Những quả bom tháng 10 và khả năng đảo chiều bầu cử Mỹ
Vụ FBI điều tra các email của bà Clinton là một trong những “quả bom tháng 10, ám chỉ nỗ lực “tung cú chót” của các phe nhằm giành lợi thế vào giai đoạn nước rút của cuộc bầu cử.
Việc FBI tuyên bố điều tra hàng nghìn email của bà Clinton vào giai đoạn chưa đầy 2 tuần là tới bầu cử khiến giới quan sát gọi đây là “cú bất ngờ tháng 10 lớn nhất”. Những biến cố xảy ra vào thời điểm nước rút này luôn hàm chứa các thuyết âm mưu. Lịch sử bầu cử Mỹ đã nhiều lần chứng kiến các quả bom tháng 10 và chúng thực sự có khả năng tác động đến đại cục.
Năm 1980: Người Mỹ bị bắt làm con tin ở Iran
Bối cảnh: Ngày 4/11/1979, những phần tử cực đoan Iran xông vào đại sứ quán Mỹ ở Tehran và bắt 52 nhà ngoại giao Mỹ làm con tin. Trong năm bầu cử sau đó, các ứng viên Cộng hòa chỉ trích việc chậm trễ giải cứu con tin thể hiện sự yếu kém của nước Mỹ dưới thời chính quyền Tổng thống Jimmy Carter thuộc phe Dân chủ.
Cử tri chỉ trích sự yếu kém của ông Carter trong việc đối phó với Iran. Ảnh: AFP.
Diễn biến bất ngờ: Khi ngày bầu cử đến gần, nhóm đàm phán với Iran của Nhà Trắng như rơi vào bế tắc. Tehran nhưng mọi cuộc đàm phán vào tháng 10. Ngày 21/10, Thủ tướng Iran Mohammad Ali Rajar bất ngờ tuyên bố sẽ không giải phóng con tin chừng nào ông Carter còn ở trong Nhà Trắng.
Thuyết âm mưu: Năm 1986, cựu tổng thống lưu vong của Iran Abdol Hassan Bani-Sadr nói một số thành viên đảng Cộng hòa đã bí mật gặp gỡ những đặc vụ Iran tại Paris vào năm 1980.
Chuyên gia về Iran trong đội cố vấn an ninh quốc gia của ông Carter, Gary Sick, cáo buộc phe Cộng hòa đã hứa sẽ bán vũ khí cho Iran nhằm hỗ trợ nước này trong cuộc chiến với Iraq, với điều kiện Iran sẽ hoãn việc phóng thích con tin cho đến sau ngày bầu cử. Tuy nhiên, ủy ban điều tra của quốc hội không phát hiện bằng chứng tin cậy nào về cáo buộc này.
Kết quả: Ông Donald Reagan đắc cử tổng thống năm 1980 với tỷ lệ áp đảo. Iran giải phóng các con tin ngay sau ngày ông nhậm chức. Đổi lại, Washington trao trả số tài sản trị giá 3 tỷ USD của Iran tại Mỹ từng bị đóng băng.
Khủng hoảng con tin chắc chắn đã ảnh hưởng đến tiến trình bầu cử, tạo cớ cho ông Reagan chất vấn năng lực và khả năng lãnh đạo của ông Carter. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn đối với cử tri khi đó là nền kinh tế đang suy giảm.
Năm 2000: Rộ tin &’Bush con’ bị bắt vì lái xe khi say xỉn
Bối cảnh: Thống đốc bang Texas George W. Bush và Phó tổng thống Al Gore của đảng Dân chủ luôn bám nhau sít sao trong mọi cuộc thăm dò. Nền kinh tế Mỹ đang trong giai đoạn tốt, ngân sách thặng dư, Chiến tranh Lạnh kết thúc và thảm kịch 11/9 chưa xảy ra.
Video đang HOT
Diễn biến bất ngờ: Vài ngày trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, tin tức ông Bush từng bị bắt vào năm 1976 bỗng nhiên được lan truyền rộng rãi. Những người ủng hộ Bush cáo buộc phe Al Gore đã tung ra chiêu này. Bản thân ông Bush cũng chỉ trích phe Dân chủ “chơi trò chính trị bẩn”.
Bê bối bị bắt vì lái xe khi say xỉn của Bush không ảnh hưởng đến chiến thắng của ông. Ảnh: AP.
Chiến dịch của ông Gore bác bỏ mọi cáo buộc. Không bằng chứng nào được phát hiện để chứng tỏ phe Dân chủ đứng sau âm mưu này.
Kết quả: Cuộc bầu cử năm 2000 là một trong những lần gay cấn nhất lịch sử Mỹ, khi ông Gore đạt nhiều phiếu phổ thông hơn nhưng Tòa án Tối cao Mỹ quyết định ngưng việc đếm phiếu lại ở các điểm tranh chấp tại bang Florida. Tòa cũng trao toàn bộ phiếu đại cử tri ở bang này cho Bush dẫn đến chiến thắng của ông.
Trong quá khứ, ông Bush từng thừa nhận chứng nghiện rượu. Nhưng đến 80% cử tri cho rằng vụ ông từng bị bắt năm 1976 không liên quan đến cuộc bầu cử.
Năm 2004: Video mới về Osama bin Laden
Bối cảnh: Nước Mỹ sa lầy vào cuộc chiến ở Iraq. Thượng nghị sĩ John Kerry của phe Dân chủ hướng sự giận dữ của cử tri về cuộc chiến này, trong khi ông Bush cảnh báo những rủi ro có thể xảy ra nếu thay đổi kế hoạch.
Diễn biến bất ngờ: Một tuần trước ngày bầu cử, đài Al Jazeera đăng một đoạn video mới về trùm khủng bố bin Laden. Trong video, hắn chỉ trích ông Bush và đưa ra một số lời đe dọa mơ hồ.
Sự xuất hiện của bin Laden trở thành cú hích cho ông Bush. Ảnh: AFP.
Nhóm tranh cử của Bush ngay lập tức tận dụng video này để đưa ra thông điệp rằng cuộc chiến là cần thiết và chỉ ông mới có khả năng để giữ an toàn cho nước Mỹ.
Phe Dân chủ không đưa ra cáo buộc phi thực tế rằng ông Bush “đi đêm” với ông trùm của al Qaeda. Thay vào đó, chiến dịch của ông Kerry cố gắng sử dụng đoạn video để nói với cử tri rằng Bush thất bại khi không bắt hay tiêu diệt được bin Laden.
Kết quả: Đoạn video xuất hiện khi nỗi ám ảnh vụ khủng bố 11/9 vẫn còn quá lớn đối với người Mỹ. Ông Bush dễ dàng chiến thắng một nhiệm kỳ 2.
Năm 2008: Kinh tế rơi tự do
Bối cảnh: Ông Barack Obama dẫn đầu trong phần lớn cuộc bỏ phiếu suốt mùa hè nhưng với cách biệt rất nhỏ. Thượng nghị sĩ John McCain sau khi giới thiệu nữ ứng viên Sarah Palin là bạn đồng hành đã tạo được nguồn cảm hứng mới trong cử tri, ông trở lại dẫn đầu trong một số cuộc thăm dò vào tháng 9.
Các cử tri ủng hộ những chính sách kinh tế của Obama vì chán nản với phe Cộng hòa. Ảnh: AP.
Diễn biến bất ngờ: Kinh tế Mỹ gặp hàng loạt diễn biến xấu. Ngân hàng Lehman Brothers tuyên bố phá sản. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones rớt mạnh trong tuần đầu tiên của tháng 10. Ngày 3/10, chính phủ công bố nước Mỹ mất 159.000 việc làm.
Kết quả: Các cử tri, bao gồm phần lớn cử tri còn do dự, vì bất mãn với những chính sách của đảng Cộng hòa đã dẫn đến khủng hoảng này nên quay lưng lại với ông McCain. Trong khi đó, ông Obama duy trì chiến dịch bình tĩnh với thông điệp về sự thay đổi. Vào những tuần cuối cùng của cuộc bầu cử, ứng viên gốc Phi nới rộng khoảng cách dẫn đầu và sau cùng là chiến thắng.
Năm 2012: Bão Sandy
Bối cảnh: Các thăm dò cho thấy Tổng thống Obama và đối thủ Mitt Romney vẫn bám nhau sít sao trong các cuộc thăm dò công bố 10 ngày trước bầu cử.
Diễn biến bất ngờ: Bão Sandy đổ bộ Bờ Đông nước Mỹ vào những ngày cuối tháng 10 và gây ra thiệt hại lớn, đặc biệt ở bang New Jersey và New York.
Thiệt hại do bão Sandy gây ra ở New Jersey. Ảnh: Reuters.
Thiên tai này tạo cơ hội để Tổng thống Obama thể hiện năng lực lãnh đạo và khả năng đối phó với tình huống khẩn cấp. Điều này giúp ông ghi điểm với lãnh đạo ở cả 2 đảng. Thống đốc bang New Jersey là ông Chris Christie (người sau này trở thành nhân vật ủng hộ nhiệt thành của Trump trong cuộc bầu cử năm 2016) đã ca ngợi ông Obama về cách khắc phục hậu quả bão Sandy.
Trong khi đó, ông Romney bị đặt vào tình thế khó khăn vì ông không có cơ hội được thể hiện như tổng thống. Dù đây là thiên tai nằm ngoài dự tính con người, các nhà quan sát bầu cử Mỹ gắn bão Sandy như một yếu tố bất ngờ tháng 10.
Theo Zing News
Ứng viên Tổng thống Mỹ đòi bay Không lực 1 ra biển Đông
Thống đốc bang New Jersey Chris Christie nói ông sẽ bay chiếc chuyên cơ Không lực Một trên khu vực tranh chấp ở biển Đông.
Thống đốc bang New Jersey Chris Christie. (Ảnh: AP)
Phát ngôn gây sửng sốt trên được đưa ra trong cuộc tranh luận thứ 4 của các ứng cử viên đảng Cộng hòa ở "chiếu dưới" nhằm chuẩn bị cho đảng này trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Gọi là ở chiếu dưới bởi ông Christie, cùng Thống đốc bang Arkansas Mike Huckabee lần này đã không được tham gia tranh luận cùng nhóm 8 ứng cử viên dẫn đầu vì tỉ lệ ủng hộ chưa đủ 2,5%. Điều đó có nghĩa là cuộc tranh luận vào giờ vàng được phát trực tiếp từ Nhà hát Milwaukee tại thành phố Milwaukee, tiểu bang Wisconsin trên kênh Fox Business chỉ có 8 ứng cử viên đang tạm dẫn đầu trong các cuộc thăm dò, gồm ông trùm bất động sản Donald Trump, bác sĩ giải phẫu thần kinh Ben Carson; ba Thượng nghị sỹ Ted Cruz, Marco Rubio và Rand Paul; cựu Thống đốc bang Florida Jeb Bush, cựu lãnh đạo tập đoàn Hewlett-Packard Carly Fiorina và Thống đốc tiểu bang Ohio John Kasich.
Còn hai ông Christie và Huckabee bị tụt lại trong một cuộc tranh luận khác diễn ra sau đó với các ứng viên khác bao gồm cựu nghị sỹ bang Pennsylvania Rick Santorum và Thống đốc bang Louisiana Bobby Jindal (những ứng viên đã bị bỏ xa vì số người ủng hộ chỉ vỏn vẹn 1%).
"Tôi sẽ bay chuyên cơ Không lực 1 qua khu vực đó (ý nói khu vực bên trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc tại biển Đông mà chiến hạm USS Lassen của Hải quân Mỹ vừa tuần tra hồi tháng trước) đó. Họ (Bắc Kinh) sẽ thấy điều chúng ta muốn thể hiện" - ông Christie nhấn mạnh.
Vị nghị sĩ này còn chỉ trích chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Barack Obama và ứng cử viên hàng đầu của đảng Dân chủ đang chạy đua vào Nhà Trắng - bà Hillary Clinton là "yếu đuối" và "thiếu hiệu quả".
Trung Quốc "trách móc" Philippines vì vụ kiện biển Đông
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngày 11-11 nói rằng vụ kiện của Philippines nhắm vào Trung Quốc ở một tòa án trọng tài quốc tế liên quan tới biển Đông đã làm căng thẳng quan hệ song phương.
Phát biểu trong chuyến thăm Manila, ông Vương nhấn mạnh: "Chúng tôi không muốn nút này thắt ngày càng chặt hơn, đến mức thành một nút chết. Việc gỡ nút thắt này phụ thuộc hoàn toàn vào phía Philippines".
Theo Đỗ Quyên/Business Insider
Người Lao động
Chiến dịch ra quân thảm hại của đặc nhiệm Delta Mỹ Chiến dịch ra quân giải cứu 52 con tin Mỹ bị Iran bắt giữ của lực lượng Delta Force đã gặp phải thất bại thảm hại. Một con tin người Mỹ bị bịt mắt, trói tay, được dẫn ra phía ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Tehran ngày 8/11/1979. Ảnh: AP Sau khi nắm quyền lãnh đạo đất nước vào đầu năm 1979,...