Những quan niệm sai lầm về bổ sung dinh dưỡng trong mùa thi
Để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021 và kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, nhiều phụ huynh đã mua các loại thực phẩm chức năng chứa thành phần bổ mắt, não, thần kinh… với mong muốn bồi bổ cho con cấp tốc.
Bác sỹ dinh dưỡng cho biết, thực phẩm chức năng không phải “cứu cánh” mà quan trọng là chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày
Hiện trên một số diễn đàn, phụ huynh đã vào học hỏi, trao đổi kinh nghiệm bổ sung dinh dưỡng cho con để có sức khỏe tốt cho kỳ thi sắp tới, đặc biệt là kỳ thi chuyển cấp. Có những phụ huynh đã cho con sử dụng thực phẩm chức năng bổ mắt, bổ não, bổ thần kinh rồi nhưng vẫn chưa yên tâm, phụ huynh này muốn tham khảo kinh nghiệm mọi người xem con cần bổ sung thêm loại nào.
Đáp lại lời “khẩn cầu” của bà mẹ này thì rất nhiều phụ huynh vào tư vấn với đủ loại sản phẩm khác nhau và còn bày cách “cho con dùng trước kỳ thi 3 tuần sẽ phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, theo ThS-BS. Đoàn Ngọc Hà, Phòng khám Dinh dưỡng VIAM Clinic, Viện Y học Ứng dụng Việt Nam thì tùy vào tình trạng của con mà có những sản phẩm hay thực phẩm chức năng phù hợp. Hơn nữa, “nếu con có một chế độ ăn cân đối và đầy đủ cùng với chế độ vận động hợp lý thì không nhất thiết phải sử dụng các sản phẩm này”.
Đối với thời gian các sản phẩm phát huy tác dụng, ThS. Ngọc Hà cho rằng: “Sản ph ẩm thực phẩm chức năng không có tác dụng nhanh chóng như thuốc. Vì vậy, nên sử dụng liên tục trong một thời gian nhất định để sản phẩm có tác dụng, không nên ngừng giữa chừng. Khoảng thời gian sử dụng sẽ tùy vào từng loại sản phẩm mà không có một nguyên tắc chung nào. Đồng thời, luôn cần kết hợp với việc ăn uống đủ dưỡng chất, ngủ đủ giấc, thường xuyên tập thể dục, sinh hoạt điều độ… thì mới có hiệu quả cao”.
Vai trò bổ sung thêm dưỡng chất của thực phẩm chức năng đã rõ, tuy nhiên, thực phẩm chức năng không phải là giải pháp hữu hiệu nhất. BS. Ngọc Hà cho biết, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt luôn đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với mùa thi.
Để con có đủ dinh dưỡng và sức khỏe cho mùa thi, cha mẹ chú ý chế độ ăn đầy đủ và đa dạng các chất, tăng cường các thực phẩm tốt cho trí não như: trứng, các loại cá, đậu phụ, các loại hạt đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ…, các loại rau màu xanh đậm và các loại hoa quả màu vàng, đỏ.
Thực phẩm chức năng chỉ bổ sung thêm dưỡng chất, chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của sỹ tử (ảnh minh họa)
Uống đủ nước : Nước cần cho mọi tế bào trong cơ thể và quan trọng đối với tất cả các chức năng của cơ thể. Nước giúp vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng quan trọng đến não để não hoạt động tối ưu, đồng thời cung cấp chất đệm và bôi trơn cho mô não. Mỗi ngày nên uống đủ 2 lit nước (hoặc 40ml nước/kg cân nặng), ăn thêm những loại rau củ, hoa quả nhiều nước như: cam, dưa hấu, dưa chuột, các loại tảo biển,…
Về giấc ngủ: Các em nên ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày, buổi tối nên học bài sớm và cố gắng ngủ trước lúc 23giơ, sau đó sáng dậy sớm để học bài, sẽ tốt hơn là học quá khuya gây mệt mỏi cho cả ngày hôm sau và không tốt cho cơ thể về lâu dài. Các em cũng nên sắp xếp ngủ trưa từ 20-30 phút để có thể tỉnh táo trong buổi chiều.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, tránh ngồi học quá lâu. Nên có những khoảng thư giãn nhỏ 5-10 phút giữa mỗi 30-60 phút ngồi học để đầu óc được thư giãn và tuần hoàn lưu thông, giúp học tập trung hơn, tránh để đầu óc quá căng thẳng.
BS. Ngọc Hà cũng đưa ra lời khuyên, đối với các bạn học sinh với lịch học dày đặc, nên tránh ăn các thức ăn không đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng từ các hàng quán ngoài đường. Cố gắng ăn ở nhà hoặc các thức ăn nấu được nấu từ nhà để đảm bảo được vệ sinh và chất lượng.
Đồng thời, nên duy trì thói quen ăn sáng để nạp năng lượng cho trí não sau một đêm ngủ dài và cho cả ngày học tập phía trước.
Nên nghỉ ngơi 30-60 phút sau khi ăn rồi mới học, có thể tranh thủ đi dạo nhẹ nhàng, hít thở sâu, để cơ thể và đầu óc được thư giãn thoải mái.
Gần đến ngày thi, các em không nên ăn các thức ăn lạ, thức ăn ngoài đường phố không rõ nguồn gốc để tránh bị ngộ độc hoặc những ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể gây ảnh hưởng không tốt đến kỳ thi.
Luôn cố gắng vận động ít nhất 15-20 phút mỗi ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hoạt động thể chất giúp tăng cường trí nhớ và khả năng liên kết thần kinh, giúp tăng hiệu quả học tập.
Chặn đứng bệnh mỡ máu: Hãy nhớ sáng không ăn nhiều 2 món, tối không đụng 2 thứ, ngày nào cũng thực hiện 3 điều
Nguyên nhân gây bệnh mỡ máu phần lớn do thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh, chỉ cần thay đổi lối sống là sẽ cải thiện được căn bệnh này.
Trước đây, bệnh mỡ máu thường xuất hiện nhiều ở người già, nhưng sự phát triển xã hội khiến cho độ tuổi mắc căn bệnh này ngày càng trẻ hóa. Lý giải cho điều này là do lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh, khiến người trẻ mắc bệnh tăng dần.
Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh mỡ máu ngày càng trẻ hóa, nhưng điều này không có nghĩa đây là căn bệnh "khủng khiếp" hay "không thể cứu chữa". Nếu bạn nghiêm túc thay đổi thói quen sống, căn bệnh này sẽ dần dần biến mất.
Sáng không ăn nhiều 2 thứ
Dù là người khỏe mạnh đi chăng nữa, buổi sáng cũng không nên "đụng" vào 2 thứ này quá thường xuyên.
- Lòng đỏ trứng
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, vì thế một số người nghĩ rằng họ nên ăn thật no, thật nhiều. Mặc dù trong trứng chứa nhiều protein và các nguyên tố vi lượng rất tốt cho cơ thể, nhưng lòng đỏ lại chứa cholesterol khá cao. Nếu ăn quá nhiều lòng đỏ trứng mỗi ngày, hàm lượng cholesterol trong cơ thể sẽ tăng đột biến, không có lợi cho sự ổn định lipid máu (mỡ máu).
- Cà phê
Nhiều người có thói quen uống một tách cà phê trong bữa sáng. Họ cho rằng, uống một tách cà phê vào buổi sáng rất sảng khoái và còn có thể nâng cao hiệu quả công việc. Thực tế, uống cà phê vào buổi sáng không có lợi cho việc kiểm soát lipid máu, hàm lượng cholesterol trong cà phê rất cao, uống thường xuyên sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol trong cơ thể và gây hại cho sức khỏe con người.
Trước khi đi ngủ không đụng 2 nhóm đồ ăn thức uống
- T huốc lá và rượu
Cuộc sống của con người ngày nay nhiều áp lực, hút thuốc và uống rượu bia trở thành cách thứ để "xả hơi". Sau khi tan sở, không ít người sẽ tụ tập lại với nhau nhậu nhẹt đến khuya. Thói quen này dễ khiến cho lipid máu tăng đột biến, nguy cơ gây ra bệnh mỡ máu.
Đồ ngọt khiến các lipid tích tụ quá nhiều trong mạch máu.
- Đồ ngọt
Đồ ngọt là một loại thực phẩm có tác dụng thần kỳ giúp con người cảm thấy dễ chịu hơn sau khi ăn, đặc biệt là khi tâm trạng không tốt. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết trong cơ thể, khiến tốc độ lưu thông máu chậm lại, khi lipid tích tụ quá nhiều trong mạch máu sẽ gây ra bệnh mỡ máu.
Thường xuyên làm 3 điều này mỗi ngày
Thực hiện 3 điều này mỗi ngày để giúp bạn giảm mỡ máu mà không tốn nhiều công sức.
- Ăn nhiều ngũ cốc thô hơn
Nếu muốn ổn định lipid máu trong cơ thể, bạn phải ăn nhiều ngũ cốc thô hơn. Loại thực phẩm này chứa khá nhiều chất xơ, ăn nhiều sẽ không dẫn đến tăng cholesterol, ngược lại có thể giữ cholesterol trong cơ thể ổn định, có lợi cho sức khỏe.
Uống nước thường xuyên giúp giải độc, tốt cho việc ngăn ngừa bệnh mỡ máu.
- Uống nhiều nước
Uống nước thường xuyên có thể bổ sung kịp thời lượng nước cần thiết cho cơ thể, thúc đẩy việc vận chuyển máu trơn tru hơn và giúp giải độc tốt hơn.
- Chú trọng giấc ngủ ngon
Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, áp lực cuộc sống của con người cũng ngày càng tăng cao, nhiều người phải thức khuya để làm việc, nhưng thói quen này lại không tốt cho cơ thể. Các cơ quan trọng trong cơ thể sẽ tự sửa chữa khi chúng ta ngủ, nếu thức khuya các cơ quan sẽ không được phục hồi hoàn toàn, đe dọa đến sức khỏe.
Bệnh mỡ máu là một bệnh mạch máu mãn tính, tuy không ghê gớm nhưng điều khủng khiếp là những biến chứng do bệnh mỡ máu mang lại như: nhồi máu cơ tim, mạch vành, nhồi máu não... Trong trường hợp nặng sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Việc phòng ngừa bệnh mỡ máu lúc bình thường rất quan trọng, chúng ta phải hình thành thói quen sinh hoạt và ăn uống hợp lý.
Thêm lý do để không lạm dụng thực phẩm chức năng Để bảo vệ gan và thận, các bác sĩ sẽ lựa chọn những loại thuốc ít gây độc cho gan hoặc thận đối với những người có bệnh lý gan hoặc thận, điều chỉnh liều phù hợp và theo dõi định kỳ để phát hiện sớm biến chứng. Ảnh minh họa Hỏi: Thưa bác sĩ, năm nay tôi 71 tuổi, có nhiều bệnh...