Những quán chè nóng cho đợt lạnh nhất của mùa đông Hà Nội
Trong tiết trời giá lạnh của đợt rét nhất cả năm, thưởng thức bát chè sắn hay chè trôi nóng hổi, cảm nhận cái ấm nóng sực lên, lan tỏa là một trải nghiệm thú vị.
Bạn có thể thưởng thức món chè trôi nước trà xanh, chè sắn, chè đỗ đen, đỗ xanh với giá từ 15.000 – 20.000 đồng sau khi lang thang khám phá Hà Nội.
Chè trôi nước trà xanh phố Hàng Tre
Món chè trôi nước trà xanh với màu sắc rất hấp dẫn và có vị riêng biệt từ lâu đã là địa chỉ quen thuộc của nhiều thực khách.
Chè trôi với màu trà xanh rất hấp dẫn bởi vị khác lạ. Ảnh: kenhtretho
Quán hấp dẫn bởi bát chè nóng hổi dậy mùi gừng, có chút vị cay cay. Những viên bánh trôi được khoác thêm một màu trà xanh mướt mát, hấp dẫn khác hẳn với màu trắng thông thường ở các quán chè trôi khác.
Nhân làm bánh trôi cũng rất lạ vị với đậu xanh và khoai môn được xay nhuyễn, vị ngọt vừa vặn. Vỏ bánh cũng được chế biến rất khéo, dẻo thơm và đậm đà vị trà quyện với nước chè sóng sánh, không bị ngọt sắc rất hấp dẫn thực khách. Giá mỗi bát chè khoảng 15.000 – 20.000 đồng.
Chè sắn nóng Lý Quốc Sư
Đây là món ăn quen thuộc của những tín đồ ăn vặt trong chiều đông Hà Nội. Quán nằm trên con phố Lý Quốc Sư đông đúc và mở cửa từ 10h sáng cho đến 12h. Thực khách ghé đến đây rất đa dạng về độ tuổi, họ đều muốn ăn thật chậm để cảm nhận hơi nóng từ từ lan tỏa khắp cơ thể.
Chè sắn với màu vàng óng, những miếng sắn dẻo, thơm. Ảnh: ngoisao
Chè ở đây nổi tiếng bởi mùi thơm, bùi và nước chè màu nâu vàng óng sóng sánh. Những miếng sắn được sắt chỉ to bằng bao diêm, được ninh bở, mềm nhưng không bị nát, quyện với vị cay nóng, thơm thơm của gừng rất hấp dẫn.
Video đang HOT
Khi thực khách gọi, chủ quán mới múc chè sắn từ trong nồi chè nghi ngút khói, rắc thêm vài sợi dừa nạo trắng muốt. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận mùi thơm của nước cốt dừa, của sắn bùi ngậy, ăn mãi không chán. Giá một bát chè từ 10.000 – 15.000 đồng.
Chè bà Thơm, Quán Thánh
Với hương vị mộc mạc, truyền thống, chè bà Thơm có thâm niên gần 40 năm ở Hà Nội và luôn là điểm dừng chân cho thực khách mỗi buổi chiều.
Còn gì thú vị khi tạt vào quán, gọi bát chè nghi ngút khói giữa trời lạnh, cảm nhận sức nóng của bát chè lan tỏa. Món chè không quá cầu kỳ, chỉ là chè đỗ đen hay đậu xanh nhưng được ăn nóng. Chính sự giản dị ấy đã làm nên sức hút của món ăn.
Đỗ đen ở đây được ninh nhừ, ăn vừa miệng, bát chè có vị ngọt vừa phải, nước chè sóng sánh. Ngoài 2 loại chè chủ đạo còn có chè trôi và chủ yếu được nấu bằng đường phên nên rất thơm. Chủ quán cũng tự tay làm nước cốt dừa, ăn rất ngậy, bùi. Bát chè có giá khoảng 15.000 đồng và quán được mở cửa lúc 15h.
Theo Vntrip
Tự làm bánh ú tro đúng chuẩn truyền thống
Là người Việt Nam, hẳn hầu như ai cũng biết đến món bánh ú tro hay còn gọi là ngắn hơn là bánh tro, món bánh thường được dùng để cúng tổ tiên vào ngày Tết Đoan Ngọ.
Món bánh ú tro được làm từ gạo nếp, đậu xanh, nước tro và gói bằng lá tre nên đặc biệt mới có cái tên gọi là bánh tro. Món bánh ú tro rất tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là với người già và trẻ nhỏ nhờ giúp bổ sung nhiều dưỡng chất như canxi, kali...Hôm nay hãy cùng vào bếp với góc ẩm thực nhà hàng buffet Hương Sen để tìm hiểu thực đơn truyền thống với món bánh ú tro nhé!
1. Nguyên liệu làm bánh ú tro cho 5 người
500g gạo nếp
bát con đỗ xanh
Lá tre
Dây lạt
Đường, muối, nước tro
2. Cách làm bánh ú tro cho 5 người
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm bánh ú tro
Vo sạch gạo nếp, ngâm trong nước lạnh với muối và để qua đêm từ 5 tới 6 tiếng
Nước tro mua sẵn lấy 1 bát con rồi hoà với 1 lít nước lọc. Sau 5 tới 6 tiếng ngâm gạo rồi thì chắt đổ nước gạo đi, đổ nước tro với nước lọc vào gạo ngâm tiếp từ 20 tới 22 tiếng trước khi gói bánh. Khi ngâm, bạn hãy thử lấy hạt gạo nếp bóp nhẹ, nếu hạt gạo vỡ ra là đã ngấm đủ nước tro.
Sau khi ngâm gạo đủ thời gian rồi ta mang gạo rửa sạch qua với nước rồi xóc với muối và để ráo nước.
Đãi sạch vỏ đỗ xanh và rửa rồi ngâm từ 1 tới 2 tiếng trước khi gói bánh
Bước 2: Thực hiện món bánh ú tro
Đầu tiên đem đỗ xanh đã ngâm đủ thời gian đổ vào nồi, cho nước ngập đỗ và luộc chín.
Đỗ xanh chín rồi ta cho 3 thìa cà phê đường vào và dùng thìa gỗ đảo nhanh cho hạt đỗ nát mịn ra. Kế đó đổ đỗ xanh ra chảo, đun lửa nhỏ, tiếp tục đảo tới khi đỗ se khô lại thì ta tắt bếp.
Lá tre bạn đem rửa sạch rồi trần sơ với nước nóng để lá mềm, khi gói sẽ dễ hơn.
Quay lại với nồi đỗ xanh, khi đỗ nguội rồi bạn đem vo viên lại thành viên tròn nhỏ.
Bây giờ chúng ta sẽ gói bánh. Bạn xếp lá tre lên nhau sau cho 2 lá hơi lệch nhau 1 chút. Sau đó cuộn đầu lá thành hình cái phễu, phần dưới đuôi lá phải kín chặt để gạo không rơi ra. Bạn đổ vào phễu lá này 2 thìa gạo nếp rồi cho nhân đỗ rồi lại múc tiếp gạo nếp đổ lên trên phủ kín đỗ xanh, dùng thìa nén chặt lại. Sau đó bạn gấp phần lá vào cho thật kín và gói lại bằng dây chun. Cứ làm cho đến khi hết nguyên liệu rồi lấy dây buộc bánh lại thành từng dải dài 5 chiếc bánh.
Cuối cùng bạn luộc bánh với nước đổ ngập mặt bánh. Bạn chờ nước sôi rồi mới cho bánh vào nồi luộc chín với thời gian từ 1 tiếng rưỡi tới 2 tiếng tuỳ kích thước to nhỏ của bánh. Khi bánh chín rồi bạn chỉ cần đem ra xả nước lạnh và chờ bánh ráo nước là được.
Vậy là với công thức mà góc ẩm thực nhà hàng buffet Hương Sen cung cấp, bạn đã thực hiện được món bánh ú tro đúng theo truyền thống rồi đấy. Ngày Tết Đoan Ngọ nếu có thể dâng lên bàn thờ cúng đĩa bánh ú tro do chính tay mình làm thì hẳn mới bày tỏ được hết lòng thành phải không nào? Bánh ú tro tốt cho sức khoẻ, đặc biệt ngon khi chấm với nước mật ong đấy nên bạn hãy thử công thức chế biến này để có những chiếc bánh ú tro tuyệt ngon nhé!
Theo Nhahanghuongsen
Trai đảm trổ tài làm bột rang muối cho các món gà/ếch/tôm rang muối ngon tuyệt Bột rang muối là một thành phần quan trọng cho các món gà/ếch/tôm rang muối được ngon chuẩn vị. Chàng trai Lê Nhật Thành Luân (Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh) tuy tốt nghiệp chuyên ngành về kỹ thuật nhưng vì niềm yêu thích với ẩm thực mà gắn liền với việc kinh doanh quán ăn đã 8 năm nay. "Mình nghĩ chuyện...