Những sai lầm khi chuyển từ xe số sàn sang lái xe xe số tự động
Khi học lái, các học viên thường sẽ được “làm bạn” với xe số sàn và đương nhiên, các “tài mới” sẽ quen với thao tác lái xe số sàn. Thế nhưng, thói quen lái xe số sàn khi chuyển sang lái xe ô tô số tự động thường mắc phải những sai lầm nguy hiểm gây mất an toàn, dễ làm hư hỏng các bộ phận trên xe…
Khi chuyển sang lái xe số tự động, lái xe cần loại bỏ những thói quen phổ biến khi còn lái xe số sàn sau:
Để chân chờ ở bàn đạp ga
Xe số tự động được tích hợp các thao tác vào cùng một chân, do vậy người lái xe thường mắc lỗi về sử dụng chân, đặc biệt là lỗi không thực hiện đúng nguyên tắc “không ga thì phanh”, lười hoặc quên chuyển sang chân phanh, để chân chờ trên bàn đạp ga. Khi sử dụng xe số tự động, ở bất kì thời điểm nào không đạp ga, người lái phải nhanh chóng chuyển mũi chân sang phía bàn đạp phanh.
Việc để chân chờ ở chân ga là vô cùng nguy hiểm bởi khi gặp tình huống bất trắc, người điều khiển xe sẽ có phản xạ đạp chân xuống. Nếu để chân chờ ở bàn đạp ga, xe không dừng lại mà còn bất ngờ lao về phía trước. Những vụ “xe điên” thời gian gần đây cũng xuất phát từ tình huống này.
Bỏ quên chế độ chuyển số tay
Chế độ chuyển số tay đã xuất hiện trên hầu hết các xe số tự động, số thể thao hay lẫy chuyển số trên vô lăng. Nhưng một số người điều khiển phương tiện vốn đã quen với các thao tác lái ô tô số tự động ở chế độ D đã lãng quên chức năng chuyển số tay trên xe số tự động.
Điều này sẽ trở thành lỗi sai đáng kể khi xe di chuyển ở đường đèo dốc. Lý do đơn giản là nếu xe ở chế độ D, khi xe lao xuống dốc theo quán tính, tốc độ di chuyển nhanh dần sẽ khiến người điều khiển xe phải sử dụng phanh nhiều hơn. Nếu lái xe rà phanh thường xuyên, phanh sẽ sinh nhiệt lượng lớn, rất dễ tạo ra cháy má phanh, mất phanh.
Ảnh minh họa: Những thói quen khi sử dụng xe số sàn cần loại bỏ khi sử dụng xe số tự động.
Không chuyển về số P khi dừng xe
Khi di chuyển trên địa hình hơi dốc, nhiều lái xe chuyển xe về số P sau đó khóa phanh tay. Khi bỏ phanh chân ra, lái xe sẽ thấy xe nhúc nhích hơi mạnh và chạy khá gằn, chính điều này đã gây ảnh hưởng xấu tới hộp số.
Video đang HOT
Giải pháp tốt nhất là chuyển xe về số N rồi dùng phanh tay, tiếp tục để xe nhúc nhích và đợi để khi xe dừng hẳn rồi mới chuyển về số P.
Đạp mạnh chân ga khi cần tăng tốc
Chuyển xe sang vị trí D sau đó đạp mạnh chân ga là một trong những cách được nhiều lái xe sử dụng để tăng tốc độ cho xe, họ tin rằng cách này giúp xe nhanh chóng đạt tốc độ cao. Điều này là một quan niệm sai lầm bởi các thao tác chuyển số đều dựa trên nguyên tắc “nhấn chân ga để nâng số và nhả chân ga để hạ số”.
Vì vậy, nhấn nhẹ chân ga với vận tốc vừa đủ, sau đó nhả nhẹ chân ga nhằm giảm vòng tua động cơ rồi tiếp tục nhấn chân ga từ từ để chuyển số mới là cách tăng tốc an toàn và tiết kiệm nhiên liệu cho xe.
Không sử dụng chế độ số thể thao
Xe số tự động vẫn có chế độ số thể thao, số tay hay số bán tự động, ký hiệu của chế độ này thường là ” ,-” hoặc “M1, M2, L1, L2″… và được thiết kế ngay trên cần số. Khi cần số ở chế độ này, xe sẽ không tự lên số theo tốc độ, chính người điều khiển xe sẽ được tự chuyển số theo mục đích.
Khi lái xe đã nắm vững tính năng của từng chế độ riêng, họ có thể tự mình cài đặt số sao cho hợp lý với từng đoạn đường. Điều này tăng độ bền cho xe và hạn nguy cơ tai nạn. Hãy lưu ý số D và D- hỗ trợ xe di chuyển lên, xuống dốc an toàn.
Mải ga mà không rà phanh
Nguyên tắc quan trọng để đảm bảo an toàn khi lái xe số tự động là “không ga thì phanh”. Theo quy tắc này, khi xe đang di chuyển nếu không cần thêm ga để tăng tốc thì người điều khiển xe nên để hờ mũi chân phải lên bàn đạp phanh.
Trong thực tế, rất nhiều lái xe chủ quan thường chủ quan và làm trái nguyên tắc này, dẫn đến nguy cơ gặp sự cố.
Theo Cand.com
Cách đẩy nổ ô tô bị tắt máy giữa đường khi ắc-quy yếu
Nếu xe ô tô bị tắt máy giữa đường và không thể nổ máy trở uy, tlại do hết ắc-qhì đẩy nổ là cách có thể sử dụng.
Khi tham gia giao thông, có nhiều tình huống giao thông bất ngờ xảy ra do xe của bạn bị yếu hoặc ắc quy bị chết máy. Khi đó, hầu hết mọi người đều nghĩ đến phương án đẩy nổ máy. Tuy nhiên cách làm này chỉ phù hợp với những mẫu xe số sàn đời cũ, không hỗ trợ lực lái và sử dụng bàn đạp ly hợp.
Nếu bạn thực hiện điều này trên bản số tự động, cách làm này hoàn toàn phản tác dụng, và có thể khiến bộ truyền động trên xe của bạn bị hỏng.
Khi rơi vào trường hợp này, đầu tiên, để có thể áp dụng biện pháp đẩy, bạn cần có người đẩy. Hãy tìm một người nào đó xung quanh để nhận được sự giúp đỡ.
Bước 1
Bật công tắc nổ máy và tắt hết các thiết bị dùng điện trong xe như: đèn, gạt mưa, điều hòa, radio... Hạ kính để có thể dễ dàng thông báo với người đẩy phía sau.
Bước 2
Đạp côn, đưa cần số từ N về vị trí số 2.
Bước 3
Thông báo để những người giúp phía sau bắt đầu đẩy xe. Đẩy cho tới khi thấy xe chạy ở tốc độ khoảng 10-20 km/h.
Bước 4
Từ từ nhả chân côn đồng thời nhanh chóng đạp nhẹ chân ga, không nên đạp sâu. Lúc này, nếu may mắn, xe sẽ nổ máy.
Bước 5
Khi phát hiện xe đã nổ máy, ga cao hơn một chút và lái xe một đoạn để động cơ hoạt động ổn định. Sau đó lái xe quay lại vị trí ban đầu để cảm ơn người đẩy xe giúp. Chú ý, ngay cả khi dừng xe lại lúc này cũng không nên tắt máy dừng động cơ, vẫn nên để động cơ nổ.
Lưu ý:
Như đã nói ở trên, đẩy xe nổ máy tuyệt đối không sử dụng cho xe số tự động, chỉ dùng cho xe số sàn sử dụng ly hợp. Nhìn chung, các xe hiện đại với thiết bị điện phức tạp, trợ lực lái điện, hệ thống xả có sử dụng bộ chuyển đổi xúc tác, nhà sản xuất khuyên không nên đẩy nổ xe.
Không nên tự đẩy xe nổ máy. Nhiều người cho rằng nếu xe đang xuôi một con đường hơi thoải dốc, có thể chọn cách thả trôi xe xuống dốc để tạo đà, nhảy lên xe, đạp côn, về số 2 và tiếp tục tận dụng quán tính chuyển động của xe để nhả côn mớm ga cho xe chạy, nhưng cách làm này cực kỳ nguy hiểm. Bạn có thể gây tai nạn cho chính mình và người xung quanh.
Cách tốt nhất là nên dự trữ sẵn trong xe một 1cặp dây điện chịu dòng cao 30-50 Ampe. Khi có hiện tượng hết điện, có thể nhờ xe khác hỗ trợ "câu điện" bằng cách đấu nối ắc-quy. Nếu không còn biên pháp nào khác, bạn nên nhờ người hỗ trợ đưa xe vào lề đường, đặt cảnh báo, và gọi cứu hộ.
Theo ttvn.vn
Những tình huống khiến 'tài mới' tá hỏa khi sử dụng ô tô Nhiều "tài mới" rơi vào tình huống "dở khóc dở cưới" do thao tác lái không đúng cũng như thiếu kinh nghiệm trong việc sử dụng các tính năng trên ô tô. Vô lăng bị khóa chặt Không ít tài xế trong thời gian đầu sử dụng ô tô phải gọi điện "cầu cứu" nhân viên bán hàng hay bộ phận kỹ thuật...