Những quy định mới có hiệu lực, giáo viên cần lưu ý
Từ nay, giáo viên tiểu học được phép chấm điểm 0 vào bài kiểm tra định kỳ hoặc trả lại bài cho học sinh khi chưa đạt yêu cầu. Từ ngày 1/11, giáo viên THCS, THPT không được phê bình học sinh trước lớp, trước trường.
Một loạt thông tư đã và sắp có hiệu lực có những quy định mà giáo viên các cấp học cần lưu ý.
Đó là Thông tư 27 của Bộ GD-ĐT về đánh giá học sinh tiểu học và Thông tư 28 về Điều lệ trường tiểu học chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10.
Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT bỏ quy định về xử lý kỷ luật học sinh, giảm loại hồ sơ, sổ sách với giáo viên THCS và THPT, cho phép sử dụng điện thoại trong giờ học… có hiệu lực từ ngày 1.11.
Học sinh tiểu học không còn bị phê bình trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh
Những quy định mới liên quan tới giáo viên tiểu học bao gồm:
Nhận xét học sinh bằng lời nói
Thông tư 27 quy định giáo viên cần sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, chủ yếu thông qua lời nói để chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chỗ chưa đúng và cách sửa chữa. Đồng thời, chỉ viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết.
Bên cạnh đó, đối với việc kiểm tra định kỳ, thay vì đề kiểm tra có 4 mức độ như trước đây thì thông tư này quy định giáo viên thiết kế theo 3 mức độ nhận biết, kết nối, vận dụng.
Được chấm điểm 0
Với thông tư mới, Bộ GD-ĐT đã bỏ quy định giáo viên tiểu học không chấm điểm 0 với bài kiểm tra định kỳ của học sinh.
Bộ yêu cầu giáo viên tiểu học sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân đối với bài kiểm tra định kỳ của học sinh. Sau khi nhận xét và chấm điểm, bài kiểm tra được trả lại cho học sinh, điểm của bài kiểm tra không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác.
Đánh giá, khen thưởng 4 mức
Tại Thông tư 27, Bộ GD-ĐT quy định việc đánh giá học sinh vào cuối năm học sẽ căn cứ vào quá trình tổng hợp kết quả học tập từng môn học, hoạt động giáo dục và từng phẩm chất chủ yếu của học sinh. Bốn mức đánh giá học sinh gồm: Hoàn thành xuất sắc; Hoàn thành tốt; “Hoàn thành”; “Chưa hoàn thành”.
Việc đánh giá học sinh tiểu học tại Thông tư 27 thực hiện theo lộ trình như sau: Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1; từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2; từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3; từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4; từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5. Các mốc thời gian này tương ứng với lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Video đang HOT
Giáo viên được dùng điện thoại trong giờ
Trong Thông tư 28, Bộ GD-ĐT quy định nhà giáo, giáo viên tiểu học không được hút thuốc, uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự; không bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xét nội dung giáo dục…
Trong thông tư này không còn cấm giáo viên tiểu học sử dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp như quy định cũ trước đây.
Giáo viên cũng không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.
Giáo viên tự quyết định nội dung dạy học
Điểm đổi mới lớn nhất ở Thông tư 28 là trao quyền hơn cho giáo viên tiểu học.
Theo đó, giáo viên tiểu học có thêm quyền cho phép học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên tục; được giảm giờ lên lớp hàng tuần.
Đồng thời, giáo viên có quyền tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, điều chỉnh nội dung bài học; vận dụng các hình thức hoạt động và phương pháp giáo dục, đánh giá học sinh phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường
Theo thông tư mới, giáo viên tiểu học phải có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục tiểu học.
Một loạt quy định có hiệu lực từ 20/10 đối với giáo viên tiểu học
Đối với giáo viên THCS và THPT, những quy định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1.11 bao gồm:
Giảm loại hồ sơ, sổ sách đối
Theo quy định hiện hành tại Khoản 3 Điều 27 Điều lệ trường THCS, trường THPT ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT, sổ sách, hồ sơ của giáo viên gồm: Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp; Sổ điểm cá nhân; Giáo án (bài soạn).
Còn theo khoảng 3, Điều 21 Điều lệ trường THCS, THPT ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định những loại hồ sơ sổ sách giáo viên cầ là: Kế hoạch giáo dục của giáo viên theo năm học; Kế hoạch bài dạy (giáo án); Sổ theo dõi và đánh giá học sinh. Ngoài ra, đối với giáo viên chủ nhiệm cần thêm sổ chủ nhiệm.
Như vậy có thể thấy hồ sơ, sổ sách của giáo viên từ ngày 1.11.2020 đã có thể giảm bớt.
Giáo viên không được tùy ý cắt xén nội dung dạy học, giáo dục
Điều 31 Điều lệ trường THCS, THPT ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định những điều giáo viên không được làm như: Gian lận trong kiểm tra, thi, tuyển sinh; gian lận trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén nội dung dạy học, giáo dục.
Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ cho giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.
Các nội dung trong chương trình dạy học cần được truyền tải đầy đủ đến học sinh, giáo viên không được tùy tiện cắt xén nội dung dạy học, giáo dục.
Bên cạnh đó, giáo viên cũng không được lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ cho giáo dục ép buộc học sinh đóng tiền hay hiện vật. Ngôn ngữ, ứng xử của giáo viên cũng phải bảo đảm tính sư phạm, đúng mực.
Không được phê bình học sinh trước lớp, trường
Ngày 1.11.2020, khi Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực, giáo viên không còn được phê bình học sinh THCS, THPT trước lớp, trước trường khi học sinh vi phạm khuyết điểm. Hình thức kỷ luật với học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện như sau: Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để các em khắc phục khuyết điểm; Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp, giúp đỡ học sinh; Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Giáo viên chưa đạt chuẩn lo lắng không được dạy chương trình mới
Trước quy định của Luật Giáo dục 2019, nhiều giáo viên chưa đạt chuẩn lo lắng không được dạy chương trình mới.
Luật Giáo dục 2019 quy định giáo viên mầm non phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên; giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Trước quy định của Luật Giáo dục 2019, nhiều giáo viên chưa đạt chuẩn lo lắng không được dạy chương trình mới.
Thầy giáo Phùng Quốc Bàn dạy trung học cơ sở ở Vũng Tàu chia sẻ "Em còn 6 năm 9 tháng nữa là đủ tuổi nghỉ hưu, nên không thuộc đối tượng bồi dưỡng nâng chuẩn.
Nghe tin chưa đạt chuẩn không được bố trí dạy chương trình mới nên cũng thấy lo lắng. Nếu không được dạy chương trình mới, khi thực hiện thay sách đến lớp 9, còn ba năm nữa mới nghỉ hưu, lúc đó sẽ được bố trí làm gì, thật ra công việc để bố trí giáo viên làm trong trường đâu có nhiều".
Nhiều giáo viên chưa đạt chuẩn nhưng vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ có được dạy chương trình mới? (Ảnh minh họa: Lã Tiến)
Lo lắng của thầy Phùng Quốc Bàn là lo lắng của rất nhiều giáo viên chưa đạt chuẩn nhưng vẫn hoàn thành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong quá trình công tác.
Một hiệu phó trường tiểu học (đề nghị không nêu tên) chia sẻ "Chúng em chọn giáo viên đạt chuẩn dạy lớp 1 để đảm bảo đầu xuôi đuôi lọt, không phải băn khoăn về chất lượng giáo viên, ngay từ khi bắt đầu triển khai chương trình mới.
Đảm bảo để nhà trường triển khai chương trình mới tốt nhất là phải thành công ngay từ lớp 1, rút kinh nghiệm cho các lớp tiếp theo".
Thực tế hiện nay ở các trường tiểu học, khi chọn lựa đội ngũ giáo viên dạy chương trình lớp 1 mới, nhà trường đều chọn giáo viên đạt chuẩn, nên giáo viên chưa đạt chuẩn càng lo hơn.
Giáo viên chưa đạt có được dạy chương trình mới không?
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 24/2020/TT-BGDĐT quy định việc sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo; Thông tư số 24/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ 10/10/2020.
Việc ban hành Thông tư số 24/2020/TT-BGDĐT nhằm nâng cao chất lượng giáo viên để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn về đội ngũ hiện nay.
Đồng thời, duy trì sự ổn định đối với đội ngũ nhà giáo đã có nhiều năm công tác, cống hiến cho ngành Giáo dục, nhưng cũng đồng bộ các giải pháp để thực hiện tinh giản biên chế theo chủ trương của Đảng và Nhà nước và giải quyết chế độ, chính sách cho đội ngũ nhà giáo theo nguyện vọng.
Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 24/2020/TT-BGDĐT ghi rõ: Sử dụng giáo viên chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo:
1. Trong hai (02) năm liên tiếp liền kề trước năm Thông tư này có hiệu lực thi hành, giáo viên có kết quả đánh giá, xếp loại đạt chuẩn nghề nghiệp trở lên hoặc được phân loại, đánh giá viên chức (xếp loại chất lượng viên chức) ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên, có đủ sức khỏe thì tiếp tục bố trí công tác giảng dạy cho đến khi nghỉ hưu theo quy định.
Như vậy giáo viên chưa đạt chuẩn nhưng hoàn thành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong quá trình công tác năm 2018, 2019 (trước khi Thông tư số 24/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực) có đủ sức khỏe thì tiếp tục bố trí công tác giảng dạy cho đến khi nghỉ hưu theo quy định.
Hoàn toàn không có bất cứ văn bản pháp luật nào khác quy định giáo viên chưa đạt chuẩn không được bố trí dạy chương trình mới.
Tuy nhiên, với giáo viên chưa đạt chuẩn, nằm trong đối tượng nâng trình độ chuẩn được đào tạo phải thực hiện theo lộ trình nâng chuẩn được quy định trong Nghị định số: 71/2020/NĐ-CP.
Tài liệu tham khảo:
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/Uploads/2020/9/7/10/TT-24-BGDDT.PDF
https://luatvietnam.vn/giao-duc/luat-giao-duc-2019-175003-d1.html
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-duc/Nghi-dinh-71-2020-ND-CP-lo-trinh-nang-trinh-do-chuan-duoc-dao-tao-cua-giao-vien-mam-non-432707.aspx
Không phê bình học sinh trước lớp: Giáo viên nói gì? Bỏ quy định phê bình học sinh trước lớp được xem là tích cực, đề cao tính giáo dục. Không phê bình học sinh trước lớp: Tìm cách răn đe hợp tình, hợp lý hơn. Ảnh minh hoạ: Trung tâm giáo dục phổ thông Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM. Theo các thông tư của Bộ GDĐT ban hành về Điều...