Những sai lầm khi ăn sáng khiến con kém thông minh
Chế biến cẩu thả, không cân bằng các thành phần dinh dưỡng, ăn vội vàng trên đường đi học… là những sai lầm thường gặp khiến trẻ kém thông minh.
Bữa sáng rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của trẻ. Ăn sáng đầy đủ năng lượng sẽ giúp trẻ tập trung cao và phát huy tính sáng tạo trong các hoạt động. Trẻ sẽ nhanh chóng nắm bắt được những kỹ năng giải quyết vấn đề cũng như nhanh nhạy hơn trong việc phối hợp tay – mắt.
Tuy nhiên, do nhiều lý do mà các bà mẹ đang phạm những sai lầm phổ biến trong việc cho trẻ ăn sáng khiến trẻ bị ảnh hưởng đến khả năng học tập. Dưới đây là một số sai lầm các mẹ hay mắc phải khi cho trẻ ăn sáng.
1. Hâm lại thức ăn từ hôm trước cho con ăn
Nấu nhiều hơn vào bữa tối và sáng hôm sau hâm nóng cho bé ăn là điều rất phổ biến ở nhiều gia đình. Đây là một sai lầm dường như cha mẹ nào cũng mắc phải trong vấn đề cho con ăn sáng. Các mẹ thường hay có tâm lý nấu nhiều vào bữa tối, sau đó để lại một phần thức ăn làm bữa sáng cho bé vào ngày hôm sau. Đặc biệt vào mùa đông, trời lạnh các mẹ ngại dạy sớm nên không thể tránh khỏi việc làm này.
Tuy nhiên, cách thức tiết kiệm này đang gây hại cho trẻ nhỏ. Thức ăn để qua đêm, đặc biệt là các loại rau củ sẽ sinh ra những chất không tốt cho sức khỏe. Đối với cơ thể non nớt của bé sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, dạ dày hoặc hệ tiêu hóa nếu phải ăn những đồ ăn đó.
2. Ăn quá nhiều vào bữa sáng
Thường trẻ đi học sẽ chỉ ăn ở nhà vào bữa sáng và bữa tối. Với tâm lý bồi bổ sức khỏe cho con nên mẹ thường ép trẻ ăn sáng nhiều nhằm đủ năng lượng cho cả ngày. Tuy nhiên, ăn uống quá nhiều vào bữa sáng cũng không tốt cho trẻ. Ăn những thực phẩm lành mạnh quan trọng hơn là ăn nhiều. Ăn quá nhiều vào bữa sáng sẽ làm cho cơ thể buồn ngủ, lười suy nghĩ và lười vận động.
3. Cho con ăn sáng bằng đồ ăn nhanh, đồ ăn nhẹ
Hamburger, xúc xích, cánh gà rán, bánh mì kẹp đang ngày càng trở nên phổ biến trong bữa ăn sáng của nhiều gia đình. Tuy nhiên những thức ăn nhanh này không có lợi cho sức khỏe của trẻ. Ăn quá nhiều những đồ ăn nhanh sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, về lâu dài sẽ dễ khiến trẻ mắc bệnh béo phì, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
Video đang HOT
4. Thực đơn bữa sáng nghèo nàn
Ăn các thực phẩm tương tự hàng ngày rất dễ dàng và thuận tiện cho việc chế biến nhưng không nên ăn thức ăn giống nhau mỗi buổi sáng. Điều này sẽ làm cơ thể thiếu chất dinh dưỡng hay biếng ăn. Về lâu dài sẽ khiến cho sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng, trẻ sẽ dần sợ ăn và chán ăn.
5. Cho trẻ ăn sáng ngay khi vừa ngủ dậy
Muốn cho con được ngủ thêm một lúc, mẹ thường thức trẻ dậy muộn và cố gắng thúc ép con ăn ngay khi vừa mới ra khỏi giường để kịp giờ đi học. Thực tế, việc làm này lại không hề tốt một chút nào bởi ăn sáng quá sớm sẽ làm tổn thương dạ dày. Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng, sau một giấc ngủ dài, hầu hết các cơ quan của cơ thể vẫn lưu lại một phần của bữa ăn tối. Cơ quan tiêu hóa vẫn cần thời gian để xử lý và hấp thụ nốt phần ăn đó. Nếu mẹ cho trẻ ăn bữa sáng quá sớm, thức ăn sẽ chất chồng với nhau, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
6. Tranh thủ ăn trên đường tới trường
Ngày nay trên đường phố sẽ không hiếm thấy cảnh em bé ngồi sau xe máy của bố mẹ, vừa gật gù ngủ gật vừa gặm bánh mỳ trên đường. Vừa đi vừa ăn hoàn toàn không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, chưa kể những vi khuẩn bụi bặm trên đường bám vào đồ ăn sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
Theo Phununews
5 sai lầm phổ biến của mẹ khi dùng bỉm cho con
Bỉm là đồ dùng sơ sinh rất thông thường mà tưởng như không ai không biết dùng, tuy nhiên chưa chắc đã dùng đúng.
Thời tiết trở lạnh là lúc các mẹ thi nhau đi mua bỉm, tã về cho con dùng. Đóng bỉm mùa lạnh một phần giúp con ấm hơn và tránh không để con làm bẩn giường chiếu. Tưởng chừng như đây là một công việc đơn giản, nhưng không ít các bà mẹ đã vi phạm một số điều cấm khi dùng bỉm cho con. Chính vì sự chủ quan, thiếu hiểu biết cộng thêm việc tiết kiệm mù quáng của mẹ đã vô tình khiến con chịu bệnh.
Dưới đây là một số sai lầm khi dùng bỉm cho trẻ mà các mẹ thường mắc và tự hỏi xem liệu mình đang có phải là người mẹ thiếu hiểu biết hay không.
1. Mua bỉm trần cho con dùng
Trong mùa lạnh, đóng bỉm cho con là sự lựa chọn được nhiều bà mẹ tin dùng. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một nhiều của các bà mẹ, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bỉm, tã giấy với nhiều loại sản phẩm trong nước và nhập khẩu. Bên cạnh đó, ngoài những sản phẩm chính hãng thì còn có sự hiện diện của nhiều loại không rõ nguồn gốc xuất xứ, không hạn sử dụng, nhập nhèm về chất lượng.
Trong đó các sản phẩm bỉm "vô danh" thì bỉm trần được nhiều mẹ tin tưởng và lựa chọn. Với tâm lý ham rẻ, nhiều chị em đã đổ xô đi tìm mua ở các đại lý, các gian hàng online mà không cần biết xuất xứ, nguồn gốc cũng như chất lượng của sản phẩm. Việc các mẹ lựa chọn các sản phẩm bỉm trần với hi vọng tiết kiệm một khoản cho gia đình nhưng lại vô tình làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của trẻ, hay nói cách khác là các mẹ đang bán sức khỏe của con cho những miếng bỉm vô danh.
Việc các mẹ lựa chọn các sản phẩm bỉm trần với hi vọng tiết kiệm một khoản cho gia đình nhưng lại vô tình làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của trẻ (Ảnh minh họa)
Các mẹ ham rẻ cần biết rằng việc sử dụng những sản phẩm kém chất lượng có thể khiến con mắc nhiều loại bệnh. Nhẹ thì nổi mẩn, ngứa ngáy, kích ứng da. Nặng thì viêm loét mãn tính, truyền bệnh ngược từ bên ngoài vào trong cơ thể, gây vô sinh, bệnh lâu ngày phát triển thành ung thư da, viêm nhiễm nặng cơ quan sinh dục.
2. Cho con mặc bỉm cả ngày
Nhiều bà mẹ vẫn sẵn sàng cho con mặc 24/24, vì nghĩ rằng việc đó sẽ tiện lợi và giúp trẻ có thể thoải mái hoạt động cả ngày. Điều này rất nguy hiểm vì bỉm để lâu có thể gây tổn hại đến sức khỏe và làn da của bé. Mặc bỉm quá lâu không những khiến trẻ cảm thấy bức bối, dễ bị hăm. Trẻ đóng bỉm suốt ngày bị dính nước tiểu dễ bị lở loét, ảnh hưởng xấu tới da và sức khỏe.
Cho trẻ dùng bỉm cả ngày hoặc trong thời gian dài sẽ gây cho trẻ một thói quen xấu là nếu buồn thì cứ bài tiết tự động trong bỉm. Nếu vấn đề này kéo dài dần dần trẻ sẽ mất phản xạ gọi để báo cho cha mẹ lúc cần đi khi đã biết nói. Kết quả là trẻ có thể đi tiểu không kiểm soát được hoặc hay bị tè dầm khi lớn.
Đặc biệt, việc dùng bỉm thường xuyên kéo dài ở bé trai còn gây hại cho tinh hoàn. Đeo bỉm thường bị kín hơi, lại bó sát vào cơ thể trẻ, dễ làm cho nhiệt độ tăng lên, trong khi đó nhiệt độ thích hợp nhất cho tinh hoàn bé trai là vào khoảng 34 độ C. Khi nhiệt độ tăng lên tới 37 độ C và nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến tinh hoàn trong việc sản xuất tinh trùng sau này.
3. Chọn bỉm không đúng kích cỡ
Sản phẩm bỉm vô cùng đa dạng từ chủng loại, màu sắc, họa tiết... Tiêu chuẩn chọn bỉm cho bé dựa vào: lứa tuổi, kích cỡ, cơ địa. Do đó, khi đi mua bỉm các bà mẹ nên nhớ, trên bao bì của mỗi bịch bỉm đều có ghi size bỉm tương ứng với mức cân nặng của trẻ. Có nhiều bà mẹ suy nghĩ cho con mặc bỉm size rộng thì trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Hoặc cho con mặc bỉm quá chặt để nước tiểu không chảy ra ngoài. Tuy nhiên việc mặc bỉm quá rộng hoặc quá chật là một sai lầm khi dùng bỉm cho trẻ.
Khi đi mua bỉm các bà mẹ nên nhớ, trên bao bì của mỗi bịch bỉm đều có ghi size bỉm tương ứng với mức cân nặng của trẻ (Ảnh minh họa)
Khi mặc bỉm size lớn, bỉm sẽ không ôm khít được háng bé khiến cho nước tiểu có thể tràn ra ngoài. Còn nếu mặc bỉm size nhỏ, điều này sẽ khiến trẻ không thoải mái và khó chịu. Vì vậy, để tiện lợi và an toàn nhất cho trẻ, mẹ nên chọn loại theo đúng lứa tuổi, cân nặng của trẻ. Tuyệt đối không mua size to để tái sử dụng. Cùng một thời điểm không mua quá nhiều bỉm, vì trẻ con thường lớn rất nhanh.
4. Đóng bỉm sai cách
Với các mẹ thiếu kinh nghiệm, lần đầu đóng bỉm cho con vẫn còn lóng ngóng và chưa thành thạo nên không tránh khỏi việc đóng bỉm sai cách cho con. Các mẹ cần biết, với bé trai và gái thì cần có cách đóng bỉm khác nhau.
Đóng bỉm cho bé trai: Các mẹ nhớ chú ý vùng kín của con khi đóng bỉm. Với các bé trai, khi đóng bỉm mẹ hãy để bộ phận sinh dục của con chúi xuống để khi đi tiểu, nước tiểu sẽ không bị trào ra ngoài. Ngoài ra, các bé trai thường bị ướt ở phần trước của tã nên khi mua, mẹ nên lựa chọn loại bỉm có lớp lót phụ thêm ở phía trước.
Đóng bỉm cho bé gái: Đặc điểm của các bé gái khi đi tiểu thường ướt ở giữa hoặc phía sau của tã nên mẹ cần chọn loại bỉm có độ dày tập trung ở vị trí con có thể tiểu nhiều nhất.
5. Không chịu thay bỉm thường xuyên cho con
Có nhiều mẹ thiếu kinh nghiệm, chờ tã giấy đã thấm sũng rồi mới thay cho bé, nó vô tình tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn phát sinh, gây hại cho làn da của bé. Nếu bé mới sinh, mẹ có thể thay tã cho bé sau 2 tới 3 giờ đồng hồ. Còn nếu dùng tã quấn thì có thể để từ 3 tới 4 tiếng.
Trên đây là một số sai lầm khi dùng bỉm cho trẻ mà các mẹ hay mắc phải. Các thiên thần nhỏ của chúng ta còn quá bé để có thể tự lên tiếng tự lựa chọn sản phẩm ưa thích của bản thân mình. Trong hoàn cảnh đó, sức khỏe và sự thoải mái của các bé hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích, niềm tin, sự lựa chọn, kinh nghiệm và vốn hiểu biết của bố mẹ. Chính vì vậy, các mẹ trước khi đưa ra một quyết định gì hãy chú ý và quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và độ an toàn của trẻ.
Theo Khampha
Những nghiên cứu mới về ý nghĩa bữa ăn sáng Bữa sáng có thực sự ảnh hưởng tới việc giảm cân của bạn hay tạo năng lượng và cảm giác ngon miệng trong cả một ngày hoạt động của bạn? Mỗi người có một suy nghĩ khác nhau về ý nghĩa của bữa ăn đầu tiên trong ngày. Có người chỉ cần một ly ngũ cốc dinh dưỡng nhấm nháp trước khi đi...