạo ra chất kiềm để cân bằng độ pH của cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng. Ngược lại nếu bạn kết hợp với nước lạnh sẽ không mang lại tác dụng mà còn dễ gây cảm giác buồn nôn, cồn cào.
2. Uống nước chanh để giải rượu
Một trong những sai lầm cực kỳ nguy hiểm mà nhiều người thường mắc phải là dùng nước chanh để giải rượu. Tuy nhiên, nó sẽ gây viêm loét, thậm chí gây bào mòn niêm mạc dạ dày dẫn tới thủng dạ dày nếu như sử dụng quá thường xuyên.
Nếu bạn muốn giải rượu tốt nhất hãy uống thật nhiều nước lọc để góp phần pha loãng lượng cồn có trong cơ thể.
3. Pha nước cốt chanh với nước quá lạnh hoặc quá nóng
Nước lạnh pha với chanh khi uống có thể gây sốc cho cơ thể. Ngược lại, nếu pha với nước quá nóng có thể làm cho các enzym có lợi trong chanh bị phá vỡ, không đem lại hiệu quả khi uống.
Bạn chỉ nên pha chanh với nước ấm vừa đủ thì mới có tác dụng giảm mỡ thừa, không ảnh hưởng đến dạ dày.
Video đang HOT
Nước chanh có nhiều lợi ích tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu uống sai cách sẽ gây nên nhiều tác hại không mong muốn. Ảnh minh họa. Đồ họa: B.C
4. Uống quá nhiều nước chanh
Nước chanh tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên uống quá nhiều bởi việc uống quá nhiều có thể kích thích chứng ợ nóng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Triệu chứng ợ nóng xảy ra khi cơ vòng thực quản nằm giữa thực quản và dạ dày hoạt động không có hiệu quả. Điều này làm cho axit từ dạ dày đẩy ngược lên thực quản và gây nên chứng ợ nóng khó chịu.
5. Vắt chanh lấy nước bỏ vỏ
Một lỗi phổ biến mà hầu hết mọi người đều mắc phải khi uống nước chanh là vứt bỏ vỏ, nhưng đây lại là sai lầm. Bởi vì vỏ chanh là một trong những phần bổ dưỡng nhất của toàn bộ loại quả này.
Thay vì bỏ vỏ chanh, hãy thái lát chanh hoặc dùng máy sinh tố để nghiền cả quả khi pha chế.
6. Dùng nước chanh nguyên chất trị mụn
Nhiều người có thói quen lấy nước chanh nguyên chất thoa lên da để trị mụn để làm trắng da.
Tuy nhiên, lượng axit đậm đặc trong nước cốt chanh sẽ làm da bỏng rát, sưng tấy thêm, thậm chí gây nên những dị ứng không mong muốn trên da mặt.
7. Uống trực tiếp nước cốt chanh
Uống trực tiếp nước cốt chanh cũng rất nguy hiểm cho cơ thể, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày vì tính axit trong chanh khá mạnh.
Để cho an toàn khi uống, bạn nên pha loãng nước cốt chanh với nước lọc, tỷ lệ 1 quả chanh với 1 lít nước và tốt nhất là uống sau bữa ăn khoảng 30 phút.
Thói quen xấu khi ăn của người Việt làm ảnh hưởng đến sức khỏe
Không chỉ người phương Tây mà ngay cả chúng ta thường duy trì thói quen phải có một cốc nước lớn trên bàn ăn. Thế nhưng, ở Nhật Bản họ chỉ để một ly nước rất nhỏ hoặc thậm chí là không có.
Ảnh minh họa. https://dulich.petrotimes.vn/
Nhật Bản là quốc gia sống thọ nhất thế giới. Tất nhiên, bí quyết của họ một phần là nằm ở chế độ ăn và cách họ dùng bữa như thế nào.
1. Uống nước trong lúc ăn sẽ làm khô miệng
Việc uống nước trong lúc đang dùng bữa có thể khiến nước bọt trở nên khô khốc. Hơn nữa, một số người còn có thói quen uống nước chanh hoặc các loại nước quả chua - thứ làm tăng tính acid trong miệng và ảnh hưởng đến tuyến tiết nước bọt. Và bởi nước bọt có vai trò như một thứ dung dịch giúp môi trường miệng khỏe mạnh, khi không còn nữa nó sẽ mang đến những triệu chứng không hề hay ho gì cam - như hôi miệng chẳng hạn.
Nếu nước có chanh thậm chí có thể làm một số tình trạng bệnh trở nên tệ hơn, như trào ngược dạ dày và làm hại men răng.
2. Hệ tiêu hóa tổn hại
Uống nước trong lúc ăn sẽ khiến nước bọt của bạn bị pha loãng, đồng thời ảnh hưởng đến dịch tiêu hóa trong dạ dày. Hệ quả, khả năng tiếp nhận tín hiệu tiêu hóa của dạ dày sẽ trở nên yếu hơn, dễ gây ra hiện tượng đầy bụng.
3. Khả năng hấp thụ dinh dưỡng giảm hẳn
Nước bọt bị pha loãng, dịch vị cũng vậy, nghĩa là nồng độ acid trong ruột sẽ giảm đi. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, khiến khả năng hấp thụ vitamin và dưỡng chất giảm hẳn đi.
4. Dễ gây ợ nóng
Uống thêm nước sẽ khiến dung lượng dạ dày đầy lên, tăng thêm áp lực cho nó như một bữa ăn cỡ lớn vậy. Áp lực này có thể làm một số tình trạng bệnh trở nên tệ đi, tăng rủi ro trào ngược acid. Và bởi nước còn làm các enzyme tiêu hóa tiết ra ít hơn, nó sẽ tạo ra một chuỗi các phản ứng phụ, bao gồm ợ nóng.
5. Làm tăng cân
Uống nước trong lúc ăn còn khiến bạn tăng thêm vài lạng so với bình thường. Đây là một tin khá xấu, bởi lẽ khi cơ thể không tiêu hóa được hoàn toàn thực phẩm nạp vào, nó sẽ chuyển hóa chúng thành chất béo và khiến số cân ấy áp thẳng vào bề ngoài.
Hơn nữa, việc uống nước trong lúc ăn sẽ khiến cơ thể đẩy nhiều insulin vào máu, tăng khả năng dự trữ chất béo trong cơ thể.
Cô gái cả ngày chỉ ăn bữa tối, nấc từ 3-5 phút/lần, bác sĩ khuyên sau 2 ngày nấc liên tục thì nên đi khám Cô gái cho rằng mình còn trẻ và vóc dáng thon gọn nên xem nhẹ thói quen ăn uống không khoa học. Bác sĩ Giang Khôn Tuấn, khoa ngoại, bệnh viện Min-Sheng General Hospital, mới đây chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nữ (20 tuổi) sống tại Đài Loan. Do tính chất công việc bận rộn, cộng thêm việc đang có...