Những rủi ro khi mua hàng siêu thị
Bịch kẹo chuối 200 gram vốn chỉ 50.000 đồng bỗng bị tính lên 200.000 đồng; hũ tôm chua kiệu 0,46 kg giá 138.000 đồng, đắt hơn mức niêm yết ở kệ tới 60.000 đồng… là những sai sót của siêu thị khi tính tiền cho khách.
Phản ánh với VnExpress.net, chị Hường ở Đồng Nai kể, ngày 12/2 (tức mùng 3 Tết), chị mua sắm tại một siêu thị lớn của tỉnh, trong đó có chọn hũ tôm chua kiệu với giá niêm yết 150.000 đồng mỗi kg.
10 ngày sau, vô tình xem lại hóa đơn, chị phát hiện mình bị tính nhầm tới 60.000 đồng, bởi trọng lượng của hũ tôm chua có 0,46 kg nhưng phải trả tới 138.000 đồng trong khi lẽ ra chỉ mất gần 70.000 đồng. Ngay lập tức, chị cầm tờ hóa đơn đến siêu thị phản ánh về sai sót trên.
Lấy lý do thời điểm khiếu nại quá xa vì đã qua 10 ngày và chị không cung cấp được tem trên gói hàng nên nhân viên ở đây không chịu giải quyết. “Tuy số tiền bị nhầm lẫn không nhiều nhưng nếu có hướng giải quyết nào đó tích cực hơn để khách không thiệt thòi sẽ tốt hơn chối bỏ trách nhiệm vô lý như vậy”, chị Hường bức xúc.
Khi vụ việc được chuyển tới ban lãnh đạo, vị Phó tổng cho biết siêu thị nhận lỗi và trả lại khoản tính nhầm cho chị Hường. Ông khẳng định đây là lỗi của hệ thống, phần mềm máy tính mà nhân viên sơ sót không kiểm tra kỹ lúc thanh toán cho khách.
Khách hàng nên kiểm tra bill trước khi ra về để tránh trường hợp bị tính nhầm tiền. Ảnh minh họa: Thi Hà
Nhầm lẫn khác khi chọn hàng ở siêu thị là sai sót trong dán nhãn sản phẩm, giá cả. Mới đây, chị Thảo, quận 10, TP HCM mua bịch kẹo chuối khoảng 200 gram tại một siêu thị gần nhà nhưng bị tính tới hơn 200.000 đồng, trong khi bình thường chỉ mất khoảng 50.000 đồng.
Nhận thấy mức phải thanh toán lớn hơn số tiền đã nhẩm tính kể từ lúc mua hàng, chị Thảo cứ nghĩ mình tính nhầm nên cho qua và vẫn trả tiền theo đúng hóa đơn in ra. Tới lúc về nhà kiểm tra lại, chị phát hiện bịch kẹo chuối được dán nhãn là đào Mỹ. Trên đó có ghi rõ mã vạch, thời hạn dùng, nơi sản xuất… của loại kẹo đào Mỹ này và có giá gấp 4 lần kẹo chuối.
Phản ánh với siêu thị, chị được hoàn khoảng 150.000 đồng do chênh lệch giá giữa 2 sản phẩm. Tuy nhiên, theo chị, cái bất tiện là có bịch kẹo mà tới lui 2 lần thật không đáng. Từ đó, chị rút kinh nghiệm không thể tin tưởng tuyệt đối vào máy tính toán tại siêu thị mà phải kiểm tra lại ngay tại chỗ để xử lý kịp thời.
Còn chị Linh, quận 3, TP HCM, không quên sự cố khi mua quần áo ở một siêu thị tại quận 3. Chị kể, dưới kệ bày quần jeans có ghi mức giảm giá 30%, tức còn khoảng 190.000 đồng. Song, đến lúc tính tiền lại có giá cao hơn. Ngay lúc đó, chị quay sang hỏi bộ phận dịch vụ khách hàng và chờ họ kiểm tra lại. Kết quả, sau khoảng 30 phút, nhân viên trả lời “Chị ơi, siêu thị đăng thông tin nhầm. Chiếc áo này hiện không nằm trong chương trình khuyến mãi”. Tiếc công chọn lựa lại còn chờ đợi lâu, chị vẫn lấy chiếc áo nhưng trong lòng ấm ức vì sơ sót lẽ ra không nên có của siêu thị.
Để tránh những nhầm lẫn và phải quay lại siêu thị giải quyết, một lãnh đạo siêu thị Lotte khuyến cáo người tiêu dùng nên kiểm tra kỹ hóa đơn trước khi ra về, bao gồm số lượng và giá cả từng món hàng mình mua.
Vị này cho hay, khách về đến nhà mới phát hiện ra sai sót hãy liên lạc với siêu thị trong vòng 7 ngày. Khi khiếu nại, khách hàng phải có hóa đơn bán hàng và tem sản phẩm của hàng hóa đã mua để đối chiếu. Trường hợp không còn giữ tem dán trên sản phẩm, mà chỉ lưu lại hóa đơn, siêu thị sẽ linh động giải quyết. Sau khi đối chiếu, nếu sai sót thuộc về siêu thị, khách hàng sẽ được bồi thường thiệt hại.
Một số trường hợp ngoại lệ như hàng điện tử, nếu mặt hàng sau 7 ngày bị hỏng, khách hàng mang đến siêu thị, lúc đó nhân viên sẽ kiểm tra lỗi. Nếu lỗi thuộc về nhà sản xuất, siêu thị sẽ đổi mặt hàng mới cho khách, còn xác định lỗi do người tiêu dùng thì họ phải chịu, ông nói.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Thành Nhân, Phó tổng giám đốc Sài Gòn Co.op cho biết thêm, hiện siêu thị có bộ phận kiểm tra giá thường xuyên nên từ trước tới nay chưa có trường hợp nào sai sót trong tính toán cho khách.
Ông Nhân khuyên người tiêu dùng khi ra đến quầy tính tiền nên kiểm tra lại hóa đơn. Nếu khách hàng thấy giá sản phẩm nào không chính xác, hãy có ý kiến với nhân viên ngay. Còn nếu về đến nhà mới phát hiện ra, nên giữ cả hóa đơn và tem hàng hóa, siêu thị sẵn sàng đổi lại thỏa đáng mà không quy định trong vòng bao nhiêu ngày mới giải quyết.
“Ngoài ra, tại Sài Gòn Co.op tất cả các hàng hóa đều có mã code và giá trên quầy, sản phẩm nào dùng mã code và giá không dán trên tem, khách hàng có thể xem giá trên kệ”, ông Nhân hướng dẫn.
Theo VNE
Bác sĩ và những nhầm lẫn "chôn sống" bệnh nhân
Bác sĩ tiêm nhầm thuốc; Cắt nhầm bàng quang hay khâu ruột vào tử cung... là những sai sót động trời khiến bệnh nhân mất mạng oan uổng.
Những sai lầm đáng tiếc của bác sĩ cướp đi sinh mạng của bệnh nhân
Nhiều trường hợp gia đình cấp tốc đưa bệnh nhân tới viện để được chạy chữa kịp thời, nhưng vì một số lý do, hoặc cá nhân bác sĩ quá "xem nhẹ" bệnh tình của người bệnh dẫn tới những cái chết thương tâm. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số vụ nhầm lẫn của bác sĩ khiến bệnh nhân chết tức tưởi.
Nghệ An: Bác sĩ tiêm nhầm thuốc, bệnh nhi chết tức tưởi
Chiều ngày 26/1/2013, gia đình anh Lê Thanh Phong và chị Nguyễn Thị Lài (trú tại xã Phúc Thọ, Nghi Lộc, Nghệ An) đã đưa cháu L.N.P.L được 6 ngày tuổi tới viện vì nghi cháu bị bệnh vàng da.
Tại đây, bác sĩ Trần Kiều Anh (khoa Điều trị tự nguyện) khám cho cháu. Sau khi xét nghiệm máu, chụp X-quang và kết luận cháu L bị mắc đờm và kê đơn cho gia đình trong đó có kê một lọ thuốc Betadine và 1 lọ Chloramphenicol.
Sau khi làm xong thủ tục và kê đơn thuốc, các bác sĩ tiến hành hút đờm, rửa rốn cho bé, bác sĩ Anh đã tiêm cho bé một mũi Chloramphenicol rồi hẹn 3 ngày sau đưa cháu tới rửa rốn.
Khi về tới nhà thì cháu bỏ bú, quấy khóc, mặt mày tím tái và có biểu hiện khó thở. Nhanh chóng gia đình đưa cháu tới bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An cho đến trưa ngày 27/1 thì cháu đã tử vong.
Nguyên nhân dẫn tới cái chết của cháu bé được các bác sĩ Bệnh viện Sản - Nhi xác định do "suy hô hấp, suy tuần hoàn, thiếu máu do dùng thuốc Chloramphenicol 1g x 1 lọ cho trẻ 6 ngày tuổi".
Sau đó bệnh viện đã làm việc với gia đình, thừa nhận sai sót và hỗ trợ cho gia đình bệnh nhân.
Quảng Ngãi: Hai trẻ song sinh cùng tử vong tại bệnh viện
Ngày 1/11/2012 chị Nguyễn Thị Nở, 32 tuổi, ở thôn Hoà Tân, xã Bình Tân, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) được gia đình đưa tới bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi để chuẩn bị cho kì sinh nở. Tại đây, bác sĩ chuẩn đoán chị mang song thai và hiện trạng sức khỏe thai nhi và sản phụ đều ổn định.
Tuy nhiên, sang ngày 2/1, sau khi đổi ca làm việc, bác sĩ Lê Cao Tuấn, Trưởng ca trực kiểm tra lại thì phát hiện tim thai song sinh con sản phụ Nở yếu. Ngay sau đó, bác sỹ Tuấn yêu cầu đưa sản phụ này đi mổ cấp cứu lấy thai.
Gia đình sản phụ đưa thi thể hai con về nhà để mai táng
Hai đứa trẻ sơ sinh đều là bé trai, trẻ đầu nặng 3,5kg toàn thân phù nề, bụng căng cứng đã chết lưu, trẻ thứ hai chỉ nặng 2,5 kg còn sống nhưng sau 30 phút hồi sức cấp cứu cũng tử vong. Nước ối trong bụng sản phụ Nở đến hơn 7 lít. "Có thể hai trẻ song sinh con của vợ chồng chị Nở tử vong do hội chứng truyền máu trong máu trong song thai và dị tật do đa ối", bác sỹ Tuấn nhận định.
Chị Nở được gia đình đưa vào bệnh viện với thể trạng bị tức bụng và còn 3 tuần nữa mới tới ngày sinh.
Chia sẻ với nỗi đau của gia đình sản phụ, đại diện Bệnh viện đã khẩn trương lập hội đồng y khoa để làm rõ nguyên nhân cái chết của song thai, và có biện pháp sử lý nghiêm với kíp trực đã chuẩn đoán sai này.
Khánh Hòa: Cắt nhầm bàng quang bệnh nhi 21 tháng tuổi
Sáng ngày 23/10, gia đình anh Tr. M đưa cháu Tr.A.Đ (21 tháng tuổi), trú phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) nhập Bệnh viện đa khoa khu vực Cam Ranh, với chẩn đoán thoát vị bẹn, chỉ định mổ.
Tới trưa ngày 25, các bác sĩ tại bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật cho cháu tuy nhiên sau khi phẫu thuật xong cháu bé có nhiều biểu hiện bất thường như trướng bụng, không đi tiểu được tình hình rất nguy kịch nên các bác sĩ đã chuyển cháu lên bệnh viện Tỉnh để điều trị và mổ lại.
Các bác sĩ bệnh viện Tỉnh thông báo sai sót chuyên môn từ lần mổ trước làm tổn thương nặng bàng quang, ứ nước tiểu trong khoang bụng, ảnh hưởng thận....Theo bác sĩ Nghĩa, nguyên nhân tai biến có thể do cháu Đ. có dị tật bất thường (hiếm gặp).
Hình ảnh bé trai bị cắt nhầm bàng quang
Bác sĩ cũng cho biết ca mổ lần 2 chỉ giải quyết tình trạng nguy kịch, và phải đưa lên bệnh viện tuyến trên khi sức khỏe cho phép.
Hiện tại các bác sĩ Bệnh viện Cam Ranh đã tới thăm gia đình và nói sẽ chịu mọi chi phí điều trị cho cháu, bao gồm cả việc chuyển lên điều trị tại TP HCM.
Hà Nội: Bác sĩ nhầm lẫn, sản phụ tử vong
Nạn nhân là sản phụ Trần Thị Minh Phượng (32 tuổi, trú tại Từ Liêm, Hà Nội) được gia đình chuyển tới Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, sau khi sinh đôi thành công bằng phương pháp mổ vào ngày 11/6/2012 thì chị bị nôn ra máu.
Các bác sĩ chuẩn đoán rằng chị bị xuất huyết tiêu hóa song thực chất là chị Phượng bị đờ tử cung.
Do có sự nhầm lẫn này nên đã có sự chậm trễ trong việc phẫu thuật cắt tử cung (nhằm khắc phục tình trạng băng huyết sau sinh).
Hậu quả là sản phụ đã mất máu trầm trọng dẫn đến hôn mê, suy đa phủ tạng và tử vong dù đã được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai ngay sau đó để cấp cứu.
Bình Dương: Bác sĩ khâu nhầm ruột vào tử cung
Nạn nhân là sản phụ Lê Thị Thủy (phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương), ngày 2/9 chị được gia đình chuyển vào bệnh viện Phụ sản-Nhi Bình Dươg sinh mổ. Tuy nhiên sau 1 ngày mổ chị đau bụng, ói và các bác sĩ cho biết chị Thủy bị đau ở vết mổ hoặc đau dạ con, khuyên di chuyển sẽ khỏi.
Ngày 8/9 chị được xuất viện nhưng đến tội chị lại quằn quại đau bụng và được chuyển gấp tới bệnh viện, đến ngày 9/9 chị được chuyển lên bệnh viện tuyến trên để điều trị, tuy nhiên chị đã tử vong trên đường chuyển viện.
Sản phụ Thủy tử vong tại bệnh viện
Cơ quan chức năng đã khám nghiệm tử thi, kết quả: " Bệnh nhân có dịch thối ở thành bụng, não bình thường, tim có dịch, dạ dày không thủng, lủng ruột, ruột dính tử cung, khâu ruột vào thân tử cung, đâm từ trước ra sau 8 cm - ba mũi chỉ".
Hiện đại diện của bệnh viện đã nhận trách nhiệm với sai sót trong kip mổ và có biện pháp xử lý đối với bác sĩ trực tiếp mổ cho bệnh nhân.
Những sai sót về chuẩn đoán của bác sĩ đã dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, mà nguyên nhân chính là yếu về chuyên môn nghiệp vụ hoặc tắc trách "thờ ơ" với bệnh nhân. Cơ quan ban ngành cần phải có biện pháp mạnh để xử lý những trường hợp trên.
Theo xahoi
Vụ 3 trẻ tử vong: Chưa phát hiện sai sót về quy trình tiêm chủng! Liên quan đến vụ 3 trẻ tử vong sau tiêm phòng tại huyện Quỳ Hợp, Sở Y tế Nghệ An có kết luận ban đầu và khẳng định chưa phát hiện sai sót trong quá trình tiêm chủng. Báo cáo 3 cháu bé tử vong sau khi tiêm phòng của Phòng Y tế huyện Quỳ Hợp. Chiều ngày 20/12, Hội đồng chuyên môn...