Những phương pháp dân gian đặc trị sốt ở trẻ nhỏ
Thái khoai tây thành các lát nhỏ, ngâm vào giấm trong khoảng 10 phút. Sau đó đặt các lát khoai tây lên trán của con và đặt một chiếc khăn lên trên.
Sốt là một dấu hiệu y tế thông thường đặc trưng bởi độ cao của nhiệt độ cơ thể ở trên phạm vi bình thường của 36,5 – 37,5C (98-100 F). Nó là hệ thống bảo vệ của cơ thể để chống lại nhiễm trùng. Nhiệt độ tăng cao xảy ra khi hệ thống miễn dịch của chúng ta đang chống lại các vi khuẩn và virus có thể gây hại cho cơ thể.
Những phương pháp dân gian đặc trị sốt ở trẻ nhỏ.
Sốt là vũ khí mạnh nhất của chúng ta trong cuộc chiến chống lại nhiễm trùng hoặc bệnh. Đối với người lớn, sốt có thể gây khó chịu, nhưng sốt thưSốt thường không nguy hiểm, trừ khi nó đạt đến 103 F (39,4 C) hoặc cao hơn. Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh, nhiệt độ hơi cao cũng có thể do một nhiễm trùng nghiêm trọng, cho nên cần phải thận trọng hơn.
Dùng tất ướt quấn quanh mắt cá chân
Ý tưởng nghe có vẻ cực kì lạ lùng nhưng lại rất công hiệu kể cả với những trẻ sốt cao. Chọn 2 chiếc tất cotton đủ dài để quấn quanh mắt cá chân, nhúng vào nước lạnh rồi vắt sạch. Từ từ quấn tất quanh cổ và bàn chân bé và lặp lại mỗi khi tất hết lạnh. Em bé ban đầu có thể cảm thấy khó chịu nhưng ngay sau đó, chúng sẽ nhận thấy tác dụng giảm nhiệt cực tốt mà phương pháp này mang lại.
Sử dụng khoai tây
Thái khoai tây thành các lát nhỏ, ngâm vào giấm trong khoảng 10 phút. Sau đó đặt các lát khoai tây lên trán của con và đặt một chiếc khăn lên trên. Sau 20 phút, bạn sẽ thấy kết quả.
Dùng dưa chuột thay ti giả
Video đang HOT
Dưa chuột thường được sử dụng ở các trung tâm spa như một cách để giảm viêm mô và quầng thâm quanh mắt. Ngoài ra, dưa chuột còn có tác dụng bất ngờ khi có thể làm dịu cơn sốt của bé.
Mẹ hãy chọn một quả dưa chuột non (dưa chuột non có ít hạt). Sau đó, dùng một con dao gọt dưa chuột thành hình dạng một ngón tay dày. Nhỏ ở phần đầu và to dần về đuôi. Cố gắng bỏ hết hạt hoặc chọn quả có ít hạt để khi ngậm bé không bị hóc. Giữ phần chưa nạo vỏ của dưa chuột như là thân bình sữa, đầu kia nạo vỏ sạch sẽ rồi đưa em bé ngậm. Hiệu quả làm mát của dưa chuột sẽ xuất hiện ngay lập tức.
Cho bé ăn thường xuyên hơn
Mặc dù khi ốm con thường ít có cảm giác ngon miệng, thèm ăn. Trẻ đang sốt thực sự cần nhiều nước hơn bình thường. Mất nước rất nguy hiểm trong trường hợp này. Nếu trẻ bú mẹ, bạn hãy để con tự điều tiết lượng sữa của mình nhưng cho con bú nhiều lần hơn. Với trẻ bú sữa ngoài, cho con ăn khoảng một nửa so với bình thường nhưng sẽ ăn làm 2 lần, mẹ lưu ý pha sữa với nước nguội hơn bình thường để giúp hạ cơn sốt tốt hơn.
Xoa bóp bằng dầu oliu
Đối với trẻ dưới 2 tuổi, xoa bóp toàn bộ cơ thế với dầu oliu nguyên chất trước khi đi ngủ và sau đó bọc con vào một tấm chăn hoặc bộ quần áo vải cotton mềm. Sáng hôm sau sẽ tắm cho con để rửa sạch lớp dầu oliu trên người.
Theo Khỏe & Đẹp
Nên và Không nên để con ăn được nhiều hơn mỗi bữa
Khi con không muốn ăn nữa mà cứ ép, cứ tống từng thìa đầy thức ăn vào miệng sẽ làm cho con ngày càng sợ những bữa ăn.
Tất cả các bà mẹ trên thế giới đều có chung một nỗi niềm khi nuôi con biếng ăn. Bản thân mình cũng từng trải qua giai đoạn này nên rất thông cảm với các mẹ. Vì vậy mình xin chia sẻ một vài kinh nghiệm "trị" con biếng ăn. Hi vọng sẽ đóng góp được nhiều điều bổ ích giúp các mẹ nhé!
Nên
Duy trì bữa ăn gia đình
Bản thân mình và ông xã phải đi làm cả ngày, bận tối mắt tối mũi nhưng vẫn phải cố gắng sắp xếp để có mặt thường xuyên trong bữa cơm. Ngồi ăn cùng con sẽ giúp con có thêm hào hứng khi ăn và đó cũng là cách để con quan sát người lớn ăn, học cách ăn. Ngoài ra, nhìn thấy gia đình trong bữa ăn cũng là một niềm vui đối với con đấy các mẹ. Con sẽ cảm nhận được sự ấm áp từ đó trở nên hào hứng hơn, tập trung hơn với chuyện thưởng thức các món ăn.
Tạo cảm hứng cho con khi ăn
Đây là một cách giúp con thích ăn và ăn nhiều hơn. Mình không nói với con rằng "Con thử món này nhé, ngon lắm đấy!". Mình ăn món đó một cách thật ngon miệng. Con thấy vậy nhìn chăm chú và tò mò, sau đó cũng đòi ăn thử, rất dễ bị "dụ" phải không nào.
Ngoài ra, con rất thích được khen. Chính vì vậy, khi thử một loại đồ ăn mới, dù ít hay nhiều, hãy khen ngợi con một cách nhiệt tình. Lần đầu mình cho bé ăn cà rốt, mình đã nói "Con vừa ăn cà rốt đấy, con của mẹ giỏi quá!". Vậy là con hứng khởi lắm, thậm chí sau này khi có bất kể thức ăn nào mới con đều muốn thử và ăn ngon lành.
Để con có niềm vui trong ăn uống là điều mọi người mẹ nên biết cách làm (ảnh minh hoạ)
Để con cùng "vào bếp"
Mình có một "chiêu" rất hiệu quả là trước bữa ăn "rủ rê" con dọn bát, sắp đũa, có hôm còn bày biện bàn ăn với mẹ. Mình thấy dù đang chơi trò gì cũng rất vui vẻ đứng lên làm cùng và sau đó ăn uống còn thêm phần nhiệt tình vì bô bô với cả nhà: "Bát này là con lấy đấy", "Món này con đặt lên bàn đấy!". Mình nghĩ con cho rằng bữa cơm có phần đóng góp của mình nên con cũng nhiệt tình hơn hẳn.
Thời gian ăn và chế độ dinh dưỡng hợp lý
Nhiều khi mình đi làm về muộn 1-2 tiếng đồng hồ, không kịp về cho con ăn, mình gọi điện bảo bố cháu cho ăn hộ. Vậy mà về đến nhà, vẫn thấy hai bố con hì hụi. Mình nhìn bát cháo nguội hết cả, con thì cứ đút lại cho ra hết. Vậy nên, mình nghĩ thời gian hợp lý nhất là 20 - 30 phút bởi nếu kéo dài thức ăn không còn nóng, không đảm bảo dinh dưỡng và còn ảnh hưởng tới bữa ăn kế tiếp của con. Ngoài ra, các mẹ cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn. Không nên ăn tập trung một loại thức ăn nhất định dễ gây cho con gây cảm giác chán ăn, đồng thời kết hợp các loại thức ăn hiệu quả để hệ tiêu hóa của con hấp thụ được một cách tối đa.
Không nên:
Ép con phải ăn hết mỗi bữa
Khi con không muốn ăn nữa mà cứ ép, cứ tống từng thìa đầy thức ăn vào miệng sẽ làm cho con ngày càng sợ những bữa ăn. Có lần mình cố ép nốt thìa cuối cùng trong khi con đã no, lấy tay che miệng liên tục. Thế là sau vài phút, con nôn thốc nôn tháo toàn bộ bát bột vừa ăn xong. Bao nhiêu công sức đổ xuống song xuống bể mà con lại không còn gì trong bụng. Nên các mẹ nhớ rút kinh nghiệm từ mình nhé.
Cho con ăn bánh kẹo trước khi ăn
Tuyệt đối các mẹ không cho con ăn thức ăn này trước khi ăn. Vẫn biết cho ăn nhiều bữa một ngày với lượng thức ăn ít là có lợi cho sức khỏe của con nhưng cứ ăn bim bim, sữa chua hay khoai tây chiên trước bữa ăn là y như rằng con mình không chịu ăn cơm cháo gì nữa. Thế là mình cấm tiệt, chỉ cho ăn vặt trước bữa chính 2 - 3 tiếng.
Dụ trẻ ăn bằng mọi giá
Tới bữa ăn, bà nội rất hay bật ti vi hoặc cho con chơi đồ chơi để con chú ý đến rồi tranh thủ đút cho ăn. Nhưng sau thành quen, mình cứ tắt ti vi đi thì con lại đòi bật lên mới chịu ăn từng thìa, lúc nào cũng phải xem hoạt hình, xem siêu nhân. Bố cháu còn chỉ một đống đồ chơi ở góc nhà: "Tháng nào cũng phải mua thêm vài món đồ mới để dụ con ăn". Cho con ăn trong khi xem phim hoặc chơi trò chơi lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của con. Vì vậy các mẹ cần từ bỏ thói quen này cho con nhé.
Trên đây là những sai lầm và những kinh nghiệm trong cách cho con ăn của mình. Hy vọng sẽ giúp cho các mẹ tìm được những phương pháp tốt nhất để mỗi bữa ăn của gia đình không còn là một "trận chiến" căng thẳng với con nữa, hay thậm chí là cuộc chiến cãi vã giữa cha mẹ với nhau khi con biếng ăn.
Theo Khám Phá
10 câu nói của mẹ xát muối lòng con Để tâm trí con chỉ có những kỷ niệm tuổi thơ hạnh phúc, xin cha mẹ đừng nói với con những lời này. Thomas Edison đã từng bị chính những giáo viên mầm non của mình gọi bằng cái tên "thằng bé ngu ngốc", vậy nhưng vì mẹ ông luôn khuyến khích con, nói rằng ông sẽ thành công, cuối cùng Edison đã...