Những sai lầm cần tránh khi học và làm bài thi về khảo sát đồ thị hàm số
Theo thầy Nguyễn Đức Triệu – giáo viên Toán Trường phổ thông dân tộc nội trú Ka Lăng (Lai Châu), với môn Toán, ngoài việc học các kiến thức mới, các em cần dành thời gian để ôn lại kiến thức cũ.
Ảnh minh họa/internet
Theo thầy Triệu, dựa vào đề thi minh họa môn Toán mà Bộ GD&ĐT mới ban hành, các em cần chủ động ôn tập, học đâu chắc đấy, đặc biệt là phải hiểu được bản chất của vấn đề; luyện tập các dạng bài thường xuyết hiện trong đề thi hằng năm.
Trong quá trình học kiến thức mới, các em cần dành thời gian và có kế hoạch ôn tập lại các kiến thức và bài toán của khối 11, khối 10 và những kiến thức đã học của chương trình lớp 12.
Trong giai đọan này, các em cần làm thật nhiều đề thi thử, để kịp thời bổ sung những kiến thức còn thiếu. Để đạt điểm cao, mức điểm 9 trở lên, các em cần rèn kỹ năng làm những câu hỏi khó. Thông thường, những câu hỏi này hay rơi vào các chuyên đề như: Hàm số, tích phân, thể tích.
Riêng về về phần hàm số, các em cần nắm chắc một số kiến thức trọng tâm như: Tìm được khoảng đồng biến, nghịch biến của một hàm số trên một khoảng dựa vào dấu đạo hàm cấp một của nó; Biết cách tìm điểm cực trị của hàm số; Biết cách tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số trên một đoạn; Tìm được đường tiệm đứng, tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.
Ngoài ra, các em cần biết cách khảo sát và vẽ đồ thị của các hàm số:
Video đang HOT
y = ax 4 bx 2 c (a # 0),
y = ax 3 bx 2 cx d (a # 0)
và y = (ac# 0), trong đó a, b, c, d là các số cho trước.
Biết cách dùng đồ thị hàm số để biện luận số nghiệm của một phương trình.
Tuy nhiên, thầy Triệu khuyến cáo về một số sai lầm học sinh cần tránh trong quá trình học và làm bài thi đối với những dạng bài về khảo sát đồ thị hàm số. Cụ thể:
Thứ nhất về nhận dạng đồ thị hàm số: Học sinh hay mắc sai lầm ở phần nhận dạng đồ thị hàm số y = (ax b)/(cx c) với (a,c#0), trong đó a, b, c, d là các số cho trước.
Thứ hai, bài toán tương giao. Đa phần học sinh không biết biến đổi về dạng (g: hằng số).
Thứ ba, học sinh nhầm lẫn giữa hoành độ và tung độ ở các bài toán như: Dựa vào đồ thị kết luận tính đơn điệu của hàm số hoặc bài toán về cực trị.
Cụ thể như:
"Chiến thuật" giúp thí sinh chiến thắng trong kỳ thi THPT
Từ các đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, nhiều giáo viên đã có nhận định ban đầu cũng như đưa ra những gợi ý, định hướng ôn thi hiệu quả chuẩn bị cho kỳ thi năm nay.
Theo nhận định của nhiều giáo viên, đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021 dự báo sẽ có sự phân hóa cao hơn so với năm 2020. Ảnh minh họa: Q.Anh
Cấu trúc đề thi giữ ổn định
Bộ GD&ĐT vừa công bố đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 gồm các môn: Toán học, Ngữ văn, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân. Theo Bộ GD&ĐT, việc công bố các đề thi tham khảo nhằm giúp giáo viên, thí sinh có kế hoạch ôn tập, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới. Bộ chủ trương, cấu trúc đề thi giữ ổn định để thuận lợi cho việc dạy học, ôn tập của giáo viên, học sinh, trong đó chú trọng tới chất lượng, độ tin cậy của đề thi để phân loại học sinh.
Thông tin từ Bộ GD&ĐT, nội dung thi nằm trong Chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 được tổ chức với 5 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Tổ hợp môn Khoa học tự nhiên (các môn thành phần: Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (các môn: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Trong đó, để xét tốt nghiệp, mỗi thí sinh là học sinh lớp 12 hệ THPT bắt buộc phải thi 4 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và tự chọn 1 trong 2 bài thi tổ hợp.
Sau khi Bộ GD&ĐT công bố các đề thi tham khảo, nhiều giáo viên, học sinh rất quan tâm đến cấu trúc, độ khó của các đề thi, đặc biệt là môn thi tự luận duy nhất là Ngữ văn. TS Trịnh Thu Tuyết (nguyên giáo viên Ngữ văn Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội) nhận xét, đề thi tham khảo môn Ngữ văn không có sự thay đổi so với đề thi chính thức năm 2020. Vẫn trong thời lượng 120 phút, đề thi giữ nguyên hai phần như cấu trúc đề thi THPT Quốc gia từ năm 2017 tới nay: Phần Đọc hiểu (3,0 điểm), phần Làm văn hai câu, câu viết đoạn văn nghị luận xã hội 2 điểm, bài nghị luận văn học 5 điểm.
"Phần Đọc hiểu ở mức độ câu hỏi nhận biết với những tín hiệu khá rõ ràng, đây là phần kiến thức và kĩ năng hứa hẹn khả quan cho quĩ điểm của thí sinh trong quá trình thực hiện các yêu cầu của đề bài. Phần Làm văn, câu nghị luận xã hội cũng là những kĩ năng đã quá quen thuộc với học trò trong quá trình ôn luyện của cả cấp học THPT. Câu nghị luận văn học (5 điểm) cũng là dạng bài mang tính truyền thống, được thầy trò cấp THPT đầu tư rất nhiều tâm huyết, thời gian... Nhìn chung, đề tham khảo sẽ là những định hướng đem lại sự yên tâm, cảm giác an toàn cho thầy và trò các trường phổ thông trong thời gian ôn luyện sắp tới", TS Trịnh Thu Tuyết nhận định.
Thời gian ôn thi tốt nhất
Đối với môn Tiếng Anh, theo nhận định của một số giáo viên tại Hà Nội, đề thi tham khảo gồm 50 câu hỏi trong thời gian làm bài 60 phút. Đề bám sát yêu cầu của việc xét công nhận tốt nghiệp. Những học sinh chăm chỉ ôn tập sẽ không khó để hoàn thành bài thi. Trong đề thi, các câu hỏi vẫn phủ hết các chuyên đề quen thuộc như: Phần ngữ pháp với câu hỏi đuôi, câu bị động, câu so sánh, thì động từ, mệnh đề nhượng bộ, mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian. Duy nhất có 1 câu số 13 nằm trong chương trình lớp 11 và câu số 9 kiến thức mở rộng, không nằm trong chương trình trong SGK...
Nhiều năm ôn luyện cho các thí sinh, cô Thanh Hương (giáo viên Tiếng Anh THPT tại Hà Nội) cho biết: "Mỗi thí sinh cần xác định cho mình mục tiêu phù hợp, nếu học sinh có lực học trung bình, hay "mất gốc" hãy đặt mục tiêu vừa sức vì chỉ cần 5 điểm mỗi môn, có thể tốt nghiệp mà vẫn có cơ hội vào đại học. Để có kết quả tốt nhất ở môn Tiếng Anh các thí sinh hãy bắt đầu làm những dạng bài em thích, cảm thấy thoải mái để có một tâm lý tự tin. Thời gian từ nay tới lúc thi vẫn còn để thí sinh tự nâng kỹ năng cho mình. Hãy ôn tập lại tất cả các chuyên đề lớn của môn Tiếng Anh kết hợp học tất cả các từ vựng trong sách giáo khoa, các từ gặp trong bài tập... Dành thời gian luyện đề, nhất là vào tháng cuối".
Với môn thi độc lập còn lại, đề tham khảo môn Toán có chút bất ngờ so với năm 2020. Theo thầy Trần Mạnh Tùng - Giáo viên Toán Trường THPT Lương Thế Vinh (ở Hà Nội), đề tham khảo môn Toán năm 2021 có sự phân hóa mạnh hơn so với đề thi năm 2020. Về phân bổ phạm vi kiến thức lớp 12 là 9 điểm (45 câu), gồm tất cả các nội dung. Lớp 11 chỉ 1 điểm (5 câu), gồm: Dãy số, tổ hợp, xác suất, góc, khoảng cách (mỗi phần 1 câu). Trong đề thi, có thể chia thành các khung điểm, đối với 8 điểm đầu tiên có cùng mức độ đề 2020. Với 2 điểm tiếp theo là khó hơn, đặc biệt là 5 câu cuối.
Từ các đề thi tham khảo, thầy Trần Mạnh Tùng đưa ra định hướng ôn thi với các thí sinh: "Thời gian từ nay tới lúc thi chỉ còn khoản 3 tháng, là khoảng thời gian rất giá trị để học và ôn thi. Thí sinh cần nghiên cứu kĩ các đề tham khảo, xem các nhận xét, đánh giá từ các nguồn tin cậy. Đối chiếu với các nội dung cần ôn thi, từ đó rà soát lại và tìm ra các phần còn yếu, còn thiếu. Có kế hoạch cần rõ ràng, chi tiết và nghiêm túc thực hiện. Cần học chắc kiến thức cơ bản, nắm được bản chất vấn đề, rèn luyện kĩ năng làm bài. Tích cực làm đề thi thử, ví dụ, với 3 môn chủ đạo mỗi môn ít nhất 1 đề/ 1 tuần để nâng cao kĩ năng làm bài".
Theo Bộ GD&ĐT, thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ từ ngày 24/4 đến 10/5. Thí sinh có thể đăng ký bằng phiếu hoặc đăng ký online. Với việc đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ, thí sinh được đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng và được điều chỉnh nguyện vọng 3 lần (thay vì 1 lần như những năm trước), thí sinh thực hiện thay đổi nguyện vọng theo hình thức trực tuyến.
Bí quyết ôn thi THPT đạt điểm cao môn GDCD: Công dân Vào lúc 18 giờ 30 hôm nay 3.4 Báo Thanh Niên phát sóng chương trình Bí quyết ôn thi THPT đạt điểm cao năm 2021 môn GDCD tại địa chỉ thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien và YouTube Thanh Niên. Học sinh trong giờ học trên máy tính - B.THANH 8 chuyên đề của môn GDCD trong chương trình Bí quyết ôn thi THPT đạt điểm...