Những sai lầm khi nấu ăn gây ung thư mà đa phần người Việt đều mắc phải
Dù tự mình chế biến món ăn nhưng chỉ cần sai sót một chút, bạn cũng có thể biến chúng thành thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư cho cả gia đình.
Những sai lầm khi nấu ăn biến thực phẩm thành chất gây hại cho sức khỏe – Ảnh: Minh họa
Dưới đây là 5 thói quen sai lầm trong khi nấu nướng mà người Việt hay mắc phải làm tăng nguy cơ ung thư cho người ăn:
- Không lựa chọn dầu ăn phù hợp
Nhiều người nghĩ rằng tất cả các dầu ăn trên thị trường đều giống nhau. Song điều này là hoàn toàn sai lầm. Theo đó, các thương hiệu kém uy tín hoặc dầu ăn tự làm được bán giá rẻ thường khả năng cao được tạo ra từ nguyên liệu bẩn, mốc không đảm bảo. Chúng chứa rất nhiều aflatoxin là chất gây ung thư số 1 cho cơ thể.
- Để dầu ăn trên chảo nóng già, bốc khói
Nhiều bà nội trợ có thói quen cho dâu ăn trên chảo nóng già, thậm chí bốc khói mới bắt đầu cho thực phẩm vào rán hay xào. Tuy nhiên, đây là cách chế biến sai lầm vì khi dầu ăn bốc khói chính là lúc các thành phần bị biến đổi, nếu tiếp tục xào nấu sẽ sản sinh ra các chất gây ung thư, có hại cho cơ thể.
- Dầu thừa ra của món rán vẫn dùng để xào rau
Chắc chắn ai trong số chúng ta cũng từng áp dụng kiểu nấu ăn này. Tuy nhiên, đây lại là một thói quen hết sức nguy hiểm. Bởi dầu đã qua sử dụng sẽ sản sinh ra lượng lớn chất gây hại cho cơ thể như benzopyrene – chất gây ung thư loại 1 được cơ quan quốc tế về nghiên cứu ung thư công nhận.
- Đậy nắp lại khi nấu món xào
Video đang HOT
Để thực phẩm nhanh chín và mềm hơn các bà nội trợ thường đậy kín vung nồi khi chế biến món xào. Nhưng đây lại là thói quen được cần phải bỏ gấp vì không chỉ khiến đồ ăn mất đi chất dinh dưỡng mà còn gây hại cho sức khỏe cả gia đình.
Khi nấu dù bạn cẩn thận đến mấy cũng không tránh được việc sản sinh ra lượng khói lớn – quá trình của việc đun nấu dầu và thức ăn ở nhiệt độ cao.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, khói dầu gây hại cho sức khỏe không khác gì khói thuốc lá, nếu hít nhiều sẽ gây ra các triệu chứng như buồn nôn, tức ngực, đau đầu. Về lâu dài có nguy cơ cao bị ung thư phổi.
Để hạn chế điều này bạn hãy tập thói quen mở nắp vung nồi khi đun nấu, phòng bếp cũng cần được thông thoáng bằng cách mở cửa sổ hoặc lắp đặt hệ thống hút mùi.
- Chiên giòn khoai tây và các thực phẩm nhiều tinh bột
Khoa học đã chứng minh, các loại thực phẩm giàu carbohydrate, ít protein như khoai tây, bánh mì,… khi tiếp xúc với dầu ăn ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra acrylamide – chất gây ung thư đường ruột nghiêm trọng.
Quỳnh Chi
Theo ĐSPL
Bữa cơm nhà có thể trở thành "kẻ thủ phạm" gây ung thư bởi những thói quen khi nấu ăn
Những thói quen nấu ăn được đề cập dưới đây có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư cho cả gia đình, nhưng hầu như mọi người đều mắc phải.
1. Dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần
Hiện nay giá dầu ăn khá đắt đỏ nên nhiều người thường chiên đi chiên lại dầu ăn nhiều lần để tiết kiệm. Đây là một sai lầm nấu ăn cực kỳ tai hại ngày Tết và là nguyên nhân khiến bạn làm tăng cao khả năng ung thư của bản thân và gia đình. Vì dầu ăn bị đun nóng nhiều lần, thành phần hoá học của dầu sẽ bị thay đổi: Vitamin A, E và một số chất dinh dưỡng trong dầu bị phá hủy và sẽ xuất hiện một số chất độc như aldehyde, fatty acid oxide... Những chất này khi đi vào cơ thể, sẽ phá hủy các men tiêu hóa làm khó tiêu, gây nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, huyết áp tăng cao và ung thư.
2. Rã đông thịt sai cách
Cuộc sống bận rộn nên nhiều bà nội trợ có thói quen dự trữ thịt trong ngăn đá để không phải đi chợ quá nhiều lần trong tuần. Khi để trong ngăn đá, muốn chế biến thịt buộc phải rã đông.
Nhưng nhiều người lại rã đông không đúng cách, như cho thịt vào nước nóng hoặc lò vi sóng hoặc rã đông ở nhiệt độ phòng. Những cách này đều sai lầm.
Nếu rã đông ở nhiệt độ cao, sẽ làm ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt trong miếng thịt, tạo cơ hội cho các vi trùng, vi khuẩn có cơ hội phát triển.
Còn rã đông ở nhiệt độ phòng, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và làm thịt bị biến chất dễ gây bệnh tật. Cách rã đông đúng nhất, là bạn nên chuyển thịt từ ngăn đá xuống ngăn mát và chờ khi tan đá thì chế biến ngay.
3. Nấu xong không rửa chảo tiếp tục nấu món mới
Nhiều người cho rằng sau khi nấu xong một món nồi chảo vẫn sạch hoặc vì thói quen nên thường xuyên không rửa lại chảo mà cho vào nấu luôn món mới. Tuy nhiên, cách làm này sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn.
Nhìn bằng mắt thường thì đấy chảo có thể sạch, không dính thức ăn nhưng vẫn dính dầu mỡ, nếu tiếp tục xào nấu thức ăn một lần với nhiệt nhiệt độ cao có thể sẽ tạo ra chất benzopyrene gây ung thư.
4. Trữ thịt quá lâu trong tủ lạnh
Thói quen tích trữ thịt trong ngăn đá tủ lạnh để ăn trong thời gian dài không chỉ làm thịt mấy đi độ ngon tự nhiên mà còn gây biến chất, rất có hại cho cơ thể.
Nếu không có thời gian đi chợ, buộc phải mua nhiều để dùng dần thì cũng chỉ nên tích trữ không quá 1 tuần trong ngăn đá.
5. Nấu quá lâu, hâm đi hâm lại thức ăn thừa
Trong bất kỳ cách chế biến nào, bất kỳ món ăn nào, nếu nấu quá lâu, rồi lại hâm đi hâm lại nhiều lần trước khi ăn, sẽ làm cho thực phẩm bị biến chất. Chất carbohydrates kết hợp với chất béo có thể sản xuất ra chất gây ung thư.
Đặc biệt là việc nấu các món canh kéo dài, những món ninh nhiều tiếng đồng hồ, đun đi đun lại, không chỉ phá vỡ nhiều loại vitamin trong thực phẩm mà còn làm tăng hàm lượng các chất độc hại lên ở mức cao hơn.
Lâu dần như vậy tạo thành thói quen chế biến, sẽ khiến sức khỏe giảm sút, dễ sinh bệnh ung thư.
6. Thói quen đựng thức ăn còn nóng vào hộp nhựa
Những sai lầm, trong nấu ăn khiến gia đình nguy cơ mắc ung thư cao nhất đó là không được sử dụng hộp nhựa hoặc các bao plastic để nấu thức ăn trong lò vi sóng. Các hộp nhựa cũng chứa chất gây ung thứ có khả năng gây nguy hại sức khỏe cho con người. Bạn không nên làm nóng trực tiếp hộp nhựa khi đang đậy nắp. Đây là một cách nấu ăn, chế biến thực phẩm không lành mạnh cần từ bỏ. Tốt nhất chỉ nên quay đồ ăn bằng những hộp nhựa có chỉ định dùng được lò vi sóng.
Theo tapchicongthuong
Nữ bác sĩ bệnh viện Răng Hàm Mặt lấy da tay làm "lưỡi mới" cho bệnh nhân ung thư Sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính ở lưỡi (phải cắt khoảng 1/2 lưỡi), bệnh nhân được nữ bác sĩ Nguyễn Hồng Nhung (bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội) lấy vạt da ở tay để tạo hình thành một chiếc lưỡi mới với đầy đủ chức năng nói, nuốt... Thông thường, bệnh nhân ung thư lưỡi sẽ...