Những sai lầm khi giải bài kim loại tác dụng với dung dịch muối
Học sinh thường không xác định được thứ tự các chất phản ứng, chất nào phản ứng trước, chất nào sau hay đồng thời phản ứng.
Dạng toán về kim loại tác dụng với dung dịch muối là kiến thức khá quan trọng và tương đối khó trong chương trình Hóa học lớp 9. Dạng bài này thường xuất hiện trong các đề thi, đề kiểm tra và là một trong những kiến thức nền tảng, làm tiền đề để học tốt môn Hóa ở bậc THPT.
Cô Phạm Thị Thúy Ngọc – Giáo viên Hóa học Hệ thống giáo dục Hocmai.vn.
Theo cô Phạm Thị Thúy Ngọc – Giáo viên Hóa học Hệ thống giáo dục Hocmai.vn, nhóm kiến thức này thường có 4 dạng bài và một số lưu ý học sinh cần nắm chắc để làm thành thạo dạng bài cũng như không bị mắc sai lầm gây mất điểm trong quá trình giải bài.
4 dạng bài tập về kim loại tác dụng với dung dịch muối
Dạng 1: Bài tập về một kim loại tác dụng với một muối
Dạng 2: Bài tập về một kim loại tác dụng với hỗn hợp muối
Dạng 3: Bài tập về hỗn hợp kim loại tác dụng với một muối
Dạng 4: Bài tập về hỗn hợp kim loại tác dụng với hỗn hợp muối
Cách nhanh nhất để nhận biết dạng này là dựa vào các chất tham gia phản ứng. Theo đó, cho hai kim loại vào cùng một ống nghiệm chứa muối của kim loại hoạt động hóa học yếu hơn thì kim loại nào hoạt động hóa học mạnh hơn sẽ tham gia phản ứng trước với muối theo quy ước sau:
Kim loại mạnh Muối của kim loại sẽ yếu hơn Muối của kim loại mạnh hơn Kim loại yếu
Video đang HOT
Việc nhận diện dạng bài không khó, thông thường đầu bài sẽ cho. Ví dụ đầu bài ghi: Cho kim loại Al tác dụng với 500g (ml) dung dịch gồm hỗn hợp Cu(NO3)2 và AgNO3 thì đây là dạng bài kim loại tác dụng với hỗn hợp muối.
3 bước làm dạng bài về kim loại tác dụng với dung dịch muối
Bước 1: Xác định thứ tự các chất phản ứng trước
Bước 2: Viết phương trình hóa học
Bước 3: Lập phương trình liên quan đến phương trình hóa học và dữ kiện đề bài để tính
Theo kinh nghiệm của cô Ngọc, sai lầm học sinh hay mắc phải khi làm dạng bài tập này là không xác định được thứ tự các chất phản ứng, chất nào phản ứng trước, chất nào sau hay đồng thời phản ứng. Việc biết thứ tự phản ứng của các chất sẽ giúp học sinh xác định được mối quan hệ giữa các chất trong phương trình hóa học và dữ kiện đầu bài để tìm ra kết quả chính xác, đạt điểm tuyệt đối.
Do đó, học sinh cần nắm 2 nguyên tắc cơ bản: Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn sẽ tham gia phản ứng trước và muối của kim loại yếu hơn sẽ tham gia phản ứng trước.
Cô Phạm Thị Thúy Ngọc lưu ý học sinh về sai lầm cần tránh khi giải dạng toán kim loại tác dụng với dung dịch muối: “Học sinh cần luyện tập thường xuyên để nắm vững và trau dồi kiến thức cũng như kinh nghiệm làm bài. Đặc biệt, các em phải nắm vững tính chất, đặc điểm của các chất cũng như phải luôn rèn cho mình tính cẩn thận”.
Thế Đan
Theo VNE
Mẹo giúp ghi điểm dạng bài vận dụng định luật Ôm trong Vật lý 9
Học sinh cần nhớ chính xác tên gọi, ký hiệu, đơn vị của từng đại lượng, cũng như công thức của đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song...
Định luật Ôm là kiến thức cơ bản và quan trọng trong các bài toán về dòng điện một chiều. Nó là cầu nối, mối quan hệ giữa dòng điện và hiệu điện thế thông qua điện trở của dây dẫn.
Định luật Ôm còn được áp dụng trong việc giải các bài toán về mạch điện: đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song và đoạn mạch hỗn hợp... Nắm vững kiến thức và các dạng bài tập vận dụng định luật Ôm, kỹ năng giải mạch điện trong chương trình lớp 9 sẽ là tiền đề quan trọng để sau này học kiến thức về dòng điện một chiều chương trình Vật lý lớp 11 ở bậc THPT và thi THPT Quốc gia.
Đối với dạng bài tập này, để đạt điểm tối đa khi làm bài, học sinh cần ghi nhớ các công thức cơ bản sau:
3 dạng bài tập vận dụng định luật Ôm
3 dạng bài tập vận dụng định luật ôm, gồm: Dạng bài đoạn mạch nối tiếp; đoạn mạch song song và đoạn mạch hỗn hợp.
Học sinh có thể tham khảo ví dụ và có lời giải chi tiết dưới đây để hiểu rõ hơn các dạng bài này.
5 bước giải bài tập vận dụng định luật ôm
Để đạt điểm tối đa khi giải các dạng bài tập vận dụng định luật Ôm, học sinh cần làm theo các bước sau đây:
Bước 1: Đọc kỹ đề bài, tóm tắt và ký hiệu chính xác các đại lượng
Bước 2: Phân tích sơ đồ mạch điện, vẽ lại mạch nếu cần
Bước 3: Phân tích nội dung Vật lý của các dữ kiện đã cho, xác định hướng giải bài toán.
Bước 4: Viết các biểu thức, lập phương trình (nếu cần)
Bước 5: Thay số và tính kết quả (lưu ý đơn vị). Sau đó kiểm tra lại kết quả.
Những lỗi hay gặp khi làm bài định luật Ôm
Học sinh thường mắc phải khi khi làm dạng bài này như: nhầm lẫn tên gọi, ký hiệu cũng như đơn vị của các đại lượng trong công thức; từ đó, tóm tắt bài toán sai dẫn đến lời giải cũng sai. Để không mắc phải lỗi này, học sinh cần nhớ chính xác tên gọi, ký hiệu cũng như đơn vị của từng đại lượng.
Thầy Nguyễn Quyết Thắng lưu ý học sinh về những lỗi sai thường gặp khi giải bài tập vận dụng định luật Ôm.
Một lỗi nữa là sử dụng nhầm công thức của đoạn mạch nối tiếp cho đoạn mạch song song hoặc ngược lại. Để hạn chế lỗi này, học sinh cần biết cách phân loại mạch điện và nắm vững mối liên hệ giữa các đại lượng trong mỗi loại mạch để sử dụng công thức chính xác và hiệu quả. Cụ thể:
- Mạch nối tiếp chìa khóa là cường độ dòng điện (I bằng nhau)
- Mạch song song chìa khóa là hiệu điện thế (U bằng nhau)
- U và I là 2 đại lượng tỷ lệ thuận với nhau. Còn điện trở của dây dẫn là không đổi (nếu dây dẫn không đổi).
Thầy Thắng nhấn mạnh, việc tích lũy kiến thức nền tảng thật tốt trong quá trình học cũng như luyện tập thường xuyên để trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm làm bài là điều học sinh cần lưu ý để có thể ghi điểm đối với dạng kiến thức này.
Học sinh có thể tìm hiểu thêm về lý thuyết và các dạng bài tập vận dụng định luật Ôm tại đây
Thầy Nguyễn Quyết Thắng
Giáo viên Vật lý tại Hệ thống Giáo dục Hocmai.vn
Theo VNE
Giáo viên gợi ý cách tổng ôn kiến thức các môn khối A Học sinh lớp 12 nên luyện đề từ bây giờ để hệ thống lại toàn bộ kiến thức và ổn định tâm lý phòng thi. Theo nhiều giáo viên, thời điểm này, đa số học sinh đã hoàn thành kiến thức cơ bản. Các em có thể bước vào quá trình luyện đề để quen với dạng bài thi. Tránh tình trạng luyện...