Những “quy luật học bài” khiến teen rớt điểm
Bài vở chồng chất, teen tự tìm cho mình những quy luật tưởng chừng khôn khéo để đối phó với thầy cô. Đôi khi nó khá hữu hiệu, nhưng có lúc ngay cả “thầy phán” cũng vẫn bị tủ đè. Nó chẳng khác gì con dao hai lưỡi…
Chia nhau mà học…
Tình trạng chung của teen khi đi học là… bài vở nhiều, không thể nhồi nhét hết được. Nếu học hết, nhưng không kiểm tra thì uổng công. Cứ tìm cách “luồn lách”, lúc thi thầy cô giới hạn lại thì “tu bổ” kiến thức vẫn còn kịp. Nhiều teen tự cho rằng như vậy nên cần tìm ra cách học bài… đúng lúc?
Đối phó với những bài kiểm tra thường xuyên, một số teen thường chọn cách chia bài ra thành nhiều phần và mỗi người học một ít. Cách này thường được áp dụng với những nhóm bạn ngồi gần nhau hay ngồi chung bàn. Bài dài, bài ngắn gì cũng mỗi người một câu. Nếu rơi trúng câu của ai thì người đó sống chết phải đọc cho cả nhóm cùng chép.
Để tránh thầy cô lật tẩy chiêu này, các nhóm bạn thường cố tình chép khác nhau đi một chút. Hay chép gạch xóa để bài kiểm tra không giống nhau. Thế nhưng chiêu này chỉ áp dụng được với những thầy cô dễ tính hay những bài kiểm tra không quan trọng. Nếu rơi vào thầy cô “sát thủ”, cả nhóm có thể “chết ứ ự” ngay. Bởi đâu dễ gì mà đọc và chép bài cho nhau dễ dàng trong giờ kiểm tra mà không bị phát hiện.
Chưa nói đến việc cố tình chép sai đôi khi thành sai thật. Việc chưa hiểu nội dung rất dễ… sai một ly đi một dặm. Mà không phải môn nào cũng đọc là chép đúng được. Như môn tiếng anh, hay những bài tự luận tiếng Anh chẳng hạn, nếu không học thuộc từ vựng thì dù có bạn chỉ bài, cũng đố mà ghi “trúng” toàn bộ được.
Video đang HOT
Hình chỉ mang tính minh họa. Nguồn: internet.
Hên xui một lần?
Là học sinh, ai chẳng ngán khâu trả bài miệng. Nhiều bạn ở nhà học rất thuộc, nhưng do bị gọi bất ngờ quá, lên đến bục giảng thì quên sạch sành sanh. Mà cột điểm miệng cũng vô cùng quan trọng, chẳng thế mà nhiều bạn khi bị điểm thấp đều cố xung phong trả bài miệng gỡ điểm.
Thông thường mỗi người sẽ được gọi lên một lần trong một học kì. Điều này kiến nhiều bạn phát sinh ra suy nghĩ: “Cứ học bài thuộc giai đoạn đầu năm học, rồi xung phong lên “rước” con điểm 9, con điểm 10 về là an tâm. Mà bài vở đầu năm lại tương đối đơn giản, dễ học, lại ghi điểm được trong mắt thầy cô giáo mới”. Việc chủ động như vậy còn giúp… đỡ run khi bất ngờ bị gọi, sau khi có điểm rồi thì… khỏi cần lo (?).
Nhưng học theo kiểu đó mang tính chất “hên xui” vô cùng. Như cậu bạn Chí Thiên (trường THPT Lê Qúy Đôn) chia sẻ: “Đầu năm lúc nào tui cũng chăm chỉ học hành rồi xung phong lên trả bài. Thầy cô nhiều khi chưa kịp hỏi có ai xung phong là tay tui đã giơ lên. Có nhiều môn trót lọt, được thầy cô gọi, được điểm cao, lại ghi điểm trong mắt thầy cô là “học sinh chăm ngoan”, sung sướng hết cỡ. Thế nhưng cũng có những môn thầy cô biết tẩy rồi, giơ mãi cũng chẳng được kêu”.
Đó là chưa kể mỗi thầy cô có cách kiểm tra riêng. Không có gì chắc chắn được rằng hôm nay bạn đã trả bài rồi, ngày mai thầy cô không “vui vui” gọi lên kiểm tra lại. Mà tâm lí các bạn có điểm miệng rồi thì thường “dửng dưng”, ít ai nghĩ mình sẽ “xui xui” bị gọi thêm lần nữa. Lúc ấy, chuyện lãnh thêm con điểm xấu vào sổ là… rất đỗi bình thường.
Học theo cảm tính
Khi bị quá tải bài vở thì nhiều bạn rất hay học bài theo cảm tính. Nghĩa là bài nào đoán sẽ bị kiểm tra thì mới học, bài nào “cảm giác” không ra thì… miễn luôn. Nhất là trong các bài kiểm tra lớn như một tiết và thi học kì, khi bài vở ôn quá nhiều thì không ít bạn “sàng lọc” theo suy đoán của các “thầy bói trong lớp” để học. Thậm chí trong các kì thi tốt nghiệp THPT, nhiều bạn vẫn cứ ôm khư khư “cái tủ” của mình để rồi… điểm lè tè hay rớt “bịch”.
Việc học theo cảm tính này còn được áp dụng để đối phó với việc trả bài miệng. Nhiều bạn để ý quy luật trả bài miệng của giáo viên. Ví dụ như giáo viên thường gọi những bạn số chẵn trước, hay gọi từ cuối danh sách, hoặc chỉ trả những bài mà trên lớp “dặn đi dặn lại”. Thế là theo cảm nhận không cần học hay “thôi liều mình”, nhiều bạn cứ tự hứng lấy điểm kém rồi than thân trách phận: “ Sao số mình xui vậy?”.
Thay lời kết
Dù học theo quy luật tự chế nào, thì bạn cũng dễ dàng bị “lật ngửa” bởi chính những quy tắc do mình đặt ra. Càng không nên tin vào những “thầy phán” trong lớp. Học hùa theo bạn bè không phải là cách có lợi cho teen về lâu dài. Mỗi thầy cô một tính, và không ai đoán trước được thầy cô sẽ kiểm tra như thế nào, vào lúc nào. Nhiều thầy cô rất thoải mái trong khi học, nhưng lại rất kĩ càng khi kiểm tra và ngược lại. Chớ đoán mò để rồi tự rước cho mình những con điểm xấu nhé.
Theo PLXH
Bí quyết để học Sử Địa thật đơn giản
Với mình hai môn Sử Địa tựa như hai gánh nặng. Nhưng với nỗ lực không biết mệt mỏi, cuối cùng, mình cũng đã tìm ra giải pháp.
Thứ nhất, không coi nó là một áp lực mà coi đó là niềm vui đề thỏa mãn nhu cầu khám phá kho tri thưc rộng lớn trong mỗi chúng ta. Một khi ta tìm được niềm vui trong đó, chẳng có gì là không thể.
Thứ hai, dành cho những người không đủ khả năng để học thuộc lòng toàn bộ những gì ghi trong sách giáo khoa. Đừng bận tâm tới điều đó vì hầu hết chúng ta đều như thế và mình cũng chẳng nằm ngoại lệ. Hãy dừng một tờ giấy A4 hoặc có thể to hơn thế, vẽ một trục thời gian và điền các sự kiện lên đó với môn lịch sử, và sử dụng sơ đồ cây với môn địa lí, dung những màu sắc bạn thích, hay chính xác hơn là lôi cuốn được sự tập trung của bạn và tạo ra trong bạn sự thích thú để điền thông tin vào những so đồ đó.
Nhớ là chỉ ghi vắn tắt. Đừng biến nó thành bản sao của SGK hay những tài liệu tham khảo. Mỗi lần ghi là một lần giúp bạn nhớ được kiến thức một cách dễ dàng.
Thứ ba, tập trung tối đa trên lớp, mặc dù điều này có vẻ như chỉ là lí thuyết suông bởi như vậy bạn sẽ tiết kiệm được phần lớn thời gian phải học bài ở nhà bởi bạn đã nhớ nó từ ngay trên lớp rồi.
Thứ tư, bạn không nhất thiết phải ghi theo tất cả những gì giáo viên đọc, cứ ghi theo cách bạn hiểu và bạn có thế tiếp thu dễ dàng nhất vì bạn là người học chứ đâu phải giáo viên của bạn.
Thứ năm, bạn nên dung những mẩu giấy nhỏ nhiều mầu ghi lại những gì bạn hứng thú mà bạn mới đọc được ở đâu đó có ý nghĩa với bài học. Những sự đào sâu suy nghĩ luôn được đánh giá cao đó bạn.
Thứ sáu, với riêng môn địa lí, nhất thiết bạn phải nắm được các quy luật vẽ biểu đồ, cái gì thì dùng biểu đồ đường, biểu đồ tròn, như thế nào thì dùng biểu đồ miền, cột chồng... và điều quan trọng nhất là nắm được cách đọc Atlat sao cho hiệu quả nhất.
Chúc các bạn thành công!
The Mực tím
"Bí kíp" dễ dàng vượt qua kiểm tra bài đầu năm Khi thầy cô dò bài cũ, lúc này teen mới bắt đầu cuống cuồng lên học bài, soạn bài, làm bài tập, học bài cũ... Hậu quả của những tháng hè Sau những tháng hè vui chơi xả stress, nhiều teen vẫn còn mang âm hưởng của hè vào cả lớp học. Những ngày đầu năm học, teen nào cũng vui vẻ, hớn...