Những sai lầm của bố mẹ khiến con cứ biếng ăn hoài
Chính những sai lầm này của bố mẹ đã khiến trẻ đã biếng ăn lại càng lười ăn hơn, thậm chí là ghét món ăn đó.
Con biếng ăn vốn là nỗi lo chung của tất cả các ông bố bà mẹ. Và vì sợ con đói, vì sợ con không nhận đủ chất, sợ con bị suy dinh dưỡng nên các bố mẹ luôn tìm mọi cách để ép con ăn cho bằng được.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và tâm lý, việc lấy bánh kẹo ra dụ con, cho con ăn nhiều đồ ăn vặt, hoặc ép con ăn… đều là những sai lầm của bố mẹ. Và chính những sai lầm này đã khiến trẻ đã biếng ăn lại càng lười ăn hơn, thậm chí là ghét món ăn đó.
Cụ thể, các chuyên gia đã chỉ ra 6 sai lầm phổ biến mà hầu như bố mẹ nào cũng mắc phải trong quá trình cho con ăn.
1. Lấy bánh kẹo ra “dụ” con
Đây là một chiến lược được rất nhiều bố mẹ sử dụng. Nhưng theo các chuyên gia, thực phẩm không phải là một phần thưởng, vì điều này vô tình khiến trẻ nghĩ rằng “À, thì ra món ăn này rất dở nên mình mới được đền bù bằng một cái bánh”. Từ đó, trẻ sẽ không hứng thú ăn những thức ăn lành mạnh tốt cho sức khỏe mà bố mẹ giới thiệu.
2. Ép con ăn
Video đang HOT
Bác sĩ Julie Lumeng – Giám đốc Trung tâm Phát triển Con người U-M, đồng thời là bác sĩ làm việc tại Bệnh viện nhi C.S. Mott (Mỹ), cho biết bố mẹ càng ép con ăn bao nhiêu thì con sẽ càng biếng ăn bấy nhiêu. Không chỉ vậy, sau này khi đã lớn lên, trẻ vẫn sẽ có cảm giác sợ đối với các loại thực phẩm mà hồi nhỏ bị ép ăn.
Ngoài ra, bố mẹ nên nhớ rằng dạ dày của trẻ em có thể tích nhỏ. Do đó, bố mẹ nên lấy cho con một lượng thức ăn vừa đủ với nhu cầu của con. Như vậy, trẻ sẽ không có cảm giác sợ hãi khi nhìn thấy phần ăn của mình, còn bố mẹ không bị ức chế nếu con ăn bỏ thừa nhiều.
3. Dự trữ nhiều đồ ăn vặt trong nhà
Hầu như bố mẹ nào cũng giữ trong nhà những món “bảo bối” để đưa ra mỗi khi con ăn vạ. Đó là những đồ ăn vặt ưa thích của con như bánh ngọt, kẹo, sô cô la, nước ngọt…
Song, bà Harriet Worobey, Giám đốc Khoa Dinh dưỡng Mầm non thuộc trường Đại học Rutgers (Mỹ), nói rằng điều này khiến trẻ ăn vặt no rồi nên sẽ không thèm ăn bữa chính nữa. Cách tốt nhất bố mẹ cần làm là chỉ nên dự trữ những món ăn vặt có lợi cho sức khỏe như: trái cây, sữa chua, hoa quả sấy, phô mai, các loại hạt và đậu…
4. Bày biện món ăn đơn điệu nhàm chán
Giáo sư Brian Wansink, công tác tại Khoa Marketing của Trường Quản lý và Kinh tế Ứng dụng Cornell’s Dyson (Mỹ), cho biết trẻ em rất dễ bị thu hút bởi những vật nhiều màu sắc, sắp xếp đẹp mắt. Thế nên, thay vì chỉ để thức ăn ra bát/đĩa một cách đơn giản, bố mẹ hãy chịu khó trang trí cho phần ăn của trẻ sao cho hấp dẫn hơn, từ đó, con cũng sẽ có hứng thú ăn hơn.
5. Không cho con tham gia vào quá trình nấu
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cho con tham gia vào quá trình nấu nướng là cách tuyệt vời để kích thích trẻ ăn. Bởi đó là những món ăn do chính tay trẻ chuẩn bị và làm ra. Đồng thời đây cũng là cơ hội để bố mẹ dạy con về tên các loại thực phẩm, công dụng của chúng và cách chế biến như thế nào.
6. Cho phép con vừa ăn vừa xem TV
Một nghiên cứu của Trường Đại học Birmingham (Anh) đã chỉ ra rằng việc bố mẹ cho phép con vừa ăn vừa xem TV, điện thoại sẽ gây ra hai hậu quả. Một là trẻ bị phân tâm không chú ý vào bữa ăn khiến trẻ ăn nhiều hơn nhu cầu. Hai là trẻ sẽ mải xem mà không chịu ăn. Vậy nên, bố mẹ không nên cho con vừa ăn vừa xem các thiết bị điện tử, để con tập trung vào tận hưởng bữa ăn. Có như thế, con mới thấy ăn cũng là một khoảng thời gian vui vẻ.
Chỉ cần 4 dấu hiệu này thôi cũng cho thấy con bạn đang gặp vấn đề sức khỏe đấy nhé
Trẻ em là độ tuổi có sức đề kháng yếu vì vậy cần phải được bổ sung đầy đủ các vitamin, dưỡng chất cần thiết để sức khỏe và thể trạng được phát triển thật khỏe mạnh.
1. Trẻ đang thiếu vitamin A
Biểu hiện khi trẻ đang thiếu vitamin A là mắt chúng bị khô, sợ ánh sáng, hay nhắm tịt mắt lại mỗi khi ra ngoài, hay chảy nước mắt. Ngoài ra, da trẻ có dấu hiệu khô, da dễ bong tróc, có vảy. Cơ thể bị nóng và bị táo bón. Vitamin A rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ, giúp cơ thể trẻ nhỏ như tăng trưởng chiều cao, tăng cường khả năng miễn dịch, tăng cường thị lực...Để bổ sung vitamin A cho trẻ nên cho ăn sữa mẹ, ăn dặm bổ sung đúng thời gian, đủ số lượng theo độ tuổi, đủ chất, chế độ ăn giàu mỡ. Bổ sung thêm vào các món ăn dặm hay cháo rau ngót, rau cải thìa, đu đủ, dưa hấu,...
2. Trẻ đang thiếu vitamin D
Dấu hiệu trẻ bị thiếu vitamin D là trẻ hay quấy khóc, khó ngủ, ngủ không yên giấc, ngủ hay giật mình do thần kinh bị kích thích, ra nhiều mồ hôi về ban đêm, chậm mọc răng, móng tay, trẻ còi cọc chậm lớn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thiếu vitamin D ở trẻ, do ngày mang bầu các mẹ ít tiếp xúc với năng và ít bổ sung vitamin D nặng trong thời gian mang thai. Ngoài ra cho trẻ ăn sữa công thức thay vì sữa mẹ cũng là nguyên nhân gây thiếu vitamin D. Nên bổ sung vào thực đơn của trẻ nhiều rau, hạt, trái cây ,...
3. Thiếu vitamin C
Các vết thương như bầm, dập lâu liền. Răng của trẻ có tình trạng chảy máu, sưng đỏ, sún răng. Xuất hiện các vết bầm tím (dù không có va đập) do xuất huyết dưới da. Ngoài ra trẻ hay ốm vặt, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp và bệnh ngoài da. Các mẹ nên bổ sung cho trẻ các loại quả giàu vitamin C như quả cam, chanh, bưởi, kiwi, cà chua, đu đủ, dâu tây và các loại rau: Cải xoăn, bắp cải tím, bông cải trắng, bông cải xanh, rau ngót, cải bó xôi. Trong quá trình cho trẻ bú sữa các mẹ cũng nên chú ý tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin.
4. Thiếu vitamin B1
Một triệu chứng thường gặp ở trẻ thiếu vitamin B1 đó là dấu hiệu biếng ăn, chậm lớn. Ngoài ra trẻ hay có biểu hiện mệt mòi, mờ mắt, chân tay hay đau nhói, không chịu vận động và không hiếu động, nghịch ngợm như những trẻ em bình thường. Cảm giác khó chịu khiến trẻ hay quấy khóc, bướng bỉnh và không chịu nghe lời. Cha mẹ mẹ hãy thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung những thức ăn chứa vitamin B: sữa mẹ, sữa bò, trứng, ngũ cốc cho trẻ. Không nấu rau quá chín, vì vitamin B1 sẽ bị phá hủy ở nhiệt độ cao.
Mẹ đảm 9X chia sẻ thực đơn ăn dặm BLW khéo hết nấc, con ăn không chê bữa nào Mong muốn con tự giác và thích thú trong việc ăn uống, chị Phương Mai (sống tại Hà Nội) đã dành nhiều thời gian tìm hiểu để làm cho con những thực đơn ăn dặm đẹp mắt, ngon miệng mỗi ngày. Chị Phương Mai chia sẻ, chị cho bé ăn BLW khi con được 6 tháng 10 ngày, khi bé đã ngồi vững....