Những sai lầm khi nộp đơn vào đại học nước ngoài
Du học luôn là một trải nghiệm cá nhân, và nhiều thứ chúng ta biết về nó là từ truyền miệng. Liệu bạn có thể xác định chính xác những gì diễn ra tại trường đại học bạn theo đuổi?
Vậy nên, không ít du học sinh mắc sai lầm trước khi chính thức ghi danh vào những trường đại học nước ngoài.
Học phí là vấn đề cần phải được nghiên cứu và bạn phải hiểu cách chúng hoạt động.
Chỉ xem xét học phí
Khi cân nhắc xem cần bao nhiêu tiền cho trải nghiệm quốc tế của mình, bạn sẽ rất dễ đi vào con đường tìm kiếm mức học phí rẻ nhất và nghĩ rằng đây là một hình thức tiết kiệm hợp lý. Nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Tại một số quốc gia Bắc Âu như Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy và Iceland, thậm chí sinh viên EU có thể miễn học phí, nhưng họ cũng có mức chi phí sinh hoạt cao nhất ở châu Âu, nếu không so sánh trên toàn thế giới.
Ngay cả khi có thể tiết kiệm học phí, bạn vẫn phải chi 10 EUR cho một thực đơn so với 2,5 EUR ở Hy Lạp. Không chỉ thực phẩm đắt đỏ, chi phí đi lại, đồ dùng cá nhân… cũng rất tốn kém. Nếu bạn muốn tham khảo một số nơi chi phí sinh hoạt rẻ kết hợp học phí rẻ, bạn nên xem xét Tây Ban Nha; Ý; Đức; Cộng hòa Séc.
Học phí là vấn đề cần phải được nghiên cứu và bạn phải hiểu cách chúng hoạt động. Thông thường, các trường đại học cho thấy mức giá thấp nhất bạn có thể trả cho một tấm bằng, nhưng đó thường không phải là mức áp dụng cho bạn. Bạn có thể phải trả nhiều tiền hơn nếu bạn là một sinh viên không thuộc Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) hay Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA)
Bỏ qua học bổng tiềm năng
Video đang HOT
Hãy đọc thật nhiều tài liệu, bởi vì khi bạn đi du học, bạn có rất nhiều lựa chọn về học bổng. Rất nhiều sinh viên thậm chí không cố gắng xin học bổng, bởi họ nghĩ mình đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu, nhưng thực tế không phải lúc nào cũng như dự đoán. Mọi thứ có thể sẽ rất khác biệt, phụ thuộc vào quốc gia bạn chọn, giới tính của bạn, đối tượng, tổng thu nhập bạn có, thậm chí chỉ là một bài luận; bạn có thể nhận được học bổng nếu bạn chứng minh rằng bạn xứng đáng với điều đó. Vì vậy, đừng bao giờ bỏ qua công việc tìm kiếm và nghiên cứu tài liệu. Bạn cũng có thể tìm kiếm một số học bổng trợ giúp cho việc nghiên cứu của bạn ở nước ngoài.
Vấn đề thị thực
Rất nhiều sinh viên tương lai đã sai lầm khi nghĩ rằng thị thực là một thứ hiển nhiên, nhưng không phải là một vấn đề quá quan trọng. Thực tế, khi bạn nhận được thư mời nhập học, bạn nên bắt đầu nộp đơn xin thị thực một cách kỹ lưỡng và liên lạc thường xuyên với Đại sứ quán của quốc gia bạn nộp đơn. Để được cấp thị thực, bạn cần phải tập hợp các công cụ của mình lại với nhau và áp dụng càng sớm càng tốt.
Bên cạnh đó, bạn luôn hình dung về một con đường nhất định cho tương lai, nhưng thông thường, mọi thứ sẽ không ngừng thay đổi. Bạn chỉ cần sẵn sàng cho bất cứ điều gì xảy ra và luôn có mạng lưới an toàn: Chương trình học có thể áp dụng cho nhiều bằng thạc sĩ, tìm hiểu những gì bạn sẽ làm hoặc nơi bạn sẽ học trong trường hợp xảy ra điều gì bất thường.
Từ bỏ ngay khi bị từ chối
Đây có lẽ là một trong những điều đau lòng nhất mà những người làm tư vấn du học phải đối phó: Khoảnh khắc một sinh viên bỏ cuộc. Tất nhiên, người tư vấn không bao giờ cho phép bạn từ bỏ. Bởi vì tất cả mọi người đều từng trải qua cảm giác thất vọng, bằng cách này hay cách khác, và nó không bao giờ là ngày tận thế. Có thể một trường đại học đã không chấp nhận hồ sơ của bạn, nhưng đây sẽ là cơ hội để bạn được một trường khác để mắt đến.
Có thể ngân sách bạn chuẩn bị quá nhỏ để đáp ứng tất cả các nhu cầu của bạn, nhưng hãy cố gắng nghĩ đến những giải pháp khác: Xin học bổng hoặc đơn giản là dừng lại vài năm để tích lũy thêm tài chính, và sau đó tiếp tục thực hiện ước mơ của mình. Một tấm bằng Master không bao giờ hết hạn, bởi vì bạn có thể học bất cứ khi nào bạn đã sẵn sàng. Khoảnh khắc bạn từ bỏ chính là khoảnh khắc bạn đánh mất.
Nộp đơn mà không chắc chắn
Hãy suy nghĩ về kế hoạch của bạn một cách nghiêm túc: Nếu bạn muốn đi hết con đường, không có nhiều thứ cản trở bạn. Một số vấn đề sẽ phải được tinh chỉnh: Bạn sẽ nhớ nhà, bạn sẽ phải chọn một chỗ ở, bạn sẽ phải tự xoay xở…, nhưng, nếu bạn thực sự muốn làm điều này cho tương lai của mình, bạn hãy cứ liều một phen! Đừng lo lắng về những vấn đề nhỏ nhặt khi đi du học, hãy nhớ rằng toàn bộ trải nghiệm này là một khoản đầu tư đầy đủ cho các mục tiêu và nguyện vọng dài hạn của bạn.
Xét tuyển học bạ - lựa chọn an toàn khi kỳ thi THPT quốc gia thay đổi
Trước những điều chỉnh của kỳ thi THPT quốc gia, xét tuyển học bạ trở thành hướng đi phù hợp, an toàn cho thí sinh trước cánh cửa vào đại học.
Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lên phương án tổ chức kỳ thi THPT trước tình hình nghỉ học kéo dài vì dịch Covid-19. Nếu dịch bệnh được kiểm soát, học sinh có thể đi học trước ngày 15/6, kỳ thi THPT vẫn được tổ chức vào giữa tháng 8.
Tuy nhiên, kỳ thi chỉ nhằm xét công nhận tốt nghiệp THPT, việc xét tuyển đại học sẽ do các trường đại học tự chủ. Điều này gây ra lo lắng cho thí sinh khi nhiều khả năng phải tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học do các trường tự tổ chức.
Lựa chọn phù hợp trước những thay đổi
Để chủ động hơn trong quá trình xét tuyển đại học và giữ tâm lý thoải mái trước những thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp THPT, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào ngành nghề yêu thích từ bây giờ bằng điểm học bạ theo phương thức 5 học kỳ.
Với phương thức xét tuyển này, Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) áp dụng cho 24 ngành đào tạo bậc đại học. Dù chưa hoàn thành học kỳ cuối lớp 12, thí sinh vẫn có thể lựa chọn hướng đi an toàn cho mình.
Học bạ được xem là tấm vé mở ra cơ hội vào đại học.
Bên cạnh xét học bạ 5 học kỳ, UEF cũng áp dụng song song phương thức xét tổng điểm 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên. Tuy nhiên, khi tình hình dịch bệnh kéo dài khiến lộ trình học tập xáo trộn, tiêu chí xét học bạ 5 học kỳ được đánh giá mang tính khả thi cao. Thí sinh nên ưu tiên lựa chọn phương án này để nắm cơ hội vào đại học.
Thời gian xét tuyển được chia thành nhiều đợt. Thí sinh có thể nộp hồ sơ trong đợt một đến hết ngày 30/6. Hồ sơ bao gồm: Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu UEF, bản sao công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, bản sao công chứng học bạ THPT, giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
Các thí sinh tốt nghiệp năm 2020 có thể nộp trước phiếu đăng ký xét tuyển và bản sao công chứng học bạ THPT để ưu tiên xét tuyển trong đợt đầu tiên, sau đó hoàn thiện và bổ sung hồ sơ về địa chỉ: Trung tâm tư vấn tuyển sinh, Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM, số 141-145 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Thêm điểm cộng từ xét tuyển học bạ
Xét tuyển học bạ đang là phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn bởi những ưu điểm như giảm áp lực thi cử, chủ động vào đại học bằng việc chốt thời điểm phù hợp, điều kiện xét tuyển đa dạng, cơ hội nhận học bổng với điểm số đẹp... Phương thức này còn áp dụng cho tất cả thí sinh đã tốt nghiệp ở những năm học trước đó.
Tại UEF, thí sinh trúng tuyển bằng bất kỳ phương thức nào cũng được thụ hưởng chương trình học tập, dịch vụ đào tạo, chương trình ngoại khóa, giá trị học bổng, bằng cấp... như nhau. Khác biệt duy nhất giữa các phương thức là điều kiện và mốc thời gian xét tuyển. Điều quan trọng là xét tuyển học bạ THPT không bị chi phối bởi việc chọn môn thi tốt nghiệp THPT.
Sinh viên được trải nghiệm môi trường học tập quốc tế.
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên UEF được tạo điều kiện tham gia các chương trình giao lưu học thuật, học kỳ quốc tế, theo học các chương trình liên kết tại Việt Nam cũng như chuyển tiếp sang các trường đại học đối tác trên thế giới.
Dù kỳ thi THPT quốc gia có nhiều thay đổi, phụ huynh và thí sinh có thể yên tâm khi áp dụng phương thức xét tuyển học bạ để có cơ hội đỗ đại học vào ngành yêu thích.
'Công dân trẻ' của thành phố nghĩa tình - Kỳ 4: 'Cậu bé vàng' trong làng cờ vua Năm 2012, Nguyễn Anh Khôi khiến người mê cờ vua Việt Nam vui hết xiết khi mang về chức vô địch giải trẻ thế giới lứa tuổi U10. Khi ấy cậu bé Khôi mới lên 10, đang học lớp 5. Dù dồn sức chuẩn bị vào đại học song Nguyễn Anh Khôi vẫn dành thời gian luyện cờ mỗi ngày - Ảnh: Q.L....