Nhúng rau này vào nồi lẩu là độc như “thạch tín”, chớ dại mà thử
Không phải loại rau nào cũng thích hợp dùng để ăn lẩu bởi chúng có thể sinh ra những chất gây hại cho sức khỏe.
Cà chua và khoai lang, khoai tây không nấu cùng lẩu hải sản
Cà chua và khoai lang chứa nhiều vitamin C, không nên kết hợp với hải sản. Vì asen pentavenlent có trong hải sản gặp vitamin C sẽ chuyển hóa trở thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín), có thể gây ngộ độc thạch tín cấp tính, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Lẩu bò không ăn kèm mùng tơi
Rau mùng tơi “kỵ” với lẩu bò. Kết hợp hai thứ này với nhau sẽ khiến người ăn dễ bị đâu bụng, nhẹ thì đầy bụng khó tiêu, nặng sẽ gây táo bón
Khi ăn lẩu thịt dê tuyệt đối tránh không ăn kèm giấm
Giấm chứa nhiều axit, khi kết hợp cùng thịt dê sẽ phá hủy những thành phần dinh dưỡng quý giá của loại thịt này.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Lẩu gà không dùng rau kinh giới
Theo Đông y, không nên ăn thịt gà với rau kinh giới. Bởi hai thứ này ăn chung sẽ gây ra chóng mặt, ù tai, run rẩy toàn thân hoặc ngứa ngày vùng đầu não.
Lẩu riêu cua kị cần tây, khoai lang
Cua ăn chung với cần tây sẽ làm ảnh hưởng tới sự hấp thụ protein của cơ thể. Còn khoai lang kết hợp với cua dễ gây ra sỏi thận.
Một số loại rau lành tính có thể sử dụng để ăn lẩu
Lẩu gà nên ăn kém với ngải cứu, rau đắng, rau cải xanh, rau muống, bắp chuối, nấm… Sự kết hợp này tạo thành một bài thuốc tốt cho sức khỏe.
Lẩu riêu nên ăn kèm với rau chuối, hoa chuối, rau muống và một số loại rau sống khác.
Lẩu vịt có thể ăn kèm rau muống và rau ngổ.
Ốc có tính hàn, do đó khi ăn lẩu cần kết hợp với những loại rau có khả năng trung hòa, tránh bị lạnh bụng như tía tô.
Lẩu bò nên dùng kèm các loại rau cần, rau cải (cải cúc, cải ngọt, cải thảo,…), hành tây, khoai môn, nấm.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo
Theo Thanh Huyền/Khỏe & Đẹp
Trời lạnh làm 1 nồi lẩu thì ngon tuyệt vời nhưng hãy tránh xa những loại rau "đại kỵ" sau
Lẩu là một món ăn quen thuộc, nhất là vào tiết trời đông lạnh. Nhưng hãy tuyệt đối tránh xa những loại rau sau kẻo rước "họa vào thân".
1. Lẩu gà, vịt không ăn kèm rau kinh giới:
Theo Đông Y, thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Trong khi đó rau kinh giới vị cay, tính ấm, dẫn đến phá kết khí (tức ngăn cản không cho phong khí tích tụ), dẫn đến hạ ứ huyết. Vậy nên nếu ăn lẩu gà, kết hợp cùng rau kinh giới sẽ gây ra tình trạng chóng mặt, ù tai, run rẩy, mẩn ngứa.
Lẩu gà nên kết hợp bắp chuối thái rối, rau muống, rau đắng, bông súng, nấm tươi, ngải cứu là hợp vị, ngon tuyệt vời.
2. Lẩu bò không ăn kèm mùng tơi:
Lẩu bò không nên ăn kèm mồng tơi vì rất dễ gây đau bụng, đầy hơi, khó tiêu. Thậm chí có thể gây ra tình trạng táo bón, vô cùng khó chịu.
Thế nên với lẩu bò nên ăn cùng rau cải thảo, cải thìa, cải ngọt, rau muống,... Lẩu bò vì đậm đà, ngọt nước vô cùng, kết hợp với mùi thơm của rau sẽ tạo ra hương vị hoàn hảo, làm say đắm đầu lưỡi của những tín đồ ẩm thực.
3. Khi ăn lẩu thịt dê tuyệt đối tránh không ăn kèm giấm
Lẩu dê không kiêng kỵ rau, tuy nhiên lại không ăn kèm với giấm. Bởi theo khoa học, giấm sẽ phá hủy hoặc làm giảm bớt những thành phần dinh dưỡng quý nhất ở thịt dê, không tốt cho sức khỏe.
4. Lẩu riêu cua kỵ cần tây, khoai lang
Với món lẩu riêu cua, tuyệt đối không ăn kèm với các loại rau như cần tây, khoai tây, rau khoang lang. Bởi cua nếu kết hợp cùng các loại rau này sẽ gây cản trở quá trình hấp thụ protein vào cơ thể, thậm chí còn rất dễ mắc bệnh sỏi thận.
Theo Phunutoday
3 mẹo nhỏ giúp bạn có nồi lẩu ngon miễn bàn, chẳng bao giờ bị ngán Hãy tham khảo những bí quyết dưới đây để có nồi nước dùng vừa ngon, ngọt lại không bị ngán nhé. 1. Lựa chọn nguyên liệu, gia vị và kỹ thuật chế biến nồi nước dùng Điều kiện đầu tiên để có nồi nước dùng thật trong, ngọt là bạn phải chọn nguyên liệu tươi, tiếp đó là có kỹ thuật chế biến...